Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ThuducHouse

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản cho công ty cổ phần phát triển nhà thủ đức giai đọan 2015 2020 (Trang 66 - 73)

STT Các yếu tố bên trong

Mức độ

quan trọng Phân loại

Số điểm quan trọng

(1) (2) = (1) x (2) 1 Kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động

kinh doanh bất động sản 0.07 4 0.28 2 Uy tín và danh tiếng thương hiệu 0.07 4 0.28 3 Sản phẩm bất động sản đạt chất lượng

cao 0.07 3 0.21

4 Ban Giám đốc có năng lực quản lý tốt,

tầm nhìn chiến lược 0.07 4 0.28 5 Đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, giàu

6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý 0.05 3 0.15

7 Cơ cấu tài chính an tồn, nhiều thuận lợi

trong việc huy động nguồn vốn hỗ trợ 0.06 3 0.18 8 Quỹ đất có tiềm năng phát triển 0.05 3 0.15 9 Quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền

địa phương 0.06 4 0.24 10

Quan hệ tốt với các đối tác uy tín trong ngành bất động sản, tài chính, truyền thơng

0.06 4 0.24 11 Có nhiều đối tác liên doanh liên kết mạnh 0.06 4 0.24 12 Chưa xây dựng được quỹ đất ở khu trung

tâm TP.Hồ Chí Minh 0.05 2 0.10 13 Quy mô vốn của công ty chưa đáp ứng đủ

cho đầu tư và phát triển 0.05 2 0.10 14 Thiếu nguồn nhân lực cấp trung và cao

cấp 0.05 2 0.10

15 Chưa có chính sách xây dựng, phát triển

nguồn nhân lực dài hạn 0.05 2 0.10 16 Các hoạt động quảng bá của doanh

nghiệp còn mờ nhạt 0.05 2 0.10 17 Đủ năng lực quản lý các dự án tầm cỡ 0.06 3 0.18

Tổng cộng 1.00 3.11

* Cách tính điểm ma trận ở (Phụ lục 20).

Nhận xét: Qua bảng 2.10 ta thấy tổng số điểm quan trọng là 3.11 cao hơn mức

trung bình 2.5, cho thấy chiến lược hiện tại của Thuduc House khai thác khá tốt các nguồn lực bên trong của cơng ty, với những điểm mạnh về uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, chất lượng sản phẩm, quan hệ tốt với cơ quan chức năng, đối tác uy tín trong ngành địa ốc, tài chính và truyền thơng. Tuy nhiên, cơng ty vẫn cịn yếu ở các điểm như vẫn chưa xây dựng được quỹ đất ở trung tâm thành phố, nguồn lực tài chính chưa đủ đáp ứng yêu cầu về đầu tư, phát triển.

Qua phân tích ma trận, tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu của Thuduc House như sau:

 Điểm mạnh:

- Uy tín và danh tiếng thương hiệu.

- Sản phẩm bất động sản đạt chất lượng cao.

- Ban Giám đốc có năng lực quản lý tốt, tầm nhìn chiến lược. - Đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

- Cơ cấu tài chính an tồn, nhiều thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn hỗ trợ.

- Quỹ đất có tiềm năng phát triển.

- Quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền địa phương.

- Quan hệ tốt với các đối tác uy tín trong ngành bất động sản, tài chính, truyền thơng.

- Có nhiều đối tác liên doanh liên kết mạnh. - Đủ năng lực quản lý các dự án tầm cỡ.  Điểm yếu:

- Chưa xây dựng được quỹ đất ở khu trung tâm TP.Hồ Chí Minh. - Quy mô vốn của công ty chưa đáp ứng đủ cho đầu tư và phát triển. - Thiếu nguồn nhân lực cấp trung và cao cấp.

