Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 51 - 55)

Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ĐBSCL cho thấy, bên cạnh một số yếu tố phi kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế như nhân tố chính trị, xã hội, thể chế, cịn có các nhân tố kinh tế khác như: tài nguyên, đất đai, công nghệ kỹ thuật và lao động, … Đặc biệt, đối với nhân tố lao động, những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là những lao động có trình độ, có các kỹ năng làm tăng năng suất. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ xem xét các yếu tố về giáo dục tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố nguồn nhân lực gồm: tỷ lệ học sinh nhập học cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tỷ lệ biết chữ, đầu tư công giáo dục, chi tiêu công cho giáo dục. Tác giả sử dụng theo mơ hình của Mehmet Mercan, Sevgi Sezer (2013) và Camelia Burja, Vasile Burja (2012):

GDPit = α + β1CEit + β2INVit + β3LITE_RATEit + β4PRIMARY_SCHOOLit + β5SECOND_SCHOOLit + β6HIGHSCHOOLitit

Trong đó α là hệ số ước lượng, i và t biểu thị tỉnh i và khoảng thời gian t tương ứng. Biến phụ thuộc GDPit là biến biểu thị log của GDP thực và các biến độc lập, CEit là biến thể hiện log của tổng chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, INVit

biểu thị log của tổng đầu tư công cho giáo dục, LITE_RATEit (%) biểu thị tỷ lệ biết

chữ, PRIMARY_SCHOOLit biểu thị tỷ lệ nhập học cấp tiểu học,

SECOND_SCHOOLit (%) biểu thị tỷ lệ nhập học cấp THCS, HIGHSCHOOLit (%) biểu thị tỷ lệ nhập học cấp THPT.

Sơ đồ mơ hình nghiên cứu đề nghị Bảng 3.1 Các biến độc lập, cách tính và dấu kỳ vọng STT Các biến Cách tính Dấu kỳ vọng

Các tài liệu thưc nghiệm liên quan 1 Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học Tỷ lệ giữa số học sinh nhập học cấp tiểu học so với tổng số trẻ em trong độ tuổi học cấp tiểu học + Iqbal và Zahid (1998); Camelia Burja Vasile Burja

(2012); Sharmistha Self, Richard Grabowski (2003)… 2 Tỷ lệ nhập học cấp THCS Tỷ lệ giữa số học sinh nhập học cấp THCS so với tổng số trẻ em trong độ tuổi học cấp THCS +

Abbas và Foreman – Peck (2008); Sharmistha Self, Richard Grabowski (2003)… 3 Tỷ lệ nhập học cấp THPT Tỷ lệ giữa số học sinh nhậphọc cấp THPT so với tổng số trẻ em trong độ tuổi +

Abbas và Foreman – Peck (2008); Camelia Burja Vasile Burja (2012); Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học Tỷ lệ nhập học cấp THCS Tỷ lệ nhập học cấp THPT Tỷ lệ biết chữ

Đầu tư công cho giáo dục

GDP

học cấp THPT Sharmistha Self, Richard Grabowski (2003) 4 Tỷ lệ biết chữ Tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết

trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên

+ Vaman S Desai (2012);

5 Đầu tư công cho giáo dục

Log tổng vốn đầu tư XDCB cho phân bổ hàng năm cho

ngành giáo dục

+

Abdul Jalil, Muhammad Idress (2003);Persan (2001);

Mehmet Mercan và Sevgi Sezer (2013)…

6

Chi tiêu công cho

giáo dục

Log tổng vốn chi thường xuyên – nguồn vốn sự nghiệp phân bổ hàng năm

cho ngành giáo dục

+

Abdul Jalil, Muhammad Idress (2003); Persan (2001);Mehmet Mercan và

Sevgi Sezer (2013)…

“+”: tác động thuận chiều, “-” tác động nghịch chiều”

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm

Việc lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập chủ yếu được tham khảo từ các kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu.

