Giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 55)

3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

1.2.1. Giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam

dân tộc Việt Nam

“Truyền thống” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Traditio”, có nghĩa là “một

hành động, gửi đi, truyền lại”. Vì thế, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì truyền thống là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong Bách khoa tồn thư của Liên Xơ trước đây: “Truyền thống là những tục lệ, trật tự, quy tắc cư xử truyền đi từ đời này qua đời khác”. Theo Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 2000: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Theo GS Trần Văn Giàu: Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực. GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn lại cho rằng: Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống- đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” [13, tr. 19].

Theo GS Trần văn Giàu: “Giá trị truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều đưa vào để phân biệt phải trái để nhận định nên chăng nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của xã hội đó” [38, tr. 61]. Giá trị truyền thống là muốn nói

đến những truyền thống đã được thừa nhận, đánh giá, thẩm định khách quan qua thời gian của cộng đồng người trong lịch sử. Vì vậy, “khi nói giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần bảo vệ và phát triển” [12, tr. 753]. Do đó, giá trị truyền thống mang một ý nghĩa tích cực, là những cái tốt đẹp tạo nên bản sắc của từng dân tộc, được lưu truyền qua các thế hệ, được bảo vệ, duy trì, bổ sung và phát triển. Giá trị truyền thống khơng phải là bất biến, nó biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là điều kiện kinh tế, xã hội.

Giá trị đạo đức truyền thống là những cái được con người lựa chọn và phát

huy, được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là những việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biểu dương. Giá trị ĐĐTT Việt Nam là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trong hệ giá trị ấy, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó. Nói đến các giá trị Đ ĐTT dân tộc là nói đến nét đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp, cao quý đã được hình thành và bảo lưu đến nay do cộng đồng người Việt Nam tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử với những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc riêng biệt. Truyền thống tốt đẹp của đạo đức Việt Nam là một di sản văn hóa biểu hiện những phẩm chất đạo đức có tính nhân văn của nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong lịch sử dân tộc. Những phẩm chất đạo đức ấy vừa là cơ sở, là nguồn sức mạnh to lớn góp phần củng cố vững chắc sức mạnh tinh thần của dân tộc ta; nó cũng là hạt nhân hợp lý của nền văn hiến đất nước; cũng là cái cốt lõi vững chắc để mỗi cá nhân “thành người”. Như vậy, giá trị ĐĐTT của dân tộc Việt Nam là những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội.

Các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam.

Nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo GS Trần Văn Giàu, giá trị ĐĐTT của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [38, tr. 94]. GS Vũ Khiêu cho rằng, trong những truyền thống qúy báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp của dân

tộc ta bao gồm: lịng u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [53, tr. 74-86]. GS Nguyễn Hồng Phong lại khẳng định; tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, bao gồm: tính tập thể- cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm; giản dị; thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hịa bình, nhân đạo; lạc quan [89, tr. 453-454]. Kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học cơng nghệ cấp Nhà nước “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội” (KX- 07) cũng đã khẳng định: cốt lõi của các giá trị đạo đức truyền thống là đạo đức, phẩm chất nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần u nước, vì nghĩa, lịng thương người.

Trong các Văn kiện Đại hội, Hội nghị Trung ương của Đảng và các tác phẩm của Hồ Chí Minh cũng bàn đến các giá trị ĐĐTT dân tộc. Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong cơng tác tư tưởng hiện nay xác định: “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động… đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái [18, tr. 19]. Hội nghị Trung ương năm khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, một lần nữa khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…” [21, tr. 56].

Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những nhận xét:

- Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Vì thế, khi đề cập đến các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần truyền thống đa số các ý kiến đều nhấn mạnh đến giá trị đạo đức.

- Trong các giá trị ĐĐTT, chủ nghĩa yêu nước được khẳng định là giá trị cốt lõi, nền tảng, là cái phổ biến nhất, có giá trị định hướng các giá trị đạo đức khác.

- Những phẩm chất đạo đức phổ biến của con người Việt Nam như: tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, thương người, đức tính cần cù, lạc quan, lao động sáng tạo… cũng được đề cập nhiều và xem như là những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc.

