Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 39 - 41)

2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD TẠI NHNo &

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn thu nhập chính của các NHTM ở Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, vì vậy để có đầy đủ vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Từ ngày xuất hiện các ngân hàng thương mại ngồi quốc doanh đến nay cơng tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Long An chịu sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, chương trình khuyến mãi, sản phẩm dịch vụ tiện ích, phong cách phục vụ… Nhận thức được điều này, Agribank Chi nhánh Long An đã tăng cường mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm tiền gởi, dịch vụ thanh toán, tăng cường quảng bá thương hiệu, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các ngành, các cấp trong tỉnh… để thu hút tối đa mọi nguồn tiền gửi về mình. Vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Long An tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2009 – 2013

31

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Long An

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. Vốn huy động của hệ thống Ngân

hàng trên địa bàn 17.422 23.255 29.846 36.186 36.797

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước

(%) 25,3 33,5 28,3 21,2 1,7

2. Vốn huy động của Agribank Chi

nhánh Tỉnh Long An 4.429 5.017 5.867 7.388 7.904

- Không kỳ hạn 600 616 580 1.032 996

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.525 4.130 5.120 5.983 5.793

- Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 304 271 167 373 1.115

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước

(%) 10 13 17 26 6,98

3. Thị phần (%) 25,4 21,6 19,7 20,4 21,48

Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh tỉnh Long An; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Long An

Từ bảng 2.2 cho thấy, từ năm 2009 – 2013, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tỉnh Long An liên tục tăng với quy mô năm sau cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,1%. Tuy nhiên, dù vẫn đứng đầu toàn tỉnh về thị phần vốn huy động, nhưng do sự cạnh tranh quyết liệt của 32 NHTM khác trên địa bàn nên đến cuối năm 2012 thị phần vốn huy động của chi nhánh đã đáng kể so với những năm trước 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân cũng thấp hơn 10,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả hệ thống NHTM trên địa bàn.

Cũng từ bảng 2.2 cho thấy cơ cấu của nguồn vốn huy động từ năm 2009 – 2013 tại Agribank Chi nhánh Long An có những đặc điểm như:

- Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn huy động, lần lượt là 13,5%, 12,3%, 9,9%, 14%, 12,6%; loại tiền gửi này khơng có tính ổn định, tuy

32

nhiên lãi suất rất thấp nên mang lại hiệu quả rất cao cho NH.

- Loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn huy động (từ 2,5% - 6,9%). Nguồn vốn này có tính ổn định tương đối cao giúp NH chủ động trong sử dụng vốn, ổn định về mặt tài chính lâu dài.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ khoảng 80% trên tổng vốn huy động tại chi nhánh. Loại tiền gửi này có tính ổn định khơng cao nhưng lãi suất khá cao làm cho ngân hàng phải ln đối phó về mặt thanh khoản và hiệu quả kinh tế của loại tiền gửi này cũng hạn chế.

Do đó, về lâu dài chi nhánh cần có giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo thanh khoản ổn định, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)