3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
3.2.4. Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội, đẩy mạnh xu hướng xã hội hóa cơng tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ nhất là giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống,
cơng tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ nhất là giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, nhân cách
3.2.4.1. Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức, truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay
Đạo đức mà là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải xây dựng một môi trường đạo đức lành mạnh cũng như sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị ĐĐTT trong XDLS cho thế hệ trẻ. Mục đích của việc giáo dục các giá trị ĐĐTT trong XDLS cho thế hệ trẻ là góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nhiệm vụ này phải được quán triệt trong cả ba mơi trường: gia đình, nhà trường và xã hội trong đó vai trị giáo dục của nhà trường là rất quan trọng: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” [29, tr. 131].
Gia đình có vai trị quan trọng trong giáo dục đạo đức cho mỗi con người. Cha mẹ phải trở thành tấm gương sáng cho con cái noi theo. Giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với con cái chính là tình thương, trách nhiệm, hành động của họ trong
công việc, ứng xử; từ đây tác động trực tiếp việc hình thành và phát triển lối sống của con cái. Gia đình là nơi đặt nền móng cho sự hình thành những phẩm chất đạo đức của mỗi người. Gia đình đón trẻ ngay từ ngưỡng cửa của cuộc đời. Qua gia đình đứa trẻ làm quen với các giá trị xã hội. Vì thế, ở nhiều khía cạnh, những xu hướng tâm lý mà gia đình hình thành cho trẻ quyết định cách thức con người phản ứng trước những hành động giáo dục sau này, cả tiêu chí lựa chọn và sở thích. Khơng phải ngẫu nhiên mà trong cách suy nghĩ, hành vi của con người ở mọi giai đoạn đều có dấu ấn của “ngữ điệu cha mẹ”. Giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Gia đình là mơi trường đầu tiên hình thành nhân cách con người. Có thể khẳng định gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất của giáo dục đạo đức cho con người. Nhân tố hình thành tư cách đạo đức của con người hiện đại không chỉ là hành vi của họ trong sản xuất, là thái độ đối với lao động mà cịn là mối quan hệ trong gia đình và cách thức giáo dục con cái của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” [80, tr. 523]. Để thực hiện tốt chức năng của gia đình trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho con cái, phải quan tâm những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, ông bà, cha mẹ cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng đối với công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho con cái.
Thứ hai, các bậc phụ huynh phải thực sự là những tấm gương sáng trong việc tôn trọng và tiếp thu giá trị đạo đức truyền thống để con cháu noi theo.
Cùng với gia đình, nhà trường cũng là môi trường không kém phần quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Ở trường con trẻ được học chữ, học làm người. Với trách nhiệm vô cùng to lớn như vậy, nhà trường thực sự phải là nơi cuả trí tuệ và nhân văn, tình thương và trách nhiệm. Giáo dục đạo đức trong nhà trường, xã hội có vai trò to lớn trong việc đào tạo cho đất nước những con người vừa hồng vừa chuyên, XDLS mới văn minh, hiện đại cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của đất nước và thời đại. Nhà trường với tư cách là cơ quan giáo dục và đào tạo trong xã hội phải chăm lo giáo dục đạo đức cho các em ở mọi cấp học, từ nhà trẻ tới đại học. Tuy nhiên thích ứng với mỗi độ tuổi thì nội dung và biện pháp giáo dục là khác nhau. Bậc tiểu học giáo dục cho các em tình u thương,
kính trọng ơng bà, cha mẹ, thầy cơ, bạn bè. Bậc đại học nhằm trang bị tri thức đạo đức cho sinh viên để họ trở thành những công dân tốt cho xã hội, giúp họ hiểu được trách nhiệm của mình đối với xã hội và những người xung quanh. Nhưng một thời gian dài trước đây nhà trường chúng ta không đề cao môn học đạo đức, hiện nay vấn đề này được khắc phục đáng kể. Cụ thể là từ năm học 1987 - 1988 BGD&ĐT quyết định đưa môn giáo dục công dân vào giảng dạy ở bậc học phổ thông; từ năm học 1991 - 1992 ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tiến hành giảng dạy môn đạo đức học. Ở một số trường, riêng bậc Đại học được thực hiện nghiêm túc sau quyết định 1226/GDĐT ngày 6 tháng 4 năm 1995. Tuy vậy, hiệu quả giáo dục chưa cao vì nhiều nguyên nhân, và môn đạo đức học mới được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành.
- Việc xây dựng chương trình, bố trí thời gian mơn học từng bậc đào tạo còn chưa thực sự hợp lý.
- Việc kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng.
- Việc giảng dạy môn đạo đức học chưa được coi là môn học bắt buộc trong tất cả các trường đại học mà tùy thuộc vào sự lựa chọn, vận dụng của từng trường.
