Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 54 - 56)

2.2. Thực trạng công tác đo lường thành quả hoạt động tại Trường Đạ

2.2.3.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và

phát triển

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu về chiến lược và tầm nhìn của Trường đến năm 2020, Báo cáo tự đánh giá năm 2010, Báo cáo đại hội đại biểu cán bộ công chức, viên chức và một số các tài liệu khác liên quan, tác giả tổng hợp được các mục tiêu và thước đo cho phương diện này như sau:

Mục tiêu về phương diện học hỏi và phát triển của Nhà trường

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ giảng viên chuẩn hóa về chức danh, trình độ theo

quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 đạt 90% giảng viên có

trình độ sau đại học, trong đó có (25 – 30)% tiến sĩ, (5 – 7)% giáo sư, phó giáo sư. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng,

năng lực quản lý tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo trong cơng việc, có uy tín và

tập hợp được mọi người cùng chung sức để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường. Thứ ba, xây dựng đội ngũ chuyên viên và phục vụ đào tạo đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của Nhà trường, có khả năng tham mưu và chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, phấn đấu đến năm 2020 Nhà trường có đủ điều kiện tốt, đạt tiêu chuẩn Việt Nam về CSVC cho công tác đào tạo và NCKH.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản

lý đào tạo nhằm giúp cho các phòng ban và Khoa phối hợp nhịp nhàng hơn.

Thước đo về phương diện học hỏi và phát triển của Nhà trường

Thứ nhất, thước đo tỷ lệ sinh viên chính quy trên một giảng viên quy đổi.

Thông tư 57/2011/TT-BGDDT có quy định rõ tỷ lệ sinh viên chính quy trên một

giảng viên quy đổi là 25. Hàng năm, Nhà trường tính tốn chỉ tiêu này để kế hoạch tuyển dụng và tuyển sinh theo đúng yêu cầu. Hiện nay, Trường có 615,5 giảng viên

quy đổi và quy mơ sinh viên chính quy là 18.809. Như vậy, tỷ lệ sinh viên chính

quy trên một giảng viên quy đổi là 30,5 (chưa đạt so với quy định).

Thứ hai, thước đo tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên trong tổng số

giảng viên. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ đội ngũ giảng viên càng có chất lượng. Hiện nay, theo như số liệu mà tác giả tổng hợp được từ Phòng Tổ chức – Cán bộ thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 76,11% (trong đó, phó giáo sư và tiến sĩ khoa học chiếm 2,56%, tiến sĩ chiếm 14,68%, thạc sĩ chiếm 58,87%).

Thứ ba, thước đo tổng kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên đi học. Theo quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, giảng viên và nhân viên được Hiệu trưởng

ký quyết định cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ sẽ được Nhà trường thanh

toán tiền tàu xe (2 đợt/năm), hỗ trợ toàn bộ học phí, hỗ trợ tiền lưu trú (4.000.000

đồng/năm đối với nghiên cứu sinh), làm luận án (12.000.000 đồng), luận văn tốt

nghiệp (3.000.000 đồng). Tổng kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên đi học năm 2013 tăng so với năm 2012 (cụ thể năm 2012 là 1.268.703.500 đồng, năm 2013 là 1.329.706.500 đồng) chứng tỏ Nhà trường ngày càng quan tâm đến việc bồi

dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên và nhân viên.

Thứ tư, thước đo tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo trên một sinh viên chính quy. Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo quy định các trường đại

học, cao đẳng phải đảm bảo diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo bình qn trên một sinh viên chính quy là 2m2. Tính đến cuối năm học 2012 – 2013 thì tỷ lệ này đạt 1,98 m2 (chưa đạt so với quy định).

Thứ năm, thước đo tổng chi cho đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị. Hàng năm, Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ tổng hợp các khoản

chi này để đánh giá khả năng đầu tư vào CSVC và trang thiết bị của Trường. Bảng

2.4 cho thấy Nhà trường ngày càng chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa CSVC và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH.

Bảng 2.4: Ngân sách chi cho cơ sở vật chất và trang thiết bị của Nhà trường

TT Chi từ nguồn 2012 2013

1 NSNN cấp chi thường xuyên 1.900.524.338 5.540.815.800 2 NSNN cấp chi không thường xuyên 32.500.000.000 55.000.000.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Kế hoạch – Tài chính)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 54 - 56)