Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 91)

3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

2.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, sự chủ động của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.

Giáo dục là một hoạt động quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người. Các chủ thể giáo dục như gia đình, nhà trường, xã hội có chức năng giáo dục giúp cho thế hệ trẻ hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách, có lối sống văn minh, hiện đại để tự tin bước vào cuộc sống. Kết quả của sự giáo dục này tác động trực tiếp đến tính cách, lối ứng xử của họ, là hành trang mà họ mang theo suốt cuộc đời. Thơng qua giáo dục, thế hệ trẻ có nhận thức đúng và tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Một là, Đảng ta đã có nhiều chủ trương chính sách và thực sự quan tâm đến công tác này. Qua các kỳ Đại hội của Đảng đều khẳng định việc phải chăm lo bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ gắn với việc giáo dục truyền thống của dân tộc. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 khóa VII (năm 1993) đã ra Nghị quyết: “Chú trọng giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc… đẩy mạnh giáo dục pháp luật, lối sống cho sinh viên, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống” [26, tr. 539]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã cụ thể hóa nhấn mạnh cơng tác giáo dục giá trị đạo đức trong tình hình mới: đi vào KTTT, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống, quyết khơng tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác. Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, trong đó có sự tham gia sơi nổi của thanh niên vào các hoạt động văn hóa, XDLS mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định việc tiếp tục chăm lo bồi dưỡng lý luận cách mạng, giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ: “Hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa

văn hóa của lồi người, tăng sức đề kháng, chống văn hóa đồi trụy, độc hại… [28, tr. 162]. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [28, tr. 371]. Đại hội Đảng lần thứ XI, một trong ba chiến lược đột phá, Đảng ta khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [29, tr. 106].

Hai là, Nhà nước cũng đã ban hành những bộ luật, văn bản dưới luật rất cụ thể về việc kế thừa và phát huy giá trị truyền thống dân tộc, trong đó có giá trị đạo đức để xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ. Luật Thanh niên được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI (2005) có các điều khoản: Điều 4, Khoản 2; Điều 13, Khoản 3; Điều 20, Khoản 1… quy định chi tiết về việc tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, bồi dưỡng, giáo dục ĐĐTT; tạo điều kiện cho thanh niên quyền và nghĩa vụ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Để tìm ra biện pháp giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đã đưa ra những chính sách cụ thể thiết thực thể hiện sự quan tâm đến thế hệ trẻ, từ chính sách tạo việc làm, bố trí và sử dụng thanh niên vào làm việc tại các cơ quan. Các chính sách xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, có chính sách xã hội đối với các gia đình có cơng với cách mạng, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… đều thu hút được đông đảo thế hệ trẻ tham gia. Các ngành Văn hóa thơng tin, cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thơng… đều có cơ quan chun trách; tuy thực hiện những chức năng khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ. Cho thấy sự phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể trong việc hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực, làm chuyển biến nhận thức của họ để có hành động tích cực hưởng ứng nhiệt tình cơng tác giáo dục truyền thống dân tộc.

Ba là, Trung ương ĐTNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục Đào tạo cùng các ban, ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm

thúc đẩy các phong trào hoạt động chung trong các nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động, qua đây tạo động lực to lớn để thế hệ trẻ thi đua học tập, rèn luyện. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đồn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ IX chỉ rõ: “Nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn mới là xây dựng lớp thanh niên giàu lịng u nước, có lối sống đẹp, có ý thức cơng dân, biết xử lý hài hịa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện”; “Người thanh niên mà Đồn tập trung xây dựng vừa biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chế độ XHCN và thể hiện bằng quyết tâm hành động vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [32, tr. 17]. Trung ương Đồn và Hội Liên hiệp thanh niên cịn lập ra các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ giúp bạn nghèo vượt khó ngồi các loại học bổng truyền thống. Hàng năm đều có những bình xét “Những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu trong năm” và nhiều giải thưởng khác. Hoạt động hướng nghiệp, quỹ khuyến học được tổ chức ở nhiều nơi với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn: Hội nghị nghiên cứu khoa học, các cuộc thi Olympic các môn học… Bên cạnh đó, đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi 20”, việc kết hợp đồng thời hai phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” và “Thanh niên lập nghiệp”… của Đoàn thanh niên tổ chức đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ về mọi mặt, qua đó nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, đơng đảo của lớp người này vào mọi hoạt động của Đồn, góp phần đào tạo thế hệ trẻ năng động sáng tạo, hăng hái đi đầu trong cơng cuộc đổi mới, có ý thức phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Bốn là, những thành tựu của nhà trường trong giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ

Nhiệm vụ giáo dục giá trị ĐĐTT trong nhà trường được quan tâm đặc biệt. Nhà trường là mơi trường giáo dục chính quy của thanh thiếu nhi. Luật Giáo dục năm 2005, điều 2 đã ghi: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và

CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nhiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thông qua hoạt động giảng dạy ở nhà trường, cùng với sự tác động của các điều kiện chính trị - xã hội… giúp cho họ lĩnh hội nhiều kiến thức, lựa chọn những nhân tố tích cực điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Để có được những con người hồn thiện, có ý thức đạo đức tốt, thấm đượm tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc và sẵn sàng hy sinh vì nhân dân… thì những con người ấy phải được giáo dục một cách khoa học trong nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nhà trường đối với việc giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ, BGD&ĐT đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động giảng dạy trong trường và hoạt động thực tập, thực tế ở cơ sở… góp phần xây dựng quan niệm mới, phương thức sống mới trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường học trên cả nước. Nội dung chương trình giảng dạy trong các nhà trường, nhất là ở bậc phổ thông, các môn khoa học xã hội, đặc biệt là Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Đạo đức học… đã thể hiện vai trị của mình trong việc truyền dạy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ.

Thứ hai, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thông qua những tấm gương “người tốt việc tốt”, phương tiện thơng tin đại chúng và nghệ thuật nhìn chung đã được đẩy mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: phải lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Nhà giáo dục Nga Nơvicốp lại khẳng đinh: khơng có gì tác động mạnh mẽ lên tâm hồn trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương. Còn giữa mn vàn tấm gương thì khơng có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc bằng tấm gương của cha mẹ và thày cơ giáo. Vì thế, vai trị của tấm gương đạo đức là hình thức sản xuất và tái sản xuất các giá trị đạo đức, truyền các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác. Đây là một biện pháp không thể thiếu của việc giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ là thông qua những tấm gương người tốt việc tốt. Chẳng hạn những tấm gương của các anh hùng hào kiệt trong lịch sử dân tộc, các danh nhân tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những gương hy sinh anh dũng quả cảm của những anh hùng liệt sỹ còn sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Cù chính Lan, Nguyễn Viết Xuân, tấm gương của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm… và biết bao tấm gương anh dũng hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong cuộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân hiện nay. Tất cả những tấm gương anh hùng đó ln được xã hội tơn kính có sức lan tỏa lớn trong việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc nhằm XDLS cho thế hệ trẻ. Những tấm gương người tốt việc tốt được quần chúng suy tơn trên nhiều lĩnh vực đều có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Thông qua những tấm gương này sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần quốc tế trong sáng, ý chí vươn lên trong cuộc sống, qua đó cũng thơi thúc họ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều giá trị mới, là nền tảng để hình thành lối sống mới. Sức mạnh của giáo dục đạo đức là ở sự nêu gương, thuyết phục, cổ vũ và khích lệ mà chủ thể giáo dục tác động tới đối tượng giáo dục để hình thành nhu cầu tự giáo dục ở mỗi người. Thông qua những phương tiện thơng tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình các tấm gương điển hình, những cá nhân tiêu biểu trên từng lĩnh vực sẽ đến với mọi người trên khắp miền đất nước, trong đó có thế hệ trẻ, tạo động lực mạnh mẽ giúp họ phấn đấu, nỗ lực học tập và làm theo. Từ đó dần dần hình thành các phong trào thi đua sơi nổi, cùng nhau lập thành tích để xây dựng lối sống mới văn minh, hiện đại góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2007), Đảng ta đã phát động cuộc vận động trong toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc. Tấm gương sáng ngời về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi là biểu tượng và là nhân cách lớn để tất cả chúng ta học tập, noi theo. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người chính là chúng ta học tập và rèn luyện mình có thái độ đúng đắn như Người đối với ĐĐTT dân tộc, đồng thời chúng ta học tập những phẩm chất, chuẩn mực và hành vi đạo đức trong con người Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức lan tỏa, soi sáng cho các thế hệ người Việt Nam noi theo.

Trong xã hội của chúng ta hôm nay xuất hiện rất nhiều những tấm gương “người tốt, việc tốt”, những việc làm bình dị nhưng rất đỗi lớn lao và ý nghĩa của họ thật đáng để chúng ta khâm phục, học tập. Một cơ giáo trẻ từ miền xi tình nguyện

lên vùng cao để mang cái chữ đến với bà con đồng bào dân tộc thiểu số mà không quan tâm đến cuộc sống vơ cùng khó khăn trước mắt; những chiến sĩ cơng an không tiếc máu xương cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã hy sinh quên mình trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu truy bắt tội phạm để giữ vững sự bình yên cho nhân dân, đất nước trở thành những anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nêu gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng… Tất cả đều đóng vai trị to lớn trong việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc nhằm XDLS cho thế hệ trẻ.

Giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ thông qua phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật cũng là một hình thức quan trọng. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, tác động tới thế giới tinh thần của con người bằng sức mạnh tổng hợp của các giá trị văn hóa, thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Người còn đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức, của nghệ thuật chân chính. Các sản phẩm văn hóa lành mạnh, tiêu biểu đã trở thành món ăn tinh thần nuôi dưỡng và tạo nên sức mạnh cho thế hệ trẻ. Những tác phẩm đó tác động đến

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)