Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 62)

3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

1.2.2. Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Giáo dục là hoạt động có mục đích của chủ thể giáo dục nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần và thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đã đặt ra. Về mặt bản chất, giáo dục là quá trình hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ đúng đắn và hình thành thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống cho phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội đối với đối tượng giáo dục thông qua các hoạt động cũng như giáo dục trực tiếp mà chủ thể giáo dục đã đặt ra. Có thể khẳng định giáo dục là động lực, là con đường cơ bản nhất, ngắn nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, là cầu nối chuyển tải tri thức cho họ bước vào nền văn minh nhân loại. Vì thế, chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là vấn đề trung tâm của sự phát triển nhân văn.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục, là một trong những phương diện hợp thành nội dung của giáo dục, cũng là cái xuyên suốt và bao trùm nội dung của giáo dục. Thực chất của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức của mỗi cá nhân, qua đó giúp cho họ hình thành và củng cố nhu cầu đạo đức, lý tưởng và niềm tin, tình cảm đạo đức, đây là động lực thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo đức và sáng tạo các giá trị đạo đức mới.

Giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc cho thế hệ trẻ là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống các truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến sự phát triển tinh thần và thể chất của thế hệ trẻ để họ có định hướng đúng đắn trong q trình phát triển và hồn thiện nhân cách. Ở đây, đạo đức và lối sống là hai khái niệm khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ, tác động nhau. Đạo đức là nền tảng, là định hướng cho việc xây dựng lối sống . Mặt khác, lối sống là thể hiện cụ thể nền tảng đạo đức.

Vì thế, các nhân tố đạo đức truyền thống thông qua giáo dục sẽ là cơ sở cho sự hình thành lối sống mới của thế hệ trẻ. Họ tiếp nhận và tự giáo dục, hướng hoạt động của mình theo chuẩn mực đạo đức được giáo dục, biểu hiện ở các lĩnh vực cơ bản của lối sống như: lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa xã hội và giao tiếp. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước hiện nay ở Việt Nam, con người là trung tâm chiến lược của sự phát triển xã hội, vì thế mỗi người cần phải phấn đấu tu dưỡng bản thân để cống hiến cho sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ phải được xem là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng bởi các lý do sau đây:

Một là, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là nền móng, cơ sở

xuất phát để góp phần xây dựng và phát triển lối sống mới cho thế hệ trẻ.

Đạo đức là nền tảng định hướng cho lối sống. Các giá trị đạo đức thẩm thấu định hướng cho hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực lao động sản xuất, hoạt động chính trị, giao tiếp, văn hóa ứng xử. Mặt khác, lối sống chính là thể hiện tư tưởng đạo đức, các giá trị đạo đức. Có tư tưởng đúng mới có hoạt động đúng. Chính hoạt động sống của con người một cách đúng đắn là hiện thực hóa giá trị đạo đức trong hoạt động thực tiễn. Ngày nay, các giá trị ĐĐTT dân tộc là nền tảng tinh thần của đất nước, là nhân tố quan trọng giúp cho thế hệ trẻ có thêm sức mạnh nội sinh vững vàng trong hội nhập và giao lưu quốc tế, tạo nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù vậy, những giá trị ấy không phải là bất biến, nó ln được bổ sung để phù hợp với cuộc sống hiện tại. Các giá trị ĐĐTT là điều kiện, tiền đề để các giá trị đạo đức mới được hình thành và phát triển, hơn thế nữa việc bổ sung các giá trị đạo đức mới thì các giá trị ĐĐTT dân tộc mới được phát huy có hiệu quả.

Lối sống chính là sự thể hiện của nền tảng đạo đức, nói cách khác nó là hình thức thể hiện của các giá trị ĐĐTT ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Căn cứ vào lối sống, con người có thể thấy được sợi dây liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Các giá trị ĐĐTT dân tộc là gốc rễ để xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ trên cơ sở kết tinh những tinh hoa của nhân loại, nó cịn là yếu tố đảm bảo cho lối sống mới được khẳng định và phát triển vững chắc. Đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ là lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn nhằm tấn cơng với mục đích làm tha hóa thế hệ trẻ hịng làm băng hoại một nguồn

