Sự mở rộng nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Sự mở rộng nghiên cứu của đề tài

Trong các nghiên cứu trước đây, phần lớn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế thông qua các biến kiểm sốt: GDP bình qn đầu người ban đầu, lạm phát, chi tiêu chính phủ, chỉ số vốn con người, mở cửa thương mại v.v. Tuy nhiên các quốc gia nghiên cứu đang ở trong một nền kinh tế thị trường mở hết sức năng động. Mọi yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế không chỉ bị chi phối bên trong nội bộ của các quốc gia mà còn chịu sự tác động qua lại giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các châu lục với nhau.

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, các quốc gia ngày càng có mối liên kết thương mại chặt chẽ và tự do hóa tài chính sâu sắc. Hầu hết các nền kinh tế là nền kinh tế mở năng động, xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng quốc gia, luồng vốn đầu tư luân chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn và dễ dàng, có tác động sâu rộng đến nền kinh tế. Trong nền kinh tế mở, các quốc gia đều có sự giao lưu và mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chính vì vậy khu vực tài chính và khu vực sản xuất cũng khơng nằm ngồi mối quan hệ đó. Phát triển tài chính khơng chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ bên trong quốc gia mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác như: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ giá hối đoái (Exchange rate). Nhận thấy được tầm quan trọng của hai yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu đã mở rộng nghiên cứu thêm hai yếu tố: đầu tư trực tiếp nước ngồi và tỷ giá hối đối như là một đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, trong chương 2 đề tài đã đưa ra các nghiên cứu lý thuyết và các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế và mối tương quan giữa các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Các lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế: lý thuyết Harrod - Domar; Robert Solow đã góp phần tạo nên một nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia của các nhà nghiên cứu đã minh chứng rõ hơn về những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó mối tương quan nổi bật nhất là mối tương quan giữa phát triển tài chính, khu vực sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Qua phân tích ở chương 2, đề tài đã đưa ra những lý thuyết nền cơ bản cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm được kiểm chứng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian trải dài, từ cơ sở đó tác giả có thể hồn tồn vận dụng để phân tích các mối tương quan trong những chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)