Mô tả các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2 Mô tả các biến nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bài nghiên cứu sử dụng biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế là: GDP thực bình quân đầu người (biến độc lập). Các chỉ số để đo lường phát triển tài chính: tín dụng trong nước khu vực tư nhân so với GDP; tín dụng trong nước cung cấp bởi ngân hàng so với GDP; tỷ lệ thanh khoản nợ so với GDP. Sự phát triển của khu vực sản xuất của nền kinh tế thực được đại diện bởi các biến: tăng trưởng sản lượng cơng nghiệp; chi phí R&D so với GDP. Các biến kiểm soát được đưa vào mơ hình: GDP thực bình quân trên đầu người ban đầu; chi tiêu của chính phủ, thương mại, lạm phát. Việc lựa chọn các nhân tố đại diện cho tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và khu vực sản xuất nêu trên tương đồng với nghiên cứu của Hassan et al (2011); Ductor, L and Grechyna, D (2015). Khi sử dụng các biến trong nghiên cứu của Hassan et al (2011), tác giả đã lược bỏ biến tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP vì tỷ lệ tiết kiệm trong nước được đo lường bằng GDP trừ đi tổng chi tiêu cuối cùng của chính phủ và bằng chứng thực nghiệm của Hassan et al (2011) cũng đã cho thấy được mối quan hệ ngược chiều nhau giữa tiết kiệm và chi tiêu đến tăng trưởng kinh tế chính vì vậy tác giả chỉ đưa biến chi tiêu chính phủ so với GDP vào mơ hình. Ngồi ra bài nghiên cứu cịn mở rộng thêm hai biến kiểm soát tác động đến tăng trưởng kinh tế: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ giá hối đoái (Exchange rate).

Mơ tả các biến trong mơ hình:

Biến phụ thuộc: tăng trưởng kinh tế được chọn làm biến phụ thuộc và được đo

lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người. Việc lựa chọn đại diện của biến phụ thuộc tương đồng với các nghiên cứu của King and Levine (1993a); Hassan et al. (2011); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

Các biến độc lập

- Tín dụng trong nước khu vực tư nhân so với GDP (đơn vị tính %): giá trị tín dụng của ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân bao gồm công

ty tư nhân phi tài chính, hộ gia đình và các tổ chức phi lợi nhuận được sử dụng trong các bài viết Levine et al. (2000); Aghion et al. (2005); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

- Tín dụng trong nước cung cấp bởi ngân hàng so với GDP (đơn vị tính %): giá trị tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng cho khu vực tư nhân được tìm thấy trong nghiên cứu của Levine et al. (2009): Zouheir Abida et al. (2015); Ductor, L. & Grechyna, D (2015).

Yếu tố tín dụng trong nước khu vực tư nhân so với GDP và yếu tố tín dụng trong nước cung cấp bởi ngân hàng so với GDP phản ánh độ sâu về cấu trúc của hệ thống tài chính, dùng để kiểm định sự tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Cả hai yếu tố trên được lựa chọn là biến đại diện cho phát triển tài chính bởi vì mức độ phát triển của tài chính được thể hiện chủ yếu thông qua mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Trong khi đó, hệ thống tài chính là nơi vận chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, là cầu nối giữa hoạt động tiết kiệm và đầu tư thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính. Việc sử dụng nguồn vốn tiết kiệm để đầu tư và sự tích lũy vốn vật chất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrod - Domar và Solow). Bằng chứng thực nghiệm của Levine (1997); Hasan et al (2011); Ductor, L. and Grechyna, D (2015) chứng minh rằng: tín dụng trong nước khu vực tư nhân so với GDP và yếu tố tín dụng trong nước cung cấp bởi ngân hàng so với GDP có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP: là một yếu tố truyền thống và quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khi đánh giá tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, cho biết quy mô của khu vực trung gian tài chính so với nền kinh tế. Tỷ lệ nợ thanh khoản là thước đo khái quát của cung tiền M3 bao gồm: tiền mặt, tài khoản ngân hàng, tài khoản của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong đó M3 được xác định như sau:

M3 = M2 + các tài khoản dài hạn + cổ phần các quỹ hỗ tương thị trường tiền + các thỏa thuận mua lại.

M2 = M1 + tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm. M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm. M0 = tiền mặt + tiền gửi ngân hàng có thể ký phát séc.

Do những hạn chế trong quá trình thu thập số liệu M3 của các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương nên tác giả đã sử dụng số liệu M2 để đo lường sự tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ M2/GDP để đánh giá độ sâu của hệ thống tài chính có tác động tích cực thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng được tìm thấy trong bài viết King and Levine (1993); Levine et al. (2009); Zouheir Abida et al. (2015); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

- Tăng trưởng sản lượng công nghiệp: bao gồm giá trị gia tăng trong khai thác, sản xuất, xây dựng, điện, nước, khí ga. Biến này được sử dụng làm đại diện cho tốc độ phát triển của khu vực sản xuất. Kết quả nghiên cứu của Rajan and Zingales (1998); Huang et al. (2014); Ductor, L. and Grechyna, D (2015) cho rằng: sự gia tăng sản lượng ngành cơng nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Chi phí R&D so với GDP: là biến đại diện cho tiến bộ công nghệ của quốc gia, được kết hợp với tăng trưởng năng suất của nền kinh tế và được coi là biện pháp thay thế của khu vực sản xuất. Việc đổi mới cơng nghệ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng được tìm thấy trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow (1956) và trong nghiên cứu thực nghiệm Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

