Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính,

2.2.2 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế

cứu có một ý nghĩa quan trọng trong việc đưa khuyến nghị chính sách. Các nước Bắc Phi nên thiết lập một hệ thống tài chính phát triển hơn cùng với việc phân bổ hiệu quả tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế.

2.2.2 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế tế

Theo lý thuyết phát triển cân bằng kinh tế, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng khi mức giá và sản lượng được duy trì ở mức mà tại đó thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng, đồng thời các doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Ngụ ý rằng: tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức giá không đổi. Đặc biệt, các ngành sản xuất và tài chính sẽ tăng trưởng ở mức giá tương xứng. Bất cứ khi nào một trong hai khu vực phát triển không cân đối, sự tăng trưởng của tổng sản lượng của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế có thể bị suy yếu hoặc thậm chí có thể là tiêu cực nếu có sự phát triển khơng cân bằng trong các lĩnh vực tài chính và khu vực sản xuất. Hệ thống tài chính phát triển làm giảm chi phí đại lý, chi phí giao dịch, huy động tiết kiệm và thuận lợi cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực do đó tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính sẽ cạnh tranh với phần còn lại của khu vực cho các đầu vào, đặc biệt là đối với người lao động có tay nghề cao. Vì vậy, việc mở rộng các lĩnh vực tài chính khơng kèm theo sự tăng trưởng hay tiến bộ công nghệ trong các ngành sản xuất của nền kinh tế có thể làm chuyển hướng các nguồn lực từ phần còn lại của nền kinh tế sang các dịch vụ tài chính, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Để ngăn chặn việc tích lũy của bất ổn tài chính, các ngành có sử dụng các dịch vụ tài chính như các ngành sản xuất nên phát triển đủ nhanh để duy trì nhu cầu đối với các quỹ tài chính. Duy trì hoặc gia tăng cạnh tranh đối với các quỹ tài chính ngụ ý rằng

theo thời gian. Đồng thời, để tránh phân bổ sai đầu vào do ngành cơng nghiệp tài chính đang phát triển nhanh, các ngành sản xuất của nền kinh tế sẽ tăng trưởng đủ nhanh để có thể cạnh tranh cho các yếu tố đầu vào như là cung cấp mức thù lao cạnh tranh.

Nghiên cứu “Financial development, real sector and economic growth, International Review of Economics and Finance” của Ductor, L. and Grechyna, D (2015)

Bài nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa phát triển tài chính và khu vực sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế. Với mẫu nghiên cứu của 101 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn năm 1970 - 2010, thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng, Ductor, L and Grechyna, D (2015) đã tìm thấy tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của tín dụng tư nhân so với tăng trưởng sản lượng thực tế. Ngụ ý rằng tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng trở nên tiêu cực, nếu có sự tăng trưởng nhanh chóng trong tín dụng tư nhân khơng kèm theo tăng trưởng trong sản lượng sản xuất thực tế. Phát hiện của tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ các lý thuyết rằng giả định sự tồn tại một mức tối ưu của phát triển tài chính được đưa ra bởi các đặc điểm của một nền kinh tế.

Tác giả sử dụng các chỉ số sau như các biện pháp đo lường phát triển tài chính: - Tín dụng tư nhân so với GDP: giá trị của tín dụng do tiền gửi của ngân hàng và tổ chức tài chính khác từ khu vực tư nhân.

- Tín dụng cá nhân của ngân hàng so với GDP: giá trị của tín dụng do ngân hàng gửi tiền đến các khu vực tư nhân.

- Chỉ số thanh khoản nợ của hệ thống tài chính so với GDP: biến này bằng tiền tệ cộng với nhu cầu và lợi ích vay nợ phải trả của các ngân hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng so với GDP.

Sự phát triển của khu vực sản xuất thực của nền kinh tế được đại diện bằng cách sử dụng các biến sau đây:

- Tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp: giá trị gia tăng trong khai thác, sản xuất, xây dựng, điện, nước, khí. Tác giả sử dụng biến này để đại diện tốc độ của sự phát triển ngành sản xuất.

- Chi phí nghiên cứu và phát triển so với GDP: chi phí nghiên cứu và phát triển là một đại diện chung cho tiến bộ công nghệ, lần lượt được kết hợp với tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế và có thể được coi là một biện pháp thay thế của phát triển khu vực sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển tài chính tương quan thuận với tăng trưởng. Vốn con người tác động tích cực tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê ở các biến tỷ lệ thương mại, lạm phát và chi tiêu. Tín dụng tư nhân so với GDP tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với GDP và gia tăng sản lượng công nghiệp tác động tiêu cực ở mức 5%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng làm giảm ảnh hưởng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế khi nó khơng được đi kèm với sự phát triển trong khu vực sản xuất của nền kinh tế. Các kết quả của nghiên cứu khơng được tìm thấy ở các nền kinh tế có mức thu nhập thấp.

