.4 Tỷ lệ hoàn thành cấp trung học (%) qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 42)

2009-2010 2010-2011 2011-2012

Cả nước 78,0 79,1 81,3

Theo vùng địa lý (6 vùng)

Đồng bằng sông Hồng 92,9 91,8 93,2

Trung du và miền núi phía Bắc 79,7 81,3 84,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 80,0 81,0 83,3

Tây Nguyên 69,3 71,9 74,4

Đông Nam Bộ 77,3 80,1 82,1

Đồng bằng sông Cửu Long 62,3 64,5 66,9

Nguồn:Nguồn: Báo cáo thiên niên kỷ Việt Nam năm 2012

Tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở tăng nhanh hơn so với tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học mặc dù mức độ thấp. Trong giai đoạn 2009-2012, tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở tăng 4,7 điểm phần trăm. So sánh với các vùng địa lý khác trong cả nước, ĐBSCL có tỷ lệ hồn thành cấp tiểu học và trung học cơ sở mức thấp, trong đó đối với cấp THCS là thấp nhất cả nước.

Đối với cấp trung học phổ thông, nếu số học sinh trung học phổ thông trên 1.000 người dân của vùng Bắc Trung Bộ là 43,01, vùng Đông Bắc là 39,05, Đồng bằng sông Hồng là 37,86, vùng Duyên hải miền Trung 36,64 và vùng Đông Nam Bộ là 30,78... thì vùng ĐBSCL chỉ có 26,31 - thấp nhất cả nước. Tỷ lệ lao động được đào tạo cả vùng đạt khoảng 14,31%; bình qn có 24,6 học sinh trung học chuyên nghiệp và 64 sinh viên đại học, cao đẳng trên 1 vạn dân.

Tỷ lệ bỏ học trong vùng hàng năm cao. Năm học 2012- 2013 có đến 35.573 học sinh (HS) bỏ học (tỷ lệ 1,44%) thì năm học 2013- 2014 có 30.347 HS bỏ học (tỷ lệ 1,21%). Trong đó số HS bỏ học cao vẫn là HS bậc THCS với 15.976 HS và

THPT với 10.266 HS. Dù có giảm so với năm học trước nhưng một số tỉnh vẫn cịn có trên 2.000 HS bỏ học như An Giang: 6.700 HS, Kiên Giang: 5.170 HS, Sóc Trăng: 3.469 HS, Cà Mau có 2.983 HS, Đồng Tháp có 2.889 HS, Trà Vinh 2.115 HS, …

Đối với bậc đại học, nếu Đồng bằng sông Hồng chỉ khoảng 327.000 dân là có một trường đại học và bình quân chung cả nước là 900.000 dân thì vùng ĐBSCL lại đến 3,37 triệu dân mới có được một trường đại học. Điều này cho thấy nguồn nhân lực ở đây thuộc bậc thấp. Còn những bậc cao hơn cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Tỷ lệ tiến sĩ, giáo sư, thạc sĩ của ĐBSCL cũng còn quá thấp so với các vùng miền khác.

Đối với việc đầu tư vốn cho giáo dục:

Nguồn vốn đầu tư cho ngành giáo dục trong vùng hàng năm có tăng nhưng cịn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường dù được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, thiếu phòng học chuyên mơn, phịng học chức năng; thiếu đất xây dựng các cơng trình vệ sinh, nước sạch; việc sử dụng kinh phí đầu tư chưa thật sự hợp lý. Một số chế độ chính sách chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng ổn định ở các tỉnh, thành trong vùng. Chính sách thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao đến cơng tác ở các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long cịn hạn chế, thiếu nhà cơng vụ cho giáo viên, nhiều nơi tập thể giáo viên phải cất nhà tạm để ở, điều kiện sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn,thiếu thốn.

Cũng vì thiếu kinh phí mà tồn vùng hiện cịn 140 xã chưa có trường mầm non độc lập, tình trạng học chung với tiểu học, phòng học tạm vẫn còn nhiều. 6 tháng đầu năm 2013, chưa có tỉnh nào trong vùng được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, trong khi kế hoạch vào năm 2015, tất cả các tỉnh trong vùng được công nhận phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Kinh phí đầu tư cho Đề án xây dựng phòng học cho trẻ 5 tuổi đến trường học 2 buổi/ngày và bán trú, mới đạt 70%.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Cà Mau C. Thơ B. Tre K. Giang A. Giang Đ. Tháp Long An S. Trăng T. Giang Trà Vinh Bạc Liêu Vĩnh Long 2008 2010 2013

Trà Vinh là tỉnh khó khăn nhất trong vùng trong lĩnh vực giáo dục. Tỉnh vẫn chưa có trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, trong khi nhu cầu rất lớn. Có 30% học sinh khơng vào trung học phổ thơng, cần có Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện ở Trà Vinh đã nhập vào Trung tâm dạy nghề.

Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB cho giáo dục của các tỉnh ĐBSCL

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL qua các năm

Có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tư cho giáo dục của các tỉnh trong vùng tăng qua các năm nhưng lượng tăng khơng nhiều. Trà Vinh là tỉnh có lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) cho giáo dục thấp nhất vùng qua các năm. Năm 2013, Cần Thơ là tỉnh có nguồn vốn đầu tư cho giáo dục vượt trội so với các tỉnh khác.

(Xem biểu đồ 2.2)

Đối với nguồn kinh phí chi thường xuyên, hiện nay, vùng đang tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm, ưu tiên kinh phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nước ngồi. Dành kinh phí để đào tạo cán bộ trình độ cao cho cơng nghệ thông tin, đào tạo nhân tài, cán bộ cho những ngành kinh tế mũi nhọn,

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 Cà Mau C. Thơ B. Tre K. Giang A. Giang Đ. Tháp Long An S. Trăng T. Giang Trà Vinh Bạc Liêu Vĩnh Long 2005 2008 2010 2013

cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở, phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên, đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng giáo viên dạy học cho các trường phổ thông.

Biểu đồ 2.3 Nguồn vốn chi thường xuyên cho ngành giáo dục

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL qua các năm

Tóm lại, trong những năm qua, Đồng bằng sơng Cửu Long đã có nhiều bước phát triển trong ngành giáo dục, nhiều trường học đã được xây dựng và điều kiện cơ sở vật chất tại trường đã được cải thiện đáng kể ở tất cả các cấp học. Số lượng trường học được xây mới tăng lên ở các cấp học góp phần làm tăng tỷ lệ nhập học và nâng cao chất lượng giáo dục. Chính phủ đã cung cấp những hình thức hỗ trợ đặc biệt đến nhóm dân tộc thiểu số như miễn giảm học phí, xây dựng trường học tại vùng sâu vùng xa nơi có nhều dân tộc thiểu số sinh sống. Các hợp phần hỗ trợ giáo dục được lồng ghép vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng này vẫn chưa được đồng bộ, cụ thể là mặc dù có trường học nhưng điều kiện đường xá khó khăn, học sinh không thể đến trường, hoặc vì hồn cảnh gia đình, nhận thức của người dân cịn thấp nên các em học sinh phải bỏ học để phụ giúp gia đình. Đây là khó khăn lớn cho các tỉnh ĐBSCL do địa hình của

vùng nhiều kênh rạch chằng chịt, nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng như cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế.

2.2.2 Đánh giá 2.2.2.1 Thành tựu: 2.2.2.1 Thành tựu:

Đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo khu vực ĐBSCL thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần làm cho hệ thống giáo dục nước nhà lớn mạnh, phát triển tương đối hoàn chỉnh và đa dạng ở mọi cấp bậc học. Quy mô về số trường học, phòng học, số lượng giáo viên liên tục tăng qua các năm. Giáo dục mầm non và phổ thơng có những bước tiến vững chắc, đáp ứng được bước đầu nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.

Đối với giáo dục mầm non: Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt.

Giáo dục phổ thông: Số lượng trường phổ thông tăng mạnh ở tất cả các cấp, bậc học và ở hầu hết các vùng khó khăn đã tích cực trong việc xố phịng học tranh tre và kiên cố hóa trường lớp. Sách cho thư viện và thiết bị dạy học trong trường phổ thông đã được bổ sung đáng kể. Sách giáo khoa mới được biên soạn ở 6 khối lớp: lớp 1, 2,3 và lớp 6, 7, 8 trên toàn quốc đúng tiến độ và mục tiêu đề ra. SGK mới đã tiếp cận trình độ các các nước tiên tiến trong khu vực, được đa số giáo viên và học sinh chấp nhận, góp phần bước đầu thay đổi cách dạy và cách học trong nhà trường.