- GDP thực bình quân đầu người ban đầu: GDP thực bình quân trên đầu người ban đầu thấp được liên kết với một mức tăng trưởng cao hơn; được đo lường bằng logarit của mức GDP thực bình quân đầu người trong giai đoạn 1994 - 1996. Quan điểm này đã được kiểm định trong các nghiên cứu Barro (1997); Hasan et al (2011); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

- Chi tiêu chính phủ: các khoản chi thường xuyên của chính phủ để mua bán hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu cho an ninh quốc phòng. Chi tiêu chính phủ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ chi tiêu để tạo ra hàng hóa cơng cung cấp cho nền kinh tế sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên việc chi tiêu của chính phủ quá lớn dẫn đến lấn át khu vực tư sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Việc chi tiêu quá ít hoặc quá nhiều cho hàng hóa và dịch vụ cơng sẽ làm giảm hiệu quả phát triển của toàn xã hội trong dài hạn. Mức chi tiêu cơng đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế được gọi là quy mô chi tiêu công tối ưu. Trong trường hợp đó, chi tiêu cơng tạo điều kiện để khu vực tư phát triển mà không chèn lấn hoặc thay thế khu vực tư. Tất cả các quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc bên bờ vực khủng hoảng nợ cơng đều có quy mơ chi tiêu cơng lớn và liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên nếu tăng chi tiêu công vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế và tăng chi tiêu công vào lĩnh vực y tế và giáo dục sẽ làm gia tăng sản lượng quốc gia. Kết luận này được tìm thấy trong nghiên cứu của Abdullah (2000); Ranjan KD (2008) và Cooray A (2009).

- Tỷ lệ thương mại so với GDP: được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đối với GDP. Đối với nền kinh tế mở ngày nay, yếu tố thương mại đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia bên cạnh tự do tài chính; đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được tìm thấy trong nghiên cứu của King and Levine (1993a); Hasan et al (2011).

- Lạm phát: phản ánh sự ổn định của kinh tế vĩ mơ, hiệu quả của các chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thông qua tác động đến quyết định đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm thể hiện ở dạng phần trăm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đồng với Christopoulos and Tsionas (2004); Hasan et al (2011).

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): được đo lường bằng tỷ lệ dòng vốn FDI đưa vào quốc gia so với GDP. Thơng qua vốn tích lũy của nước tiếp nhận, FDI dự kiến sẽ làm tăng trưởng kinh tế của nước sở tại bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào và áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Vốn đầu tư nước ngoài tạo cơ sở cho sự thay đổi công nghệ và tăng thêm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển. Đối với những nước kém phát triển thiếu những nền tảng cần thiết về giáo dục, cơ sở hạ tầng, thị trường tự do hóa, kinh tế và ổn định xã hội nhờ có nguồn vốn FDI mà các nước kém phát triển có thể tiếp cận tiến bộ cơng nghệ của các công ty đa quốc gia. Phần lớn các quan điểm đều cho rằng FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế: Wei (1995); De Mello (1997); Choe (2003); Shaikh (2010).

- Tỷ giá hối đoái thực: được đo lường dựa trên công thức cơ bản phụ thuộc tỷ giá hối đoái danh nghĩa và chỉ số giá tương đối giữa hai quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động của tỷ giá hối đoái thực tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bằng chứng được tìm thấy trong nghiên cứu Eichengreen (2008); Houdou Ndambendia and Ahmed Al –Hayky (2011).

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình Tên biến Kỳ vọng

dấu Giải thích Nghiên cứu liên quan

GDP thực bình quân đầu người

ban đầu -

GDP thực bình quân đầu người ban đầu thấp sẽ tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Barro (1997); Hasan et al (2011); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

Tín dụng trong nước khu vực tư

nhân so với GDP +

Tỷ lệ tín dụng nước khu vực tư nhân cao cho thấy sự phát triển của hệ thống tài chính cao hơn từ đó thúc đẩy

Levine et al. (2000); Aghion et al. (2005); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

tăng trưởng kinh tế. Tín dụng trong

nước cung cấp bởi ngân hàng so với GDP + Tỷ lệ DCBS cao sẽ góp phần làm gia tăng phát triển tài chính từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Levine et al. (2009): Zouheir Abida et al. (2015); Ductor, L. & Grechyna, D (2015). Tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP + Cung tiền M3 có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

King and Levine (1993); Levine et al. (2009); Zouheir Abida et al. (2015); Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp

+

Tăng trưởng sản lượng khu vực công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Rajan and Zingales (1998); Huang et al. (2014);

Ductor, L. and Grechyna, D (2015).

Chi phí ngiên cứu và phát triển công

nghệ so với GDP +

Việc đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ sẽ làm tăng trưởng kinh tế.

Ductor, L. and Grechyna, D (2015). Chi tiêu chính phủ + Chi tiêu chính phủ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chi tiêu chính phủ tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của

Abdullah (2000); Ranjan KD (2008) và Cooray A (2009).

nền kinh tế. Thương mại

+

Thương mại đóng vai trị tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

King and Levine (1993a); Hasan et al (2011). Tỷ lệ lạm phát - Tỷ lệ lạm phát cao kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.

Christopoulos and Tsionas (2004); Hasan et al (2011).

Đầu trực tiếp nước

ngoài so với GDP +

FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Wei (1995); De Mello (1997); Choe (2003); Shaikh (2010).

Tỷ giá hối đoái

-

Tỷ giá hối đoái thực tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Eichengreen (2008); Houdou Ndambendia and Ahmed Al –Hayky (2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)