Tác giả phân tích các mối quan hệ khơng đơn điệu giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng cách thêm vào biến bình phương của tín dụng tư nhân so với GDP. Và đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế; q nhiều tài chính có thể dẫn đến sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng trở nên tiêu cực khi tín dụng khu vực tư nhân đạt mức 40,83% so với GDP. Đóng góp chính của nghiên cứu là để giải thích mối quan hệ phi tuyến tính giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng cách xem xét sự tương tác giữa các lĩnh vực tài chính và khu vực sản xuất. Giả thuyết chính của nghiên cứu là hiệu quả của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển hoặc tiến bộ công nghệ của các ngành sản xuất thực. Khi

tăng trưởng tín dụng tư nhân vượt quá sự tăng trưởng trong sản lượng thực tế bằng 3,28%, tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng trở nên tiêu cực.

Những phát hiện này cho thấy rằng một trong những kênh chính mà qua đó phát triển tài chính có thể gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế là tăng trưởng không cân bằng giữa tín dụng tư nhân và sản lượng thực tế. Khi việc mở rộng tín dụng (do những cải tiến tài chính và tháo bỏ các quy định) khơng kéo theo sự mở rộng của các nhu cầu về vốn của các ngành sản xuất của nền kinh tế sẽ làm tăng khả năng tài trợ cho các khoản đầu tư mạo hiểm và dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn thậm chí khủng hoảng tài chính.

Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một giá trị ngưỡng mà phát triển tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó khơng được đi kèm với sự tăng trưởng trong khu vực sản xuất của nền kinh tế. Giá trị ngưỡng là giữa 1,72% và 4,97%. Đẩy mạnh phát triển tài chính mà khơng được đi kèm với sự tăng trưởng trong khu vực sản xuất sẽ làm giảm hiệu quả của việc phát triển tài chính; hiệu ứng này có thể trở thành tiêu cực nếu phát triển tài chính phát triển nhanh hơn đáng kể so với sản lượng thực tế.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về vai trị của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế nhưng có một sự đồng thuận chung của các nghiên cứu đó là có tồn tại một mối tương quan giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động một chiều phát triển hệ thống tài chính và khu vực sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm Tác giả Năm Đề tài nghiên

cứu

Phương pháp và mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu King and Levine 1993 Finance, entrepreneursh ip, and growth Theory and evidence.

Sử dụng mơ hình hồi quy xuyên quốc gia đánh giá sức mạnh của sự tương quan giữa từng chỉ tiêu tăng trưởng và mỗi chỉ số tài chính trong khoảng thời gian 1960-1989 của 80 quốc gia phát triển và đang phát triển.

Bằng chứng hồi quy cho thấy một liên kết mạnh mẽ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng dài hạn và cho rằng các chính sách của chính phủ đối với hệ thống tài chính có thể tác động nhân quả quan trọng về tăng trưởng dài hạn. Hassan et al. 2011 Financial development and economic growth: New evidence from panel data. Sử dụng hồi quy bảng để phân tích vai trị của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời sử dụng mơ hình vector tự hồi quy để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.

Phát triển tài chính có vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Zouheir Abida et al. 2015 Financial Development Sử dụng mơ hình GMM để xem xét mối quan hệ

Nghiên cứu đã tìm thấy một liên kết tích

and Economic Growth:

Evidence form North African Countries.

nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của ba nước Bắc Phi (Tunisia, Morocco, và Ai Cập) trong giai đoạn 1980-2012 dựa trên dữ liệu bảng.

cực mạnh mẽ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng chứng minh rằng tự do kinh tế là có lợi cho sự tăng trưởng.

Ductor, L. and Grechyna, D 2015 Financial development, real sector, and economic growth, International Review of Economics and Finance. Sử dụng mơ hình FD - GMM để đánh giá mối tương quan giữa phát triển tài chính và khu vực sản xuất của nền kinh tế thực với tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu bảng.

Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của tín dụng tư nhân so với tăng trưởng sản lượng thực tế. Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng trở nên tiêu cực, nếu có sự tăng trưởng nhanh chóng trong tín dụng tư nhân không kèm theo tăng trưởng trong sản lượng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)