- Chưa có chính sách xây dựng, phát triển nguồn nhân lực dài hạn. - Các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp còn mờ nhạt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 để tiến hành thực hiện phân tích, đánh giá mơi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House), bao gồm mơi trường bên ngồi, mơi trường nội bộ, chuỗi giá trị và năng lực lõi của công ty. Với mục tiêu giúp các nhà quản trị nhận diện chính xác những cơ hội, nguy cơ từ mơi trường bên ngồi, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu tồn tại bên trong doanh nghiệp. Nội dung chương 2 là cơ sở giúp tác giả xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty trong chương 3.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC

GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Chương ba dựa vào định hướng phát triển, sứ mạng và mục tiêu đề ra của Thuduc House trong thời gian tới và kết quả cơ sở dữ liệu có được thơng qua phân tích, đánh giá ở chương trước để thiết lập ma trận SWOT phục vụ cho việc hình thành nên các chiến lược kinh doanh cho công ty và ưu tiên chọn lựa thực hiện các chiến lược trên thông qua phân tích ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM). Đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược, cùng một số kiến nghị với cơ quan chức năng góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

3.1 Định hướng phát triển

- Giai đoạn 2014 – 2016: Thị trường bất động sản vừa có dấu hiệu phục hồi, Thuduc House tập trung đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, kết hợp triển khai các dự án hiện tại để chuẩn bị nguồn lực về tài chính, nhân lực và quỹ đất nhằm đón đầu sự hồi phục của nền kinh tế và chu kỳ phát triển mới của thị trường.

- Giai đoạn 2017 – 2020: Cùng với quá trình hồi phục và phát triển của nền kinh tế và thị trường địa ốc, công ty định hướng phát triển sản phẩm bất động sản cao cấp, kết hợp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

3.2 Sứ mạng và mục tiêu của Thuduc House 3.2.1 Sứ mạng của Thuduc House 3.2.1 Sứ mạng của Thuduc House

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất về bất động sản nhằm đáp ứng kỳ vọng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với khẩu hiệu “Cùng bạn nâng cao chất lượng cuộc sống”.

3.2.2 Mục tiêu chiến lược

 Căn cứ xác định mục tiêu:

- Sứ mạng và định hướng phát triển. - Dựa trên năng lực nội tại của công ty.

- Thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.  Các mục tiêu của Thuduc House:

- Tạo bước phát triển đột phá trong 10 năm tới, ln nằm trong nhóm các công ty kinh doanh địa ốc và đầu tư phát triển hàng đầu Việt Nam.

- Gia tăng giá trị cổ đông thông qua việc quản trị doanh nghiệp minh bạch và hiệu quả, đảm bảo việc bảo toàn vốn, gia tăng lợi nhuận của công ty.

- Chú trọng đảm bảo lợi ích và gia tăng sự hài lịng của khách hàng.

- Tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho người lao động với thu nhập ổn định, môi trường làm việc thân thiện và phát triển nghề nghiệp.

3.3 Dự báo nhu cầu thị trường bất động sản TP.HCM

Nhận định về thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng trong thời gian tới thị trường BĐS thành phố sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực rõ nét hơn. Thị trường sẽ hồi phục do nền kinh tế cả nước đang dần lấy lại sự ổn định và tăng trưởng. Bên cạnh đó, phía Đơng và Nam thành phố sẽ là những khu vực dẫn dắt thị trường do lợi thế về sự đột phá trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Trong định hướng chiến lược phát triển đô thị, TP.HCM sẽ phát triển theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tuy nhiên, chính sách phát triển hạ tầng của thành phố lại dồn mạnh vào phía Đơng và Nam với hàng loạt dự án hạ tầng đã, đang và sẽ được đầu tư mạnh.

3.3.1 Dự báo nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM

Dựa vào tình hình cung, cầu của thị trường bất động sản thành phố cho thấy hiện nguồn cung vẫn chưa thể theo kịp lực cầu. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 300.000 người đang có nhu cầu về nhà ở, thuộc phân khúc nhà ở thương mại với mức giá vừa tầm, vượt xa con số 13.060 căn hộ của nguồn cung. Theo đó, phân khúc căn hộ có quy mơ vừa và nhỏ, giá bán trên dưới 15 triệu đồng/m2 đang và sẽ là phân khúc chủ đạo của thị trường trong ba năm tới (CBRE, 2013).

Theo Savills Việt Nam (2014), trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 thị trường bất động sản thành phố sẽ đón nhận thêm khoảng 57.600 căn hộ từ 92 dự án, khoảng 20% trong tổng nguồn cung sắp tới dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015, 80% còn lại dự kiến sẽ hoàn thành từ năm 2016 trở đi. Quận 9 và quận Thủ Đức

tiếp tục dẫn đầu nguồn cung ở phân khúc nhà ở gắn liền với đất với khoảng 53.000 căn đến từ 137 dự án trong 8 năm tới.

