Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nhằm đẩy mạnh việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 129 - 134)

3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nhằm đẩy mạnh việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu

tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Phong tục tập quán có thể là những giá trị tốt đẹp (mỹ tục) - là những cách ứng xử của mỗi cá nhân hay của cả cộng đồng đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu phát triển của cuộc sống hiện tại. Phong tục tập quán lạc hậu (còn gọi là hủ tục) là những phong tục tập quán cũ kỹ, lâu đời, đã ăn sâu thành nếp, thành thói quen trong đời sống nhưng đã lạc hậu, lỗi thời có hại trong sản xuất và đời sống. Hủ tục làm cho cuộc sống con người trở nên đói nghèo, lạc hậu không tiến bộ.

Những phong tục tập quán của dân tộc ta thường mang những giá trị tốt đẹp phù hợp với thuần phong mỹ tục, đó là điểm tựa tinh thần, có tác dụng to lớn trong

giáo dục đạo đức đối với con người đặc biệt là thế hệ trẻ trong XDLS hôm nay, nhưng bên cạnh đó cịn những yếu tố tiêu cực, lạc hậu tồn tại trong xã hội như một tàn dư. Những hủ tục lạc hậu ấy chính là vật cản, lơi kéo, kìm hãm việc XDLS cho thế hệ trẻ. Do đó việc duy trì, phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp, cải tạo các tập tục lạc hậu là việc làm hết sức quan trọng hiện nay, ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ. Chúng ta cần từng bước hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật để tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức, giáo dục các giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ. Chẳng hạn như trong công việc cưới hỏi cần tránh những nghi thức rườm rà, gây lãng phí mà cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như giữ gìn các nghi thức truyền thống nhưng vẫn đảm bảo được tính trang trọng cần thiết, qua đó bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của đôi vợ chồng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Trong gia đình cần giữ gìn truyền thống tốt đẹp như kính trọng ơng bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, lễ mừng thọ… vốn là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đó là sự thể hiện sự tơn kính của con cháu đối với người cao tuổi, tục lệ này cần được duy trì trong xã hội hiện đại, nhưng lại cần được thực hiện sao cho thật văn minh, mà không nên biến thành nơi tiệc tùng linh đình có tính chất phơ trương của các dịng họ, gia đình, gây lãng phí thời gian, tiền của của gia đình và xã hội.

Các lễ hội ở địa phương được tổ chức để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc có cơng với nước với dân, là dịp nêu gương tốt của các thế hệ ông cha đối với con cháu tiếp bước truyền thống vẻ vang đó rất có ý nghĩa cần được lưu truyền, nhưng cũng không thể chấp nhận việc biến các lễ hội linh thiêng này thành nơi truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, bn thần bán thánh hay thương mại hóa để trục lợi. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc”. XDLS mới cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay vừa dựa trên những giá trị ĐĐTT dân tộc, vừa mang tính hiện đại, tiến bộ. Muốn vậy chúng ta phải không ngừng đấu tranh chống lại các hủ tục, tập quán lạc hậu trong đời sống đạo đức của con người, nhưng đồng thời phải biết gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục, những giá trị truyền thống của ông cha. Điều 22 Chương II Luật Di sản văn hóa có ghi: “Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần

phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân” [67, tr. 21]. Ở đây việc tạo ra những hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho việc cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu và phát huy thuần phong mỹ tục là cần thiết và cấp bách.

Như vậy, việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay không tách rời việc đấu tranh, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp và lâu dài, địi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành, mọi tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể và mọi cơng dân, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho cơng tác này.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những chuẩn mực đạo đức, những giá trị mới, xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ.

Hiện nay các giá trị ĐĐTT đang có xu hướng bị xói mịn, đạo đức, lối sống bị suy giảm do tác động mặt trái của KTTT và tồn cầu hóa. Đảng ta đã nhận định điều này: Những biểu hiện của lối sống khơng lành mạnh, thối hóa về đạo đức xã hội chưa được đấu tranh quyết liệt nên có xu hướng gia tăng; những nhân tố mới, tích cực chưa được kịp thời tổng kết, nhân rộng. Tình trạng suy thối đạo đức, lối sống ở nước ta khá nghiêm trọng và đáng báo động đã gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ và nguy cơ xói mịn các giá trị ĐĐTT dân tộc làm suy thoái đạo đức, lối sống của nhân dân trong đó có thế hệ trẻ .

Thực hiện giải pháp này, chúng ta cần tiến hành một số yêu cầu:

Một là, chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong tồn xã hội.

Nếp sống là mặt ổn định của lối sống, từ đây chúng ta cần phát động phong trào xây dựng nếp sống văn hóa rộng rãi từ trong gia đình đến ngồi xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo khơng gian văn hóa lành mạnh cho con người. Khơi phục thuần phong mỹ tục trong đời sống con người Việt Nam, đồng thời cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời khơng cịn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, chúng ta phải biết tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong lối sống của nhân loại, đấu tranh ngăn chặn lối sống ngoại lai. Kiên quyết đấu tranh chống lại hiện tượng xem thường hoặc phủ nhận giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc. Mỗi địa phương, từng cơ quan phải phát huy tối đa vai trị các tổ chức đồn thể, tổ chức xã hội trong việc XDLS mới, ngăn chặn ảnh hưởng của lối sống cũ: tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái, chống những biểu hiện của hành vi tùy tiện, gia trưởng, lối sống xem thường pháp luật… đang là rào cản trong việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ. Công việc này cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài, đi vào chiều sâu, tránh hình thức làm theo phong trào mới mang lại hiệu quả cao.

