Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 25 quốc gia thuộc Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn năm 1997 - 2014. Việc chọn các nước được lấy mẫu một cách ngẫu nhiên dựa trên sự phân loại vùng lãnh thổ và vị trí địa lý: Asean, Pacific và phân loại theo thu nhập: High income, Low income, Middle Income theo phân loại của WB. Tất cả các dữ liệu từ các chỉ số phát triển thế giới (WDI) do WB và IMF cung cấp.

Trong giai đoạn năm 1997 - 2014: nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động lớn điển hình là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Các cuộc khủng hoảng kinh tế chính là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số quốc gia suy thối nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các yếu tố, các động lực làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này sẽ phát huy được vai trị

của nó. Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi: Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v.

Việc lựa chọn nghiên cứu các quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bởi vì:

Một là; đề tài nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng kinh tế trong khi đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những thập niên gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, có nhiều sự chuyển dịch từ những nước kém phát triển, thu nhập thấp thành những nước đang phát triển với mức thu nhập tương đối cao. Do đó khi nghiên cứu tại khu vực này sẽ tạo điều kiện về nguồn dữ liệu trong quá trình thu thập và sự tương tác giữa các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế sẽ được thể hiện rõ ràng và chính xác hơn; giúp tác giả xác định được yếu tố nào là quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là; cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã đẩy cán cân sức mạnh kinh tế dịch chuyển từ Tây sang Đơng. Cục diện kinh tế - chính trị thế giới đang thay đổi theo hướng cân bằng hơn; dần làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước phát triển và đang phát triển, dẫn đến những điều chỉnh mang tính kết cấu trong quan hệ Bắc - Nam. Việc G20 quyết định chuyển 5% quyền bỏ phiếu trong IMF cho các nền kinh tế mới nổi đã chứng minh được vị thế kinh tế của các quốc gia này. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đang giúp cả châu lục vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính và đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế.

Ba là; Châu Á - Thái Bình Dương đóng vai trị hàng đầu trong định hướng nền kinh tế thế giới đi vào con đường phát triển mới bền vững hơn trên quy mơ tồn cầu. Châu Á nắm trong tay tuyến vận tải đường biển “bận rộn” nhất thế giới: eo biển Ma- lắc-ca. Châu Á cũng là nhóm quốc gia phụ thuộc vào thương mại nhất thế giới, với tổng giá trị kim ngạch thương mại tương đương gần 100% GDP của cả khối (hiện ở mức 1.300 tỉ USD). Với thị trường rộng lớn gồm 650 triệu dân, châu Á hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ. Châu Á sẽ là khu vực có nhiều chuyển biến mới và nổi

lên như một điểm nhấn hấp dẫn các cường quốc không chỉ trong khu vực mà trên thế giới.

Bài nghiên cứu đã lựa chọn dữ liệu bảng hay còn được gọi tên khác là dữ liệu gộp chung (gộp chung dữ liệu chéo và chuỗi thời gian). Việc lựa chọn dữ liệu bảng vì những ưu điểm sau:

- Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

- Bằng cách nghiên cứu quan sát lập đi lập lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu các động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.

- Dữ liệu bảng làm cho chúng ta có thể nghiên cứu các mơ hình hành vi phức tạp hơn.

- Dữ liệu bảng cho phép kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát được giữa các thực tế, cũng như cho phép kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian.

Vì vậy việc sử dụng dữ liệu bảng có thể làm cho phân tích thực nghiệm phong phú hơn so với việc chỉ sử dụng dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính và khu vực sản xuất đến tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm tại khu vực châu á thái bình dương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)