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết tỷ lệ nhập học cấp tiểu học (PRIMARY_SCHOOL), tỷ lệ nhập học cấp THCS (SECOND_SCHOOL) và tỷ lệ nhập học cấp THPT (HIGHSCHOOL) sẽ có mối quan hệ tích cực đến GDP thực. Tỷ lệ nhập học ở các cấp cao đồng nghĩa số lượng trẻ em được đi học nhiều, việc học tập ở các cấp học này tạo nền tảng kiến thức cho học sinh trong việc học tiếp ở những bậc học cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội. Các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy bằng chứng khác nhau về tác động của tỷ lệ nhập học ở các bậc học đến tăng trưởng kinh tế. Webber (2002) đánh giá tác động tích cực của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế của Đức bằng việc ước lượng

ảnh hưởng của ba cấp độ giáo dục: tiểu học, trung học và đại học. Chi (2008) so sánh vai trò của giáo dục tiểu học và giáo dục cao đẳng trong phát triển kinh tế. Zhang and Zhuang (2011) kết luận rằng giáo dục tiểu học thì đóng góp nhiều đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh chưa phát triển mạnh ở Trung Quốc. Sharmistha Self, Richard Grabowski (2003) đã sử dụng biến tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học trong 2 nghiên cứu tại Ấn Độ và Nhật Bản, cả hai biến này đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các tác giả Camelia Burja, Vasile Burja (2012), Ramazan Sari và Ugur Soytas (2011) cũng có cùng quan điểm trên trong nghiên cứu của mình.

Cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược, ví dụ như Benhabib và Spiegel (1994) cũng sử dụng biến tiểu học và trung học, ông cho rằng giáo dục khơng đóng góp vào tăng trưởng trong ngắn hạn, hay Lawal, Abiodun và Wahab, T.Iyiola (2011) cũng cho kết quả nghịch biến và ông cho rằng số lượng nhập học ở các cấp là thấp và không đầy đủ. Abdul Jabbar Abdulah (2013), Barro và Lee (2010), và Prichett, (2001) cũng cho kết quả trái ngược tương tự.

Tác động của đầu tư công và chi tiêu thường xuyên cho giáo dục cũng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm trong xem xét mối quan hệ giữa giáo dục đến tăng trưởng kinh tế. Để nâng cao nguồn nhân lực các quốc gia phải đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, theo Dahlin (2005), đầu tư vào giáo dục rất hữu ích cho xã hội, cả kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Đầu tư vốn để phát triển giáo dục dẫn đến sự hình thành nguồn vốn nhân lực, tạo sự khác biệt về nguồn vốn xã hội và nguồn vốn vật chất- những yếu tố quan trọng đóng góp sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế Dickens et al, (2006), Loening (2004), Gylfason and Zoega (2003), Barro (2001). Giữa các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kar and Agir (2003), Taban and Kar (2006), Beskaya, Savas and Samilogi (2010) kết luận rằng giáo dục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, và mối quan hệ này là từ đầu tư cho giáo dục. Afshar (2009) còn kết luận đầu tư cho giáo dục với tăng trưởng là quan hệ nhân quả và khơng có quan hệ ngược chiều. Camelia Burja Vasile Burja (2012) cũng nhìn nhận mối quan hệ tích cực giữa đầu tư cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu tại Romani. Mehmet

Mercan và Sevgi Sezer (2013)có cùng quan điểm rằng chi tiêu cho giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đến GDP thực ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1970-2012.

Nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết tỷ lệ biết chữ (LITE_RATE) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Serge Coulombe Jean-Francois Tremblay (2006) kết luận rằng chỉ số nguồn nhân lực dựa trên tỷ lệ biết chữ có tác động tích cực và sâu sắc đến tăng trưởng tức thời và lâu dài lên GDP thực thông qua năng suất lao động khi ông nghiên cứu tại 14 nước OECD giai đoạn 1960-1995. Vaman S Desai (2012) có nghiên cứu tại Ấn Độ nhận định tỷ lệ biết chữ là chỉ số chìa khóa của tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy duy trì nguồn nhân lực. Tỷ lệ biết chữ cũng cung cấp việc làm trong tương lai tốt hơn và cho một nền tảng kinh tế cao hơn. Tỷ lệ biết chữ tăng sẽ dẫn đến sự giảm dân số từ đó nguồn tài nguyên chia sẽ giữa con người trong quốc gia sẽ giảm. Tuy nhiên, ông M. Shafiqur Rahman (2013) lại kết luận: Biết chữ không liên quan đáng kể đến tăng trưởng. Kết quả này được ông nghiên cứu trong bài "Mối quan hệ giữa GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ biết chữ lệ và tỷ lệ thất nghiệp"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2000 2013 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)