lực to lớn của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Chủ nghĩa đế quốc muốn thực hiện âm mưu “đồng hóa” về văn hóa, sự xâm nhập những luồng văn hóa phẩm độc hại vào giới trẻ nhằm làm phá vỡ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy tạo lập mơi trường sống văn hóa được xem là mục tiêu cần đạt đến để hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ, bởi đây là lực lượng xã hội đông đảo, năng động và nhạy bén với cái mới. Giáo dục các giá trị ĐĐTT cho con người Việt Nam phải bắt đầu từ lớp người này. Thế hệ trẻ hiện nay phải mang trong mình tinh hoa văn hóa dân tộc, bản sắc, cốt cách của con người Việt Nam và những phẩm chất đạo đức của thời đại mới, đó là học vấn cao, phương pháp tư duy sáng tạo, tinh thần làm việc hăng say với năng suất cao, chất lượng tốt, đạo đức trong sáng và lối sống văn hóa, lành mạnh. Đó thực sự là sự kết tinh những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách người dân đất Việt qua hàng năm lịch sử. Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng những đảm bảo đạo đức và văn hóa lối sống trong phát triển. Việc xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới cho thế hệ trẻ hiện nay mà không bắt đầu từ các giá trị ĐĐTT dân tộc sẽ là sai lầm, tự đánh mất mình.

Hai là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ sẽ tạo ra

động lực tinh thần, là chất kích thích giúp cho họ tự tin vượt qua khó khăn thử thách, vươn lên trong cuộc sống mới.

Trước tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đã làm cho mọi lĩnh vực của đời sống trở nên năng động, các điều kiện và yêu cầu cuộc sống cũng thay đổi, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có những biến đổi nhất định. Đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho các luồng tư tưởng và văn hóa đa dạng trên thế giới được truyền vào nước ta một cách nhanh chóng và rộng khắp, những yếu tố mới của thời đại đã tạo ra những quan hệ mới ảnh hưởng đến các quan hệ truyền thống và các chuẩn mực tương đối ổn định, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ và làm thay đổi tư duy, lối sống của thế hệ trẻ khiến cho họ nhạy cảm, năng động hơn và khát khao được khẳng định mình với mong muốn tạo ra nét mới trong lối sống của chính bản thân mình. Trước những tác động nêu trên, ngồi việc góp phần tích cực vào việc hình thành lối sống mới cho con người nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay nói riêng, cũng có những tác động tiêu cực. Vậy căn cứ vào đâu để chúng ta có thể sàng lọc những điểm phù hợp, cần thiết cho sự phát triển của mình cũng như loại bỏ những gì khơng hợp lý trong q

trình xây dựng con người mới XHCN? Câu trả lời chính là các giá trị ĐĐTT dân tộc Việt Nam. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục. Các giá trị ĐĐTT dân tộc giúp cho thế hệ trẻ có thêm sức mạnh, niềm tin vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Sẽ khơng bao giờ có những con người Việt Nam phát triển toàn diện với lối sống hiện đại nếu chúng ta không thấm nhuần lịch sử hào hùng của dân tộc. Giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc sẽ tạo khả năng to lớn cho sự hoàn thiện con người mới, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những ước mơ cháy bỏng, hoài bão và khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, XDLS mới.

Ba là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc góp phần quan trọng trong

việc định hướng cho lối sống mới của thế hệ trẻ theo hướng nhân văn, nhân đạo.