Bên cạnh sự lớn mạnh của giáo dục phổ thơng thì giáo dục sau phổ thơng cũng dần lớn mạnh:

Giáo dục nghề nghiệp đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và trường trung cấp chuyên nghiệp tăng. Đến nay hầu hết các tỉnh trong khu vực đều có

trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn.

Giáo dục CĐ, ĐH và sau ĐH không ngừng phát triển, liên tục mở rộng quy mơ, đa dạng hố các loại hình nhà trường, phát triển các hình thức giáo dục khơng chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho người dân, trước hết là thanh thiếu niên.

Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động đầu tư, ngành giáo dục – đào tạo đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược như nâng cao dân trí, xố mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố và phát huy

Bên cạnh việc mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục – đào tạo đã có những chuyển biến bước đầu mang tính tích cực. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp, bậc học, ở mọi vùng miền đã được cải thiện trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và kiên cố hố trường học. Một số địa phương, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã nỗ lực từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên được bồi dưỡng, trình độ ngày càng nâng cao, góp phần cải tiến chất lượng giáo dục – đào tạo ngày một tốt hơn.

2.2.2.2. Những tồn tại

Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo qua các năm đều tăng nhưng chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong khu vực. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Tuy tốc độ tăng vốn đầu tư cho giáo dục hàng năm có tăng nhưng tăng chậm. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, giáo dục – đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao dẫn đến quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo tăng kéo theo quy mô ngành giáo dục – đào tạo tăng, tuy nhiên có sự mất cân bằng giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục – đào tạo. Đội

ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, cơ sở vật chất nhà trường tuy được đầu tư nhưng còn thiếu thốn, một số nơi không đáp ứng được chất lượng cơng trình như đã đề ra. Chất lượng giáo dục – đào tạo ở ĐBSCL vẫn còn ở mức thấp và lạc hậu so với các vùng khác. Tỷ lệ bỏ học của vùng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư ở một số dự án và cơng trình phát triển giáo dục – đào tạo cần phải được khắc phục.

Giáo dục đào tạo chưa chưa bắt kịp với thị trường. Chất lượng, trình độ học sinh, sinh viên sau ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

2.2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo còn thấp. Nguyên nhân là do: Chưa có những cơ chế thích hợp để huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Các tỉnh trong khu vực đa số vẫn cịn khó khăn, thu nhập trên đầu người thấp trong khi đó dân số lại đơng và tăng nhanh là sức ép rất lớn cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo.Thêm vào đó là sự chậm đổi mới về tư duy, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và thị trường lao động hay mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hố giàu nghèo và yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

Cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, đôi khi mất cân đối giữa các cấp, bậc học và các vùng miền. Xã hội và các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề là chỗ trú chân để chờ thi vào các trường ĐH, CĐ. Ở các vùng sâu vùng xa, biên giới vẫn còn thiếu về hệ thống trường lớp và giáo viên giảng dạy cả về số lượng và chất lượng là do một số nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như: Do điều kiện địa lý xa xơi, địa hình hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như yếu tố con

người gặp rất nhiều khó khăn. Đa số hiện nay các trường sau phổ thông đầu tư đào tạo theo nguồn lực vốn có của địa phương, chủ yếu là những lĩnh vực cần ít vốn đầu tư mà chưa thực sự để ý đến nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đa số các nhà trường chưa có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao là do: Quản lý giáo dục còn yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó là cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn còn nhiều bất cập; đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nướccịn dàn trải, khơng đủ đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội; tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả, gây trở ngại cho công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo của khu vực.

Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp và lạc hậu là do: trình độ chun mơn, của giáo viên còn hạn chế, việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên chưa được quan tâm, thiếu khuyến khích, chế độ cho giáo viên học tập kinh nghiệm nước ngồi, nghiên cứu khoa học. Hệ thống cơng nghệ thơng tin, điện tử, internet vẫn còn lạc hậu và đi sau thế giới. Phương pháp giảng dạy không được thường xuyên đổi mới, cập nhật dẫn đến tình trạng nhàm chán hoặc lối học thụ động cho học sinh... Tất cả làm cho chất lượng đào tạo phát triển chậm và không đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 tác giả đã trình bày sơ lược về thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000-2013. Đồng thời trong chương này tác giả cũng đã khái quát về thực trạng giáo dục và tình hình đầu tư cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)