- Trong hầu hết các giáo trình đạo đức học ở các trường Đại học, nội dung giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc còn mờ nhạt, chiếm tỷ lệ rất ít trong tồn nội dung giảng dạy, mà chủ yếu là những nội dung mang tính lý luận chung.
- Đội ngũ giảng viên cịn thiếu, lại khơng được đào tạo cơ bản… Đây là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến kết quả giáo dục đạo đức trong các nhà trường nhiều năm qua.
Từ những nguyên nhân trên đây cho thấy chúng ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc để XDLS cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sự kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cần tập trung một số yêu cầu sau:
- Có sự thống nhất về quan điểm, nội dung giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ giữa các chủ thể giáo dục nêu trên.
- Giữ mối liên hệ trực tiếp và thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nắm bắt thông tin kịp thời để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn.
3.2.4.2. Đẩy mạnh xu hướng xã hội hóa cơng tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ
Giáo dục giá trị đạo đức tốt đẹp cho thanh niên gắn liền với những chủ trương mới, tăng cường, mở rộng sự tham gia chủ động và tự giác của các đoàn thể, cộng đồng và mọi nguồn lực xã hội cho cơng tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ. Từ đây đã hình thành và phát triển một xu hướng mới, xu hướng xã hội hóa cơng tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Nó đã định hướng cho việc phát huy sức mạnh của toàn bộ các thiết chế xã hội và cộng đồng tại mỗi địa phương, cơ sở trong việc tìm kiếm và sáng tạo nhiều phương thức mới, đa dạng để chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ. Trên cơ sở của sự định hướng đó, việc giữ gìn, giáo dục các giá trị đạ0 đức truyền thống cho hế hệ trẻ cũng đã được chú ý đặc biệt [94, tr. 252].
Thật vậy, trong những năm gần đây, nhiều địa phương, cơ sở đã mạnh dạn tìm tịi, phát huy nhiều sáng kiến, tổ chức nhiều hình thức giáo dục thanh, thiếu nhi thông qua các hoạt động của các nhà văn hóa thiếu nhi, câu lạc bộ văn hóa, thể thao thiếu nhi, các đội tuyên truyền măng non. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đang có xu hướng triển khai thêm các hoạt động rộng rãi của mình từ nhà trường và các địa bàn dân cư để cuốn hút trẻ tham gia. Hiện nay cả nước có 262 cung văn hóa, nhà văn hóa ở các khu trung tâm dân cư lớn, nhiều cộng đồng dân cư nhỏ như: thơn, xóm, tổ dân phố cũng đã tổ chức được các hình thức câu lạc bộ thiếu nhi đơn giản, nhỏ hẹp hơn nhưng sâu rộng. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt, vui chơi lành mạnh mà còn là điểm tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống rất tốt đẹp cho các em. Ở một số tỉnh Nam Bộ đã xuất hiện hình thức “Câu lạc bộ ơng bà và cháu”, câu lạc bộ “Búp sen xinh”, “Đêm hội trẻ thơ”. Câu lạc bộ tập hợp thanh thiếu nhi ngoài giờ học tập, trẻ em thất học ở địa bàn dân cư. Đây là những hình thức hoạt động chăm sóc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi khá phong phú, sáng tạo được phối hợp tổ chức tại cơ sở với sự tham gia của Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Ở đây các bậc ơng bà lớn tuổi đã có dịp gàn gũi vui chơi, tâm tình cùng con cháu, giáo dục cho chúng những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Đó là những chuyển biến mới nhất đáng khích lệ cần được nghiên cứu, phân tích, rút kinh nghiệm sâu hơn để có thể triển khai một cách có hiệu quả trên phạm vi rộng lớn hơn trong việc chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, nhân cách. Từ đây, chúng tôi khuyến nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thống và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tại cộng đồng và gia đình.
Thứ hai, lồng ghép việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách vào các hoạt động trong đời sống thường ngày của thanh thiếu niên.
Thứ ba, tạo môi trường sống trong sáng, lành mạnh trong gia đình và cộng đồng là phương thức giáo dục đạo đức tự nhiên cần thiết đối với thế hệ trẻ trong xây dựng lối sống mới cho họ [94, tr. 254].
Để chuyển định hướng giáo dục xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ từ phía gia đình, nhà trường, xã hội thành tự giáo dục, tự rèn luyện, thực hành của chính thế hệ trẻ cần chú ý thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:
Phát huy sự gương mẫu của những người lớn tuổi: Trong gia đình các thế hệ lớn tuổi phải gương mẫu, về phía nhà trường các thầy cơ giáo phải là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo, trong xã hội là sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Tạo cơ chế kiểm tra giám sát, động viên khen thưởng những gương người tốt, việc tốt.
Cùng với việc phát triển kinh tế phải tạo đời sống tinh thần lành mạnh trong học đường và xã hội như sự cơng bằng, bình đẳng trong học tập, lao động…
Đổi mới giáo dục đạo đức cho các cấp đào tạo, tìm ra những hình thức phù hợp với đối tượng.