Giáo dục giá trị ĐĐTT tạo ra một mơi trường xã hội lành mạnh, mơi trường văn hóa cho sự phát triển con người. Mơi trường đã được biết đến từ trong gia đình, nhà trường và mở ra tồn xã hội. Chính trong mơi trường giáo dục đó, thế hệ trẻ được tiếp nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng cơ bản của nó chính là lịng nhân ái và yêu thương con người. Tấm lòng nhân ái là cơ sở, là cội nguồn cho mọi hành vi hướng thiện của con người, là động lực thôi thúc con người có những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. Mặt khác, cần chú ý là trong quá trình xây dựng, phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và xu thế tồn cầu hóa đã tạo ra những biến đổi về thang giá trị đạo đức. Vấn đề đạo đức, lối sống đang có những diễn biến phức tạp. Những biểu hiện của lối sống không lành mạnh, xa rời đạo lý truyền thống dân tộc đang có xu hướng gia tăng rộng khắp, đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cho xã hội. Sức mạnh của đồng tiền có ảnh hưởng lớn, chi phối nhiều mối quan hệ của con người. Khơng ít thanh, thiếu niên đã mất phương hướng phấn đấu, mất niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, phai nhạt lý tưởng cách mạng. Một số khác sống vơ trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội; lười học tập và tu dưỡng đạo đức; hành vi vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, rơi vào các tệ nạn xã hội. Khơng ít thanh niên nhận thức về Đảng, Đồn cịn phiến diện, lệch lạc, một bộ phận trong số họ cịn ngại sinh hoạt Đồn, ít có chí hướng phấn đấu vào Đảng. Điều đáng nói là do tư tưởng lệch lạc, nhận thức còn hạn chế nên sau khi vi phạm pháp luật họ không hối cải, ăn năn mà tỏ thái độ lạnh lùng vô cảm, điều này trở thành mối lo của toàn xã hội, là nguy cơ đối với tương lai của dân tộc… đáng chú ý nữa là sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Vì vậy, việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc cho thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay để XDLS mới cho họ là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết để giữ gìn, phát huy các giá trị ĐĐTT tốt đẹp, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Ở đây, các giá trị ĐĐTT vẫn là tiêu điểm để mọi tầng lớp nhân dân trong đó có thế hệ trẻ hướng đến, xác định thái độ của mình hành động cho phù hợp. Qua đó, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, khuynh hướng đề cao lối sống Phương Tây cũng như việc coi thường các giá trị nhân văn ở một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ như hiện nay. Để làm được điều này, các cấp bộ Đoàn từ Trung ương đến địa phương đã đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin vào Đảng và chế độ XHCN cho thế hệ trẻ. Đã có nhiều hình thức giáo dục sinh động được áp dụng như: thông tin quảng cáo, đẩy mạnh việc tuyên truyền văn hóa dân tộc, vùng miền, đa dạng hóa các hoạt động lễ hội, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan và văn hóa phẩm đồi trụy. Tổ chức các cuộc vận động “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, “Tuổi trẻ sống đẹp”, xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở… Tiêu biểu là hoạt động “về nguồn” là một trong những hình thức góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử -văn hóa - con người Việt Nam, khơi dậy lịng tự hào dân tộc, củng cố ý chí tự cường và lịng tin vào tương lai cho thế thế trẻ. Từ sự phân tích trên đây cho thấy, vai trò định hướng quan trọng của các giá trị ĐĐTT dân tộc trong việc XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Bàn đến vai trò nền tảng của các giá trị ĐĐTT dân tộc trong việc XDLS mới cho thế hệ trẻ có nghĩa là chúng ta phải lấy các giá trị đó làm cơ sở, nền tảng trên cơ sở kế thừa và đổi mới, phải làm cho các giá trị truyền thống đó được sống lại và phát huy một cách tốt nhất trong điều kiện mới.

Bốn là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ góp phần xây

dựng hài hịa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ, giúp họ đứng vững trước tác động tiêu cực ở mặt trái của KTTT và mở cửa hội nhập.

Sự hình thành, phát triển nhân cách bị quy định bởi điều kiện kinh tế- xã hội, nhưng cái trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng nhân cách đạo đức ở tầng sâu của nó là lợi ích. Dù bất cứ thời đại nào con người hành động trước hết vì lợi ích bản thân mình. Lợi ích cá nhân đóng vai trị trực tiếp, là cơ sở cho hoạt động tích cực, tự giác của con người. Lợi ích xã hội là điều kiện đóng vai trị định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. Sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là

động lực phát triển cho nhân cách của người thanh niên. Ở đây, giáo dục giá trị ĐĐTT góp phần nâng cao nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ trong việc giải quyết hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Sự phát triển KTTT đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng nâng cao, đã tạo tiền đề, cơ sở vật chất cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, lành mạnh. Tuy nhiên, KTTT có thể dẫn đến nguy cơ phát triển một thế hệ con người phiến diện, làm nảy sinh sự tha hóa, phong cách lối sống, tuyệt đối hóa đồng tiền. Thực tiễn chứng minh là khơng ít người tự đánh mất nhân phẩm của mình, chà đạp, coi thường lợi ích, nhân cách của người khác. Từ đó, các quan hệ gia đình, thày trị, tình bạn, tình yêu… băng giá trong sự tính tốn vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, gây một khơng khí độc hại cho xã hội, đặc biệt là cho giới trẻ.

Trong quá trình tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ hiện nay, các quốc gia phải mở cửa để hòa nhập chung với thế giới đương đại. Cùng với những mặt tích cực, những tác động tiêu cực của xu thế này đối với con người và xã hội là không nhỏ. Hội nhập toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội là tác nhân làm xuất hiện và thúc đẩy q trình tác động, xâm nhập, bổ sung, đơi khi còn là xung đột lẫn nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)