Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 48 - 51)

2.2. Thực trạng giáo dục và đầu tư cho giáo dục tại các tỉnh ĐBSCL

2.2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo còn thấp. Nguyên nhân là do: Chưa có những cơ chế thích hợp để huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Các tỉnh trong khu vực đa số vẫn cịn khó khăn, thu nhập trên đầu người thấp trong khi đó dân số lại đơng và tăng nhanh là sức ép rất lớn cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo.Thêm vào đó là sự chậm đổi mới về tư duy, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và thị trường lao động hay mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hố giàu nghèo và yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

Cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, đôi khi mất cân đối giữa các cấp, bậc học và các vùng miền. Xã hội và các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề là chỗ trú chân để chờ thi vào các trường ĐH, CĐ. Ở các vùng sâu vùng xa, biên giới vẫn còn thiếu về hệ thống trường lớp và giáo viên giảng dạy cả về số lượng và chất lượng là do một số nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như: Do điều kiện địa lý xa xơi, địa hình hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như yếu tố con

người gặp rất nhiều khó khăn. Đa số hiện nay các trường sau phổ thông đầu tư đào tạo theo nguồn lực vốn có của địa phương, chủ yếu là những lĩnh vực cần ít vốn đầu tư mà chưa thực sự để ý đến nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đa số các nhà trường chưa có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao là do: Quản lý giáo dục còn yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó là cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn còn nhiều bất cập; đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nướccịn dàn trải, khơng đủ đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội; tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư cịn kém hiệu quả, gây trở ngại cho cơng cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo của khu vực.

Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp và lạc hậu là do: trình độ chun mơn, của giáo viên còn hạn chế, việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên chưa được quan tâm, thiếu khuyến khích, chế độ cho giáo viên học tập kinh nghiệm nước ngồi, nghiên cứu khoa học. Hệ thống cơng nghệ thơng tin, điện tử, internet vẫn còn lạc hậu và đi sau thế giới. Phương pháp giảng dạy không được thường xuyên đổi mới, cập nhật dẫn đến tình trạng nhàm chán hoặc lối học thụ động cho học sinh... Tất cả làm cho chất lượng đào tạo phát triển chậm và không đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 tác giả đã trình bày sơ lược về thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000-2013. Đồng thời trong chương này tác giả cũng đã khái quát về thực trạng giáo dục và tình hình đầu tư cho giáo dục của các tỉnh ĐBSCL, qua đó tác giả đánh giá về những thành tựu cũng như chỉ ra các hạn chế và phân tích ngun nhân của những hạn chế đó của ngành giáo dục khu vực này.

Có thể nhận thấy, giáo dục tại các tỉnh ĐBSCL trong hơn 10 năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể về chất lẫn về lượng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều tồn tại chưa khắc phục được làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục cũng như tăng trưởng kinh tế.

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại của giáo dục góp phần phát triển kinh tế khu vực, trong Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000-2013, qua đó nhận dạng các yếu tố giáo dục có ý nghĩa tác động đến tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2000-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)