3. Các cơng trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
1.1.2. Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay
hiện nay
1.1.2.1. Thế hệ trẻ, đặc trưng của thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ là khái niệm chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi khác nhau (có thể xác định là những người từ khi mới lọt lịng mẹ đến tuổi 30). Trong đó, thanh niên là những người đang trưởng thành về đạo đức, nhân cách. Họ sẽ là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội, là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của nước ta. Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở nhóm thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi theo quy định của Luật Thanh niên năm 2005).
Ở tuổi thanh niên, con người đang trưởng thành, phát triển mạnh mẽ nhất về mọi mặt: sự phát triển chín muồi về thể lực, phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, nhân cách, đặc điểm sinh lý…. Con người có thể tiếp thu nhanh và hiệu quả nhất những tri thức khoa học; khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội cũng như khả năng chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực, lối sống cũng nhạy bén hơn rất nhiều. Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy, thanh niên là lớp người có đặc điểm tâm lý xã hội rất đặc thù như: luôn muốn tự khẳng định mình; khát khao lý tưởng; thích cái mới lạ; ưa khám phá; sáng tạo; năng động; say mê các hoạt động xã hội; có nhu cầu về tinh bạn, tình u đơi lứa; chuộng cơng bằng, ghét bất cơng… Họ có sẵn trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn. Với ước mơ và hoài bão cháy bỏng, nhạy cảm nên tiềm năng “vươn dậy” ở họ là rất lớn.
Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thanh niên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung cịn những hạn chế nhất định đó là, tinh thần dám nghĩ dám làm và tinh thần đổi mới rất cao đôi khi làm cho họ trở nên mạo hiểm, hành động tự do vô kỷ luật… do đó rất dễ thất bại. Hoặc thanh niên giàu ước mơ và tinh thần lạc quan nhưng cịn bồng bột nơn nóng, thiếu kinh nghiệm sống, xúc cảm nhiều khi mạnh hơn lấn át lý trí khoa học, vì vậy khi gặp thất bại dễ hoang mang, chán nản. Óc tưởng tượng phong phú nhưng lại dễ ảo tưởng, mất phương hướng khi khơng đạt mục đích. Họ rất thích cái mới, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu, dễ bị kích động, lơi kéo… Những nhược điểm này ở thanh niên là khó tránh khỏi vì họ đang trong quá trình phát triển về mọi mặt. Như vậy, càng thấy được vai trò quan trọng của giáo dục. C.Mác đã nói về điều này: “Tất cả những gì đang phát triển đều là
chưa hồn thiện”, “sự khơng hồn thiện cần đến sự giáo dục, nếu không giáo dục trở nên thừa” [69, tr. 54-55]
Trên cơ sở nghiên cứu để có nhận thức đúng đắn về đặc điểm của thế hệ trẻ, chúng ta mới đưa ra được quan điểm khoa học trong XDLS cho thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung, từ đó góp phần đưa sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam đạt được thành công tốt đẹp.
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tỷ lệ thanh niên trong cơ cấu dân số hàng năm tăng mạnh, năm 2007 con số này là 23.758.218 chiếm 28,1% dân số. Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay có nhiều tác động đến thế hệ trẻ, làm cho họ có những chuyển biến rõ rệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:
Về ý thức chính trị: hiện nay về cơ bản thế hệ trẻ có ý thức chính trị đúng đắn, có niềm tin lớn lao vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của chế độ XHCN. Họ ý thức rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc, quê hương và gia đình; sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, lợi ích của nhân dân và cộng đồng. Thế hệ trẻ ln có ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực, đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước. Nhiều thanh thiếu niên có ước nguyện và phấn đấu trở thành đồn viên, đảng viên. Tuy nhiên, trước những vấn đề bất cập nảy sinh trong xã hội hiện nay: hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của khơng ít cán bộ, đảng viên… làm cho nhiều thanh thiếu niên tỏ ra lo lắng, dao động về lập trường, tư tưởng; thậm chí bị cuốn vào lối sống cá nhân vị kỷ xa rời các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, khơng quan tâm đến các hoạt động chính trị - xã hội.
Về đạo đức, lối sống: xuất phát từ ý thức chính trị đúng đắn cho nên thế hệ trẻ hiện nay về cơ bản có lối sống lành mạnh, nhân văn, kế thừa và phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, ý thức sâu sắc về vai trị xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng lối sống mới, dám đứng lên đấu tranh trước những hành vi sai trái, việc làm tiêu cực trong xã hội. Song vẫn cịn những thanh thiếu niên có biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống. Đề cao lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ, sùng bái nước ngoài, coi tiền là trên hết, quan niệm lệch lạc về tình u, hơn nhân, có những hành vi trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc.
Về trình độ học vấn: thế hệ trẻ Việt Nam hơm nay có điều kiện thuận lợi để học tập, nâng cao trình độ, tay nghề cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước.
Những năm gần đây, trình độ học vấn của họ nâng lên rõ rệt. Số trường đại học, cao đẳng từ 191 trường (năm học 2001 - 2002) tăng lên 414 trường (năm 2010 - 2011) [2, tr. 260]. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều thanh thiếu niên ngại học, bỏ học, chưa chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, nhất là thanh thiếu niên ở nơng thơn, miền núi. Trình độ ngoại ngữ, tin học cịn yếu so với yêu cầu của đất nước và thời đại.
