Mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và thước đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 34 - 35)

1.3. Tổng quan về Bảng cân bằng điểm áp dụng trong các tổ chức công

1.3.2.4. Mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và thước đo

Mối quan hệ nhân quả là rất quan trọng trong Bảng cân bằng điểm bởi nó phân biệt mơ hình này với các mơ hình quản lý khác. Một Bản đồ chiến lược cũng

như Bảng cân bằng điểm được thiết kế tốt nên mô tả chiến lược của tổ chức thông

qua một loạt các các mục tiêu (trong Bản đồ chiến lược) và các thước đo (trong Bảng cân bằng điểm) đan xen với nhau trên bốn phương diện.

Bốn phương diện trên Bản đồ chiến lược và Bảng cân bằng điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên lý nhân quả. Chúng ta đều biết sứ mạng của các tổ chức cơng chỉ có thể đạt được khi khách hàng hài lòng về các sản phẩm và dịch vụ mà các tổ chức đó cung cấp. Tiếp theo, để có thể đạt được mục tiêu về khách hàng thì các quy trình nội bộ quan trọng cần phải được tập trung đẩy mạnh.

Sau đó, phương diện học hỏi và phát triển sẽ là nền tảng vững chắc để giúp cơng ty

có những hành động nhằm đẩy mạnh các quy trình nội bộ và làm hài lòng khách hàng. Cuối cùng, như chúng ta biết, khơng có tổ chức nào có thể hoạt động thành công và đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà khơng có nguồn lực tài chính. Nếu tổ chức có nguồn lực tài chính vững mạnh sẽ đầu tư để đào tạo nâng cao các kỹ năng

cho nhân viên, đẩy mạnh các quy trình nội bộ thì sẽ đáp ứng được các nhu cầu của

khách hàng và cuối cùng là đạt được sứ mạng của tổ chức.

Tương ứng với các mục tiêu là các thước đo cụ thể trên từng phương diện. Tuy nhiên, các thước đo này khơng phải hồn toàn độc lập mà chúng cũng phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Sự liên kết giữa các thước đo trong Bảng cân bằng điểm

được xây dựng bằng một loạt các mệnh đề “nếu – thì”: “Nếu chúng tơi tăng doanh thu

thì chúng tơi sẽ có các nguồn lực để thu hút và đào tạo nhân tài. Nếu chúng tơi có

được nhân tài thì chúng tơi sẽ có thể phát triển và thúc đẩy các dịch vụ đa dạng. Nếu

chúng tôi phát triển và thúc đẩy các dịch vụ đa dạng hơn thì chúng tơi sẽ làm hài lịng

được nhiều khách hàng. Và cuối cùng, nếu chúng ta làm hài lịng khách hàng thì chúng

ta mới có thể đạt được sứ mạng của mình” (Niven, 2008, trang 38).

Hình 1.3 thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và thước đo của Bản đồ chiến lược và Bảng cân bằng điểm.

Tóm lại, Bản đồ chiến lược với các mục tiêu và Bảng cân bằng điểm với các thước đo được sử dụng để kể câu chuyện chiến lược của tổ chức bằng cách tận dụng khái niệm nhân quả nhằm minh họa mối quan hệ giữa các mục

tiêu và thước đo trong cả bốn phương

diện. Việc thiết lập mơ hình nhân quả phức tạp không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được nhiều lợi ích mà mơ hình này mang lại (Niven, 2006).

Hình 1.3: Mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu và thước đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)