Căn cứ vào quan điểm của Đảng ta cũng như các nhà khoa học về tiêu chí xác định giá trị và giá trị đạo đức, có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm:

Lịng u nước;

Tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng; Truyền thống nhân nghĩa, bao dung;

Đức tính cần cù và tiết kiệm, sáng tạo trong lao động; Lịng dũng cảm kiên cường;

Tính hiếu học, thủy chung, lạc quan, khát vọng hịa bình và u chuộng hịa bình. - Lịng u nước: Trong hệ thống giá trị ĐĐTT dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là “ tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” [38, tr. 94], là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [53, tr. 74]. Yêu nước là một phẩm chất đạo đức cao đẹp của dân tộc ta. Lịng u nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, ra sức chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, sẵn sàng xả thân để bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [77, tr. 171]. Yêu nước là tình cảm tự nhiên của mỗi con người. Bất kỳ ai, dù trình độ học vấn cao hay thấp, giàu hay nghèo, ở địa vị nào trong xã hội cũng đều có tình u q hương đất nước. Khi mà lịng u nước phát triển thành một tình cảm thiêng liêng, thành lẽ sống, thành khát vọng khiến con người sẵn sàng cống hiến hy sinh, lao động qn mình, thậm chí sẵn sàng xả thân vì nước, khi đó được gọi là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với tổ quốc và khát

vọng phục vụ những lợi ích của tổ quốc và nhân dân. V.I.Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” [60, tr. 226]. Chủ nghĩa yêu nước là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [38, tr. 100], là “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam” [56, tr. 63].

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta còn bao hàm cả tinh thần hòa hợp dân tộc, giao lưu cộng đồng quốc tế. Tính đa sắc tộc ở nước ta đã mang lại sự đa dạng, sâu sắc của các giá trị đạo đức vốn mang bản sắc dân tộc thống nhất, các dân tộc đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khi có Đảng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến hành xây dựng CNXH, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được tiếp thu có chọn lọc và phát triển lên một bước mới về chất - đạo đức XHCN - đạo đức Hồ Chí Minh vẫn mang những giá trị tích cực nhất của ĐĐTT đồng thời xây dựng những phẩm chất đạo đức mới phù hợp với sự phát triển xã hội hiện nay. Đó là độc lập dân tộc gắn liền CNXH, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của xã hội hiện đại, xây dựng đất nước giàu mạnh khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc: Truyền thống yêu nước của

dân tộc ta cịn gắn bó chặt chẽ với tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng dân tộc. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là nhân tố tinh thần tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước. Đoàn kết được coi là sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tương thân tương ái tập hợp đông đảo nhân dân, động viên công sức, tài năng của mọi người. Nhờ tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta là điểm tựa tinh thần vững chắc, là động lực mạnh mẽ trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh:

Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành công, đại thành công.

- Truyền thống nhân nghĩa bao dung: Thương yêu con người là đặc trưng

bao trùm của truyền thống đạo đức Việt Nam, nó thấm đượm trong các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, được phát triển trong quan hệ giữa gia đình và làng xóm rồi mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc. Tình thương yêu con người được coi là cơ sở cho cách xử thế ở đời và triết lý sống của người Việt Nam. Lòng thương người của cha ơng ta có nguồn gốc từ lối sinh hoạt cơng xã nông thôn, chế độ ruộng công, làng cùng họ từ thời cộng đồng nguyên thủy, đã được củng cố và phát triển trong quá trình khai phá giang sơn, giữ gìn đất nước, khen ngợi những tấm gương vì nghĩa cả, lên án những kẻ ác nhân. Cơ sở của lòng thương yêu con người là tình thương yêu đồng loại, giống nịi, sự cảm thơng, vị tha, đùm bọc lẫn nhau. Tư tưởng “thương người như thể thương thân ấy” được nhân dân ta gìn giữ và chuyển giao qua các thế hệ đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Tình thương u con người cịn bao hàm cả tinh thần vị tha cao cả, tư tưởng hòa hợp rộng lớn “khơng ai đánh kẻ chạy lại”, “chín bỏ làm mười” để tạo nên sự gắn bó lâu dài nhất là với hàng xóm láng giềng, đó là đức tính rộng lượng, bao dung, vị tha trước những người lầm lỡ đã biết ăn năn hối cải cũng như đối với kẻ thù ngoại xâm đã bị đánh bại. Lòng thương người truyền thống của dân tộc ta là cơ sở của lịng u chuộng hịa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thương yêu và quý trọng con người, đề cao con người với lịng tự hào chân chính về sức mạnh và vẻ đẹp của nó là phẩm chất đạo đức cao đẹp của nhân dân ta “người ta là hoa của đất”, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người sống đống vàng”. Lòng thương người của dân tộc ta đã trở thành nếp nghĩ, hành động phổ biến trong nhân dân từ ngàn xưa, chi phối mọi quan hệ người- người, là một trong những truyền thống rất đáng tự hào của chúng ta. Nó gắn liền với tinh thần chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm cứu nước, thấm nhuần tình thương yêu đùm bọc con người trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, sinh hoạt hàng ngày và lòng u chuộng hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, niềm lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

- Đức tính cần cù và tiết kiệm, sáng tạo trong lao động: Cần cù trong lao

đời nay, biểu hiện thái độ của con người trong hoạt động tạo ra của cải vật chất, tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)