Hai là, chú trọng giáo dục đạo đức mới XHCN cho thế hệ trẻ. Giáo dục cho

họ về nội dung, vai trò của giá trị ĐĐTT dân tộc. Phải nhận thức đúng các giá trị truyền thống cần được kế thừa, phát huy trong xã hội hiện đại để giáo dục, xây dựng niềm tin, lý tưởng sống , hướng cho thế hệ trẻ xác định đúng đắn mục đích sống của mình. Thơng qua các danh nhân văn hóa và lịch sử, các sự kiện cũng như hành động cụ thể trong quần chúng từ đó tạo điều kiện để thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các giá trị đó. Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra một trong những giải pháp xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay: “Đẩy mạnh giáo dục về CNXH, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tạo sự chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trí tuệ người Việt Nam theo năm đức tính người Việt Nam đã được Nghị quyết Trung ương V khóa VIII xác định” [5, tr. 71].

Tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có lối sống đẹp, phát huy thuần phong mỹ tục, phát hiện điển hình để nhân rộng tuyên truyền cho thế hệ trẻ, đồng thời đấu tranh phê phán, ngăn chặn các phản giá trị văn hóa, lối sống xa lạ truyền thống tốt đẹp của dân tộc thơng qua các hình thức đa dạng. Việc làm này đòi hỏi phải được thực hiện thường xun, tránh kiểu làm hình thức, mang tính thời vụ hoặc phô trương. Thực chất của việc làm này là đảm bảo tính đa dạng hóa các hình thức tôn vinh. Cần phải làm rõ những thuần phong mỹ tục của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Thực tế công tác này ở nước ta thời gian qua còn chưa phát huy được tác dụng mạnh mẽ, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong quần chúng. Vì thế trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả các phong trào, như “Toàn dân xây dựng lối sống mới”, phong trào “Thi đua yêu nước”… trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt năm 2010 vừa qua chúng ta đã tổng kết bốn năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thu được kết quả to lớn. Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu ra giải pháp: “Tăng cường quản lý nhà nước, hồn

thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa, văn minh; giữ gìn và phát triển các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam… có cơ chế khuyến khích lối sống văn hóa lành mạnh, văn minh và tạo dư luận mạnh mẽ đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống khơng lành mạnh, suy thối đạo đức trái với bản sắc tốt đẹp của dân tộc” [4, tr. 113].

Ba là, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, xây dựng môi trường đạo đức

lành mạnh trong việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ.

Tệ tham nhũng là biểu hiện của sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Vì tiền mà một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền vơ vét của công, tham ô, tiếp tay cho những việc làm phi pháp; cũng vì tiền mà con người rơi vào thói hư tật xấu như cờ bạc, ma túy… Hiện nay, nạn tham nhũng có tính chất “tập thể” cấu kết từ trên xuống dưới là hiện tượng khá phổ biến, tinh vi, diễn ra ở nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến giáo dục, y tế… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lập lại kỷ cương, trật tự xã hội; ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước; ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ ta. Việc phát hiện và xử lý những vụ việc trên là rất khó khăn và phức tạp. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Cán bộ, đảng viên, nhân dân và dự luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, phải tích cực thực hành tiết kiệm, phịng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Để khắc phục tình trạng tham nhũng trong xã hội hiện nay chúng ta cần chú ý các yêu cầu sau:

- Giáo dục cho mọi cán bộ, đảng viên thấy được tính chất nguy hại về mọi mặt của nạn tham nhũng đối với đất nước, qua đó xác định trách nhiệm của mọi người trong phòng ngừa và đấu tranh chống lại tệ nạn này.

- Thường xuyên rà soát, chấn chỉnh các quy định, cơ chế có thể bị lợi dụng để tham nhũng, lãng phí.

- Xử lý một cách nghiêm minh những vụ tham nhũng, lãng phí; xử lý cơng bằng từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài xã hội bằng cả kỷ luật đảng và pháp luật của nhà nước, khơng bao che bỏ sót một ai.

Bốn là, nâng cao vai trò của pháp luật trong việc phát huy các giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ.

Bởi vì giữa đạo đức và pháp luật có quan hệ với nhau, tác động nhau. Pháp luật bảo vệ, củng cố, nâng cao hiệu quả của giáo dục các giá trị ĐĐTT, tạo môi trường pháp lý để bảo vệ phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Pháp luật tạo điều kiện định hướng hành vi con người theo những yêu cầu từ phía xã hội nhằm phát huy các giá trị ĐĐTT trong XDLS cho thế hệ trẻ. Pháp luật giúp cho các chuẩn mực đạo đức mới hình thành trên nền tảng giá trị ĐĐTT gắn với tinh hoa văn hóa nhân loại. Để đạt mục tiêu trên cần thực hiện đồng bộ những yêu cầu sau:

Cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác rà sốt văn bản, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện trong giáo dục.

Cần đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Kế thừa truyền thống, học hỏi kinh nghiệm thế giới để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ xây dựng lối sống mới, phát huy tính tích cực, tự giác của họ trong việc chấp hành pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)