2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RRTD TẠI NHNo &
2.2.3.4 Rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra rủi ro
Bảng số liệu 2.10 cho thấy, NQH và nợ xấu theo nguyên nhân gây ra RRTD từ năm 2009– 2013 tập trung chủ yếu vào hai nguyên nhân là từ môi trường kinh doanh và từ khách hàng vay vốn.
- Nguyên nhân RRTD từ môi trường kinh doanh: Do chi nhánh hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, rất dễ bị các rủi ro bất khả
39
kháng như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa hay các rủi ro từ thị trường như “được mùa mất giá”…; mặt khác, do tình hình kinh tế thế giới khơng ổn định đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất khẩu nông sản kéo theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến hàng nông sản bị thua lỗ, phá sản…
Bảng 2.10: Tình hình RRTD theo nguyên nhân tại Agribank CN Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm
Nợ quá hạn Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ q hạn Trong đó dư nợ xấu Từ mơi trường kinh doanh Từ khách hàng vay vốn Từ phía ngân hàng NQH Nợ xấu NQH Nợ xấu NQH Nợ xấu
2009 125 56 48 22 72 34 5 0
2010 85 57 36 25 43 32 6 0
2011 130 83 47 27 63 56 20 0
2012 159 64 59 24 82 40 18 0
2013 159 95 60 28 85 67 10 0
Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình nợ xấu tại Agribank CN Long An
- Nguyên nhân RRTD từ khách hàng vay vốn: Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất cả về NQH và nợ xấu, với tỷ lệ NQH lần lượt là 57,6%, 50,6%, 48,5%, 51,6%, 53,5% và tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 60,7%, 56,1%, 67,5%, 62,5%, 70,1%. Do đa số khách hàng của chi nhánh là hộ gia đình, cá nhân với phần lớn là nơng dân nên trình độ dân trí cịn thấp, dẫn đến năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế nên việc kinh doanh thua lỗ, mất vốn rất dễ xảy ra.
- Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng: Báo cáo phân tích tình hình nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Long An cho thấy, dù không để lại nợ xấu nhưng NQH do nguyên nhân này có chiều hướng tăng cao trong 2 năm trở lại đây đang là điều đáng quan tâm. Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy, nợ xấu được xử lý rủi ro hàng năm từ năm 2009 – 2013 ít nhiều có liên quan đến ngun nhân gây ra rủi ro từ phía ngân hàng, với số dư lần lượt là 5 tỷ đồng, 3 tỷ đồng, 3 tỷ đồng , 18 tỷ đồng
40
và 26,5 tỷ đồng. Như vậy, thực chất nợ xấu do ngun nhân từ phía ngân hàng có phát sinh nhưng đã được chi nhánh giải quyết qua xử lý rủi ro hàng năm.
- Nguyên nhân gây ra nợ xấu chủ yếu do việc chấp hành các quy định, quy trình trong cho vay chưa nghiêm; việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thiếu chặt chẽ; năng lực thẩm định của cán bộ cho vay còn hạn chế, không chú trọng vào hiệu quả của phương án/dự án, tư cách, khả năng tài chính của người vay, mà chỉ chú trọng vào tài sản bảo đảm tiền vay... Ngoài ra, cơ chế cho vay của Agribank hiện nay trao quyền quá lớn cho cán bộ cho vay, trong khi cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ nên dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật dẫn đến RRTD.