XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 33)

1.3.1 Các nhân tố ảnh ƣởng đến việc ứng dụng chuẩn mực Basel II trong công tác QTRRTD

Việc chuẩn mực Basel II chậm được ứng dụng thì theo nghiên cứu (Chu Thị Hương Giang, 2009); (Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 2010); (Trần Kim Bình, 2011); (Tơ Quốc Thái 2012) do những nhân tố sau:

25

 Một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phương pháp của Basel II vào hệ thống ngân hàng chính là độ phức tạp của mỗi phương pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính tốn và vận dụng lẫn trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.

Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn

Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM đó chính là chi phí vận hành theo tồn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các nước đang phát triển, nhiều ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng.

Yêu cầu của Basel II về vốn khá cao

Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn ngân hàng hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những ngân hàng này. Vốn này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu

Theo các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng phương pháp IRB, Ủy ban Basel yêu cầu sự duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín nhiệm…

Nguồn nhân lực

Thơng qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng

26

phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu.

Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp

Việc xếp hạng tín dụng cần có những tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp. Ở những nước đang phát triển rất thiếu hoặc thông tin xếp hạng không đáng tin cậy.

Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực báo cáo

Các chuẩn mực báo cáo ở các quốc gia rất khác nhau. Do đó ngân hàng sẽ căn cứ vào đâu để điều chỉnh vốn hoặc tài sản có rủi ro của mình, để thực hiện được mục tiêu quản trị rủi ro.

1.3.2 Mơ hình nghiên cứu

Từ những nhân tố trên, theo (Nguyễn Quang Nhật, 2011) đề xuất mơ hình hồi quy với 5 biến để thấy được những nhân tố cản trở việc ứng dụng chuẩn mực Basel II trong QTRRTD tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Long An như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + Ui

Biến phụ thuộc Y:

Y= Khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Long an.

Biến độc lập X:

Biến Diễn giải

X1= ND ND là biến nội dung X2= HT HT là biến hệ thống

X3= NTNH NTNH là biến nội tại của ngân hàng

X4=TTGT TTGS là biến thanh tra, giám sát của NHNN X5=TT TT là biến thơng tin

Mơ hình tổng thể đƣợc xây dựng lại nhƣ sau:

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng được xem là một trong những hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Do đó, rủi ro tín dụng là sự hiện hữu khách quan trong quá trình hoạt động NH. Có nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan gây ra rủi ro tín dụng. Mỗi NH cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro thích hợp dựa trên những chuẩn mực chung của quốc tế.

Chương 1 tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến Hiệp ước vốn Basel – chuẩn mực quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn mà hiện nay không chỉ các nước thành viên của Ủy ban Basel mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ áp dụng, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó cũng đã nêu lên những điều kiện và các nhân tố cản trở việc ứng dụng chuẩn mực Basel II trong QTRRTD, từ đó đề xuất mơ hình để tìm ra nguyên nhân gây cản trở.

Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới dựa trên nền tảng là Hiệp ước Basel, chương 2, tác giả sẽ tập trung vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng như là thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong việc ứng dụng các nguyên tắc của Hiệp ước vốn Basel trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Việt Nam – Chi nhánh Long An.

28

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CHUẨN MỰC BASEL II TRONG QTRRTD TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

2.1 SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Long An là chi nhánh loại I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành lập năm 1998 theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Long An và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Long An trước đây. Trụ sở chính đặt tại số 1 Võ Văn Tần, Phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Đến 31/12/2013, Agribank Chi nhánh Long An có 01 Hội sở với 8 phịng chức năng làm nhiệm vụ chun mơn, tham mưu và giúp Ban Giám đốc Chi nhánh quản lý 20 chi nhánh loại III và 10 phòng giao dịch trực thuộc; tổng số cán bộ viên chức, người lao động của chi nhánh trên 600 người.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức mạng lƣới của Agribank Chi nhánh Long An