Về lao động và việc làm: thanh niên là lực lượng xã hội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động xã hội, số lao động thanh niên được đào tạo tay nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp cao. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Dạy nghề ngày 22/8/2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thời gian qua Luật Dạy nghề đã đạt được những kết quả to lớn như coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo theo nhu cầu thị trường… có 80-85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên; 70% số học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trình độ tay nghề ngày càng cao và sự hăng say của tuổi trẻ, họ đã đóng góp rất hiệu quả vào hoạt động sản xuất của xã hội. Bên cạnh đó cịn những bất cập như chưa định hướng nghề nghiệp rõ ràng, vấn đề phân luồng đào tạo, tỷ lệ thanh niên qua đào tạo tay nghề cịn thấp, kỷ luật lao động kém dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đời sống khó khăn, bấp bênh đối với nhóm người này. Một số khác lười biếng, coi thường lao động chân tay.
Từ sự phân tích những đặc điểm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, cho thấy họ cần phải được quan tâm giáo dục và rèn luyện hơn nữa, đặc biệt phải được XDLS mới để vững bước trong cuộc sống.
1.1.2.2. Xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay
XDLS là quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm hình thành và hồn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm sốt hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hiện thực hóa xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn.
Ở đây, cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống có chuẩn mức đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hịa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong q trình dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, lối sống của con người được hình thành và phát triển mang bản sắc độc đáo, riêng biệt. Đa số các nhà nghiên cứu nước ta đều cho rằng, lối sống truyền thống của người Việt được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: yêu nước, đoàn kết, thương người, cần kiệm, sáng tạo, thủy chung, ham học, trung thực, quý trọng người hiền tài, nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, linh hoạt… các giá trị đó đã tạo nên bản sắc dân tộc ta. Khi nói về đặc trưng lối sống của con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời một học giả người Pháp là Đơ Puphuôcvin: “Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, u chuộng cơng lý, tơn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, thương u giống nịi, tơn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh” [58, tr. 265]. Nhận xét trên đây của học giả pháp thể hiện sự nhận thức khá sâu sắc, toàn diện về con người Việt Nam. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý đến tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống…” [21, tr. 56].
Thứ hai, XDLS mới hiện nay là lối sống tuân thủ theo pháp luật; sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. Pháp luật muốn đi vào trong cuộc sống phải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, hướng tới một xã hội nhân văn, nhân đạo. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thực thi pháp luật đúng đắn, kỷ cương xã hội nghiêm minh sẽ góp phần phát triển giá trị đạo đức xã hội, làm cho đạo đức xã hội được thực thi trong cuộc sống. Quá trình xây dựng và hồn thiện thể chế thị trường định hướng XHCN, Đảng và nhà nước ta đã xác định phải xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh, thực hiện pháp luật nghiêm minh, từ đó tạo ra một xã hội kỷ cương, xóa bỏ quan niệm lạc hậu của lối sống cũ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế” [29, tr. 247]. Cùng với đó, chúng ta phải chăm lo xây dựng nhà nước vững mạnh, phát triển những hình thái ý thức xã hội khác, phát triển các loại hình nghệ thuật rộng rãi trong
nhân dân, sử dụng những hình thức nghệ thuật để cổ vũ cái đúng, phê phán cái sai, ngăn chặn cái ác.
Thứ ba, XDLS mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng con người phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Việc XDLS mới cho con người ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước hiện nay cần tập trung vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam với những phẩm chất nêu trên, những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên. Hội nghị Trung ương năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản sau:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái.
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [21, tr. 58-59].
Khái niệm lối sống của thế hệ trẻ khơng vượt ra ngồi khái niệm lối sống. Vì
thế, lối sống của thế hệ trẻ là cách thức, phương thức sống của họ thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó trong điều kiện sống cụ thể trên các lĩnh vực như lao động sản xuất, học tập, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hàng ngày.
Từ đây có thể hiểu: Lối sống mới là phương thức sống của con người thể
hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người tồn diện trên các lĩnh vực: đức, trí, thể, mỹ.
Xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ là quá trình tác động đến thế hệ trẻ nhằm hình thành và hồn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm sốt hành vi lối sống của mình hướng tới các q trình hồn thiện xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
XDLS của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh cụ thể của đất nước và thời đại cũng như là những giá trị văn hóa nền tảng lâu đời của dân tộc đang được hiện thực hóa ra sao. Nói về giới trẻ hiện nay, xã hội đều thừa nhận “việc làm” và “lối sống” là hai từ khóa cấp thiết. Điều này cho thấy lối sống là vấn đề được quan tâm lớn. Lối sống của thế hệ trẻ được thể hiện trong học tập, lao động sản xuất, trong hoạt động xã hội và trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người. Những lĩnh vực này không tách rời nhau mà tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Ở đây, để xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ cần thực hiện các vấn đề sau:
Một là, Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lối sống của thế hệ trẻ. Và suy cho cùng môi trường xã hội là yếu tố quyết định đến việc hình thành nhân cách của con người. Nó là tiền đề, điều kiện và là những yếu tố quyết định, tác động đến quá trình rèn luyện lối sống của thế hệ trẻ. Nó tác động lớn đến nhận thức, tình cảm và sự hình thành nhân cách, lối sống của họ. Một môi trường được coi là trong sạch, lành mạnh là mơi trường trong đó có sự phát triển hài hịa, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức. Để thực hiện điều đó, địi hỏi Đảng và Nhà nước cần làm cho chính sách phát triển kinh tế thống nhất với chính sách xã hội. Phát triển kinh tế chính là tiền đề, cơ sở quyết định sự phát triển văn hóa- xã hội và sự phát triển cao của văn hóa xã hội trở thành động lực thúc đẩy trở lại nền kinh tế ngày càng