3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
3.1.2. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới
3.1.2.1. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong việc XDLS cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay khơng nằm ngồi mục tiêu xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Nhưng muốn thực hiện mục tiêu trên chúng ta phải tập trung trước hết vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tồn tại xã hội giữ vai trò quyết định ý thức xã hội. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước hiện nay, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trong đó Đảng ta đặc biệt quan tâm đến đổi mới tư duy kinh tế, coi đây là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa chiến lược để tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã chủ trương đổi mới, phát triển nền KTTT định hướng XHCN nhằm mục đích phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển con người tồn diện trên các lĩnh vực Đức - Trí - Thể - Mỹ. Với sức mạnh vật chất, hoạt động vật chất, cải tạo hiện thực, chúng ta mới khắc phục sự thay đổi trong lối sống của thế hệ trẻ. Chúng ta không thể XDLS văn minh, hiện đại trên cơ sở một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển. Đảng ta xác
định: “KTTT mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế không chỉ tồn tại trong cơng cuộc xây dựng CNXH mà cịn tồn tại trong cả CNXH” [24, tr. 97]. Đó là nền kinh tế trong đó việc tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc phát triển văn hóa xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Phát triển KTTT định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải thực sự của dân, do dân, vì dân. Đảm bảo định hướng XHCN trong việc phát triển kinh tế thị trường là chúng ta đã thực hiện mục tiêu cao cả thiêng liêng bất di bất dịch của nhân dân ta, như Đảng ta nhiều lần chỉ rõ: “Xây dựng một nước Việt Nam Độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; CNXH gắn liền với độc lập dân tộc”. Đây là vấn đề có tính ngun tắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta. Phát triển KTTT định hướng XHCN đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, gắn với việc bảo vệ môi trường, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho văn hóa, xã hội tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân, hoàn thiện mọi quan hệ xã hội, phát triển lối sống XHCN. Lối sống đó phù hợp với tính chất của nền kinh tế- xã hội, phù hợp với bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. Lối sống mới được hình thành, phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế- xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn. Bởi vậy, việc hoàn thiện thể chế thị trường theo định hướng XHCN là tất yếu và cấp bách.
3.1.2.2. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược xây dựng nền văn hoá mới, con người mới
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức xã hội nói chung, ý thức đạo đức nói riêng có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội, vì vậy cần có cơ chế, chính sách phát huy nội lực của nhân dân, tạo ra phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp và thường xuyên tham gia phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ nền văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp cá tính con người Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề văn hóa trong q trình phát triển lịch sử cụ thể của sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Hội nghị Trung ương bốn khóa VII xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của CNXH”.
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội” [19, tr. 110-111]. Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã xác định bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt nam được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, bao gồm: lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước, nhân ái, khoan dung, cần cù, sáng tạo, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống… điều này thể hiện lối sống của con người Việt nam. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển” [29, tr. 75-76].
Chúng ta đều thừa nhận rằng, trong thời đại của chúng ta - thời đại bắt đầu của nền văn minh mới, động lực của tăng trưởng kinh tế không chỉ là vốn, tài nguyên mà chủ yếu là ở trí tuệ, ở sức sáng tạo hay nói cách khác là ở nguồn lực con người, ở văn hóa, bởi vì động cơ hành động của con người là ở trong văn hóa. Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ, cơ chế thị trường và q trình tồn cầu hóa đang tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện đại. Ngồi những tác động rất tích cực từ những q trình đó nó cũng bộc lộ nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đạo đức của con người, do vậy chúng ta cần xác định một hệ thống các giá trị chuẩn về mọi mặt của đời sống xã hội để XDLS mới cho thế hệ trẻ, phát triển xã hội theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại.
Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới đáp ứng yêu cầu thời đại là tư tưởng nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng ta, thực chất đây là quá trình hình thành từng bước nhân cách con người Việt Nam với những phẩm chất đạo đức mới mang cốt cách Việt Nam dựa trên sự kết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách người Việt. Giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong tiếp cận vấn đề con người và nội dung xây dựng con người mới phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Kế thừa và phát huy các giá trị ĐĐTT dân tộc sẽ tạo khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người cũng như phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Khẳng định vai trò to lớn của con người trong sự nghiệp cách mạng XHCN, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH phải có những con người XHCN” [82, tr. 679]. Con người mới XHCN phải mang trong mình tinh hoa của truyền thống dân tộc và nhân cách con người trong thời đại mới với những đặc trưng: trình độ học vấn cao, lối tư duy sáng tạo, đạo đức trong sáng, làm việc năng suất chất lượng cao, lối sống lành mạnh. Lối sống là một trong những bộ phận cốt lõi của văn hóa, vì vậy lối sống mới mà chúng ta xây cho thế hệ trẻ hôm nay phải vừa kế thừa được các giá trị ĐĐTT dân tộc, vừa mang tính hiện đại nhân văn, phản ánh sức sống, bản lĩnh, cốt cách con người Việt Nam trong thời đại mới. Điều đó có nghĩa là việc giáo dục các giá trị ĐĐTT của dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay phải gắn với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới. Nền văn hóa đó được hình thành trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là điều kiện, là cơ sở, là động lực cho sự hình thành lối sống mới hiện đại, nhân văn của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Như vậy, việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cần gắn với việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới do các nguyên nhân sau:
Một là, thông qua xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được kế thừa, đổi mới phù hợp với thực tiễn và thời đại, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại.
Hai là, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới vừa là cơ sở, là động lực cho việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Ba là, xây dựng con người mới là mục tiêu, định hướng cho công tác giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.