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Long An

Hội Sở

Agribank Chi nhánh Tỉnh Long An

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Dịch v và Marketing Phòng Hành chánh và Nhân sự Phịng Tín dụng Phịng Kế tốn và Ngân quỹ Phịng Kinh doanh Ngoi hối Phịng Điện tốn Phịng Kiểm tra, Kim sốt Nội bộ Phịng Kế hoch tng hợp 2 PGD trực thuộc Hi s 20 Chi nhánh loi III 10 PGD trực thuộc Chi nhánh loi III

29

NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Long An có mạng lưới hoạt động rộng khắp, được bố trí từ thành thị, các khu, cụm công nghiệp cho đến tận các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã đưa chi nhánh trở thành NHTM có quy mơ hoạt động, nhân lực và thị phần kinh doanh lớn nhất trên địa bàn tỉnh Long An. Trong 5 năm qua (2009 - 2013), mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu làm kinh tế trong nước suy giảm, lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất biến động phức tạp, sự gia tăng đột biến của giá vàng, chỉ số giá tiêu dùng leo thang, chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhưng toàn thể cán bộ viên chức, Agribank Chi nhánh Tỉnh Long An đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng giảm (%)

2009 2010 2011 2012 2013 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 1. Tổng nguồn vốn huy động 4.429 5.017 5.867 7.388 7.904 + 13 + 17 + 26 +6,98 2. Tổng dư nợ 5.343 6.300 7.044 8.290 9.367 + 18 + 12 + 18 +12,9 9 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,04 0,91 1,18 0,78 1.01 - 0,13 + 0,27 - 0,4 +0,23 4. Lợi nhuận 101 118 241 299 301 + 17 + 104 + 24 +0,66 5. Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu (%) 1,91 2,66 2,80 2,71 0,08 +0,75 +0,14 -0,09 -2.63

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN Long An

30

15,74%/năm, dư nợ tăng bình quân 15,25%/năm, tỷ lệ nợ xấu giảm bình quân 0,07%/năm và nằm trong mức cho phép, lợi nhuận tăng bình quân 36.415%/năm. Tuy nhiên, cũng từ bảng 2.1 cho thấy thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ rất thấp do chưa được chú trọng khai thác triệt để. Ngoại trừ năm 2011 lợi nhuận tăng mạnh (104%) so với năm 2010 do chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cao, trích lập dự phịng rủi ro thấp…; còn lại các năm 2009, 2010 , 2012 và 2013 thu nhập tuy tăng trưởng nhưng không cao do việc cạnh tranh trong huy động vốn nên lãi suất tăng cao, cộng với các hình thức khuyến mãi chính thức và khơng chính thức làm tăng chi phí vốn huy động, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt thấp… Ngồi ra cịn do bộ máy cồng kềnh, việc đầu tư xây dựng trụ sở mới, mua sắm trang thiết bị khá tốn kém… dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao.

2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD TẠI NHNo &

PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN.

2.2.1 Hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn thu nhập chính của các NHTM ở Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, vì vậy để có đầy đủ vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Từ ngày xuất hiện các ngân hàng thương mại ngồi quốc doanh đến nay cơng tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Long An chịu sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, chương trình khuyến mãi, sản phẩm dịch vụ tiện ích, phong cách phục vụ… Nhận thức được điều này, Agribank Chi nhánh Long An đã tăng cường mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm tiền gởi, dịch vụ thanh toán, tăng cường quảng bá thương hiệu, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các ngành, các cấp trong tỉnh… để thu hút tối đa mọi nguồn tiền gửi về mình. Vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Long An tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2009 – 2013

31

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Long An

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. Vốn huy động của hệ thống Ngân

hàng trên địa bàn 17.422 23.255 29.846 36.186 36.797

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước

(%) 25,3 33,5 28,3 21,2 1,7

2. Vốn huy động của Agribank Chi

nhánh Tỉnh Long An 4.429 5.017 5.867 7.388 7.904

- Không kỳ hạn 600 616 580 1.032 996

- Có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.525 4.130 5.120 5.983 5.793

- Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 304 271 167 373 1.115

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước

(%) 10 13 17 26 6,98

3. Thị phần (%) 25,4 21,6 19,7 20,4 21,48

Nguồn: Báo cáo NHNN chi nhánh tỉnh Long An; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Chi nhánh Long An

Từ bảng 2.2 cho thấy, từ năm 2009 – 2013, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tỉnh Long An liên tục tăng với quy mô năm sau cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,1%. Tuy nhiên, dù vẫn đứng đầu toàn tỉnh về thị phần vốn huy động, nhưng do sự cạnh tranh quyết liệt của 32 NHTM khác trên địa bàn nên đến cuối năm 2012 thị phần vốn huy động của chi nhánh đã đáng kể so với những năm trước 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân cũng thấp hơn 10,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả hệ thống NHTM trên địa bàn.

Cũng từ bảng 2.2 cho thấy cơ cấu của nguồn vốn huy động từ năm 2009 – 2013 tại Agribank Chi nhánh Long An có những đặc điểm như:

- Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn huy động, lần lượt là 13,5%, 12,3%, 9,9%, 14%, 12,6%; loại tiền gửi này khơng có tính ổn định, tuy

32

nhiên lãi suất rất thấp nên mang lại hiệu quả rất cao cho NH.

- Loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn huy động (từ 2,5% - 6,9%). Nguồn vốn này có tính ổn định tương đối cao giúp NH chủ động trong sử dụng vốn, ổn định về mặt tài chính lâu dài.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ khoảng 80% trên tổng vốn huy động tại chi nhánh. Loại tiền gửi này có tính ổn định khơng cao nhưng lãi suất khá cao làm cho ngân hàng phải ln đối phó về mặt thanh khoản và hiệu quả kinh tế của loại tiền gửi này cũng hạn chế.

Do đó, về lâu dài chi nhánh cần có giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo thanh khoản ổn định, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.1.2 Tình hình cho vay

Hoạt động tín dụng giữ vai trị rất quan trọng khơng kém so với hoạt động huy động vốn, bởi đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, chiếm hơn 90% trên tổng thu nhập tại chi nhánh (thể hiện qua số liệu tại bảng 2.1), quyết định sự tồn tại và phát triển của Agribank Chi nhánh Long An. Trong đó, hoạt động cho vay là chủ yếu, chiếm tỷ lệ gần như là 100% trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

- Dƣ nợ phân theo loại hình kinh tế:

Bảng 2.3: Dư nợ phân theo loại hình kinh tế của Agribank CN Long An

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1. Hộ gia đình, cá nhân 5.055 5.936 6.599 7.749 8.877

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) 16,6 17,4 11,2 17,4 14,6

2. Doanh nghiệp 288 364 445 541 490

- Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) 29,7 26,4 22,3 21,6 -9,4

Tổng cộng 5.343 6.300 7.044 8.290 9.367

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN Long An

Từ bảng 2.3 cho thấy, từ năm 2009 – 2013, dư nợ tín dụng của hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn này luôn tăng với qui mô năm sau cao hơn năm trước; tốc

33

độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,5%; luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của chi nhánh (trên 93%). Dư nợ tín dụng của loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn này tuy tăng trưởng khá cao (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 25%) nhưng đang có chiều hướng đi xuống và cịn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ (dưới 7%).

Nguyên nhân là do chi nhánh luôn tập trung nguồn vốn để cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước giao cho; đây cũng là phân khúc thị trường mà Agribank ln có thế mạnh, phù hợp với chiến lược kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Long An. Còn đối với loại hình kinh tế doanh nghiệp, nhu cầu vốn tuy có nhưng nhiều doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng chuẩn mực basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)