Dựa vào ước tính của EDAW thì đến năm 2025, tổng dân số thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm khoản 861.536 người, tương đương với lượng nhu cầu tăng thêm về nhà ở đạt khoảng 287.178 nhu cầu số đơn vị nhà ở mới. Qua đó cho thấy, trong tương lai thị trường nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều tiềm năng phát triển (Phụ lục 5).

3.3.2 Dự báo nhu cầu văn phịng cho th tại TP.HCM

Nhìn chung đến năm 2015, thị trường văn phòng cho thuê sẽ có nhiều triển vọng đối với các chủ đầu tư. Do nguồn cung văn phòng ở cả hạng A và B tại khu vực trung tâm đều đang dần trở nên khan hiếm hơn so với nhu cầu thuê. Giá cho thuê trong năm tới sẽ có xu hướng tăng cho đến khi thị trường có thêm những nguồn cung mới. Theo CBRE Việt Nam đánh giá: “Bên cạnh nhu cầu tăng cao, thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển về khách thuê mạnh mẽ. Theo đó, khối ngoại khơng cịn giữ vị trí dẫn đầu, thay vào đó khách th là các cơng ty nội địa chiếm tỷ lệ cao, lên tới 62%. Các khách thuê nước ngoài chủ yếu là các công ty đến từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc” (Tăng Triển, 2014).

Theo EDAW, nhu cầu văn phòng cho thuê tại thành phố sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Năm 2025, nhu cầu diện tích thuần của văn phịng hạng A vượt 6,8 triệu m2, văn phòng hạng B và C ở mức 7,2 triệu m2, văn phòng hạng phi tiêu chuẩn có xu hướng giảm với khoảng 3 triệu m2. Như vậy, về lâu dài khách thuê văn phịng có xu hướng lựa chọn các văn phòng đạt chuẩn, mặt bằng rộng, chất lượng tốt (Phụ lục 6). Ngoài ra, Cushman & Wakefield cũng đưa ra dự báo về khả năng tăng nhu cầu văn phịng th ở các khu vực ngồi trung tâm thành phố trong thời gian tới: “Nhu cầu về diện tích văn phịng ở khu vực trung tâm ngày càng cao, tuy nhiên, diện tích văn phịng trống hạn chế, khả năng sẽ có bước chuyển biến mới về giá thuê văn phòng trong thời gian tới ở khu vực trung tâm, khách thuê sẽ phải tìm đến các khu vực kém trọng điểm hơn” (Tăng Triển, 2014). Đây cũng là cơ hội đối với các chủ đầu tư đang có sẵn các dự án hồn thiện nằm tại các khu vực trên.

3.3.3 Dự báo nhu cầu mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM

Thị trường mặt bằng bán lẻ được dự báo sẽ có nhiều triển vọng khi Việt Nam mở cửa 100% trong năm 2015, cùng hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết như TPP, EU–VN, ASIAN sẽ thu hút nhiều nhà bán lẻ quốc tế tham gia thị trường bán lẻ cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Thành phố với quy mô dân số đông, đa phần là lực lượng lao động trẻ và chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao chính là điểm hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngồi. Qua đó, tạo nhiều cơ hội cho chủ đầu tư các dự án trung tâm thương mại tại thành phố. Theo EDAW (2009), nhu cầu mặt bằng bán lẻ tại thành phố năm 2025 đạt gần 1,3 triệu m2 và nhu cầu về diện tích gộp lên đến 1,7 triệu m2. Điều này cho thấy nhu cầu thuê mặt bằng tại trung tâm thương mại sẽ tiếp tục phát triển đến năm 2025 (Phụ lục 5).

3.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh 3.4.1 Xây ma trận SWOT

Thông qua kết quả khảo sát, đánh giá ma trận EFE và IFE về môi trường kinh doanh của Thuduc House, kết hợp những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh, điểm yếu từ thị trường và của công ty. Cùng với các định hướng, mục tiêu phát triển của Thuduc House trong tương lai để từ đó đề xuất những chiến lược kinh doanh, giúp công ty tận dụng cơ hội vượt qua thánh thức, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản cho công ty cổ phần phát triển nhà thủ đức giai đọan 2015 2020 (Trang 66 - 73)