Những kinh nghiệm ứng dụng chuẩn mực Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 30 - 32)

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC CHUẨN MỰC BASEL

1.2.6 Những kinh nghiệm ứng dụng chuẩn mực Basel II

Kinh nghiệm ứng dụng Basel II trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước (Nguồn: Báo cáo của Ủy ban Basel – 8/2006)

22

- Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay: phịng ngừa rủi ro tín dụng là hoạt động được xem xét thường xuyên của NH các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của NH đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng.

Tại Hồng Kong, Singapore, Thái lan, giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% VTC của NH. Ấn Độ: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 15% VTC của NH, giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 40% VTC của NH. Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% VTC của NH, giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% VTC của NH. Malaysia: giới hạn chung cho vay ở mức 25% VTC của NH.

- Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phịng: các ngun tắc trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau.

Tại Hồng Kong: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng.Ấn Độ: đưa ra các nguyên tắc dự phòng chung, thay đổi mức dự phịng theo tình hình tín dụng. Hàn quốc: các ngun tắc dự phịng phân lập theo loại tín dụng. Malaysia: các nguyên tắc dự phịng khơng thay đổi theo loại vay. Singapore: dự phịng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng. Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. các cơ quan giám sát NH có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý.

- Quản trị hệ thống thơng tin tín dụng: tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay.

Tại Malaysia: NHNN tổ chức và quản lý thơng tin tín dụng. Các NH báo cáo các khoản vay, không báo cáo phần thẩm định. Tại Singapore: Hiệp hội NH tổ chức và quản lý thơng tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thơng tin về các khoản tín dụng lớn. Tại Thái Lan: Cục thơng tin tín dụng quản lý bởi cơng ty tư nhân, tất cả

23

các NH báo cáo về Cục, sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, khơng cung cấp thơng tin thẩm định tín dụng.

- Tuân thủ những nguyên tắc thận trọng tín dụng: bên cạnh biện pháp đặt ra hạn mức phát vay để quản trị vấn đề tập trung tín dụng, các nước cịn đặt ra các nguyên tắc tín dụng thận trọng.

Tại Hồng Kông: giới hạn vay cho các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% VTC của NH. Tại Ấn Độ: giới hạn tài trợ 5% trong tổng vốn ứng trước. Tại Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% VTC của NH hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Tại Malaysia: việc phát vay cho các cổ đông hoặc các đối tác là bị cấm.Tại Singapore: NH không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Tại Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của NH.

- Quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát: kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi, tron khi và sau khi cho vay.

Tại HồngKơng: sử dụng mơ hình CAMEL: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản để đánh giá. Tại Ấn Độ: kiểm soát sau, kiểm soát cho vay BĐS hàng tháng, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng quý. Tại Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMELS: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản, và thử nghiệm chịu đựng cực điểm (Stress testing) để đánh giá. Tại Malaysia: kiểm sốt sau, kiểm tra trong q trình phát vay, báo cáo hàng tháng. Tại Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý. Tại Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)