Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 40 - 42)

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Quy Nhơn

Hai năm sau ngày đất nước thống nhất, Cơ sở Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập theo quyết định số 1842/QĐ ngày 21/12/1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Gần 4 năm sau, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 02/HĐBT ngày 13/07/1981 thành lập Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ngày 30/10/2003, Thủ

tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg đổi tên thành Trường Đại

học Quy Nhơn để xây dựng trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay, Trường

Đại học Quy Nhơn là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự đảm bảo một phần chi phí

hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp.

Hơn 10 năm trong chặng đường đầu (1977-1990), Trường chỉ đào tạo 5 ngành Sư phạm gồm: Toán, Văn, Sử – Chính trị, Sinh – Kỹ thuật nơng nghiệp và Lý – Kỹ

thuật công nghiệp, với quy mô hơn 1.000 sinh viên. Qua hơn 35 năm xây dựng và

phát triển, Nhà trường đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Hiện nay, Trường có 16 Khoa, đào tạo 42 ngành với quy mơ gần 18.000 sinh viên hệ chính quy và hơn 11.000 sinh viên hệ khơng chính quy. Trường đã và đang đào tạo

12 ngành trình độ thạc sĩ và 2 ngành trình độ tiến sĩ. Ngồi ra, Trường còn đào tạo

gần 950 lưu học sinh Lào thuộc các tỉnh Attapư, Chămpasắc, Salavan và Sekon (Kỷ

yếu Trường Đại học Quy Nhơn – 35 năm xây dựng và phát triển, 2012)

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, Trường có khoảng hơn 850 cán bộ với gần 600 giảng viên. Đây là nguồn nhân lực dồi dào và là nền móng vững chắc để đáp ứng yêu cầu đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học. Nhiều sinh viên, học viên qua các thế hệ đã và

đang nắm giữ các vị trí quan trọng ở Trung ương và địa phương. Với kết quả đào tạo

hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, Nhà trường

đã đóng góp đáng kể vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu

Trong hơn 35 năm qua, Trường Đại học Quy Nhơn đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, vươn lên trở thành một trong những trường đại học đào tạo đa ngành, đa cấp, đảm bảo chuẩn chất lượng, một trong những trung

tâm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các lĩnh vực khoa học – cơng nghệ, trung

tâm văn hóa, giáo dục của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

2.1.2. Nhiệm vụ

Trường Đại học Quy Nhơn là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Nhiệm vụ chủ yếu của Trường là:

- Đào tạo giáo viên THPT, tiểu học và mầm non có trình độ đại học; - Đào tạo cử nhân Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn; - Đào tạo cử nhân và kỹ sư một số ngành Kinh tế và Kỹ thuật;

- Đào tạo đại học khơng chính quy hệ vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng 2; - Đào tạo sau đại học;

- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT; - Đào tạo lưu học sinh;

- NCKH phục vụ đào tạo và góp phần phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Quy Nhơn bao gồm:

Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng

Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức – Cán bộ, Phịng Hành chính –Tổng hợp, Phịng Đào tạo, Phịng Cơng tác sinh viên, Phịng Sau đại học, Phịng Khảo thí &

Đảm bảo chất lượng, Phịng Khoa học cơng nghệ & Hợp tác quốc tế, Phịng Kế hoạch

– Tài chính, Phịng Cơ sở vật chất, Phịng Thanh tra & Cơng tác thi đua, Trạm Y tế.

Các Khoa đào tạo: Khoa Toán học, Khoa Lý – Kỹ thuật cơng nghiệp, Khoa

Hóa học, Khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Khoa Ngữ văn, Khoa Lịch sử, Khoa Giáo dục tiểu học và Mầm non, Khoa Địa lý – Địa chính, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Lý luận chính trị – Hành chính, Khoa Tâm lý & Cơng tác xã hội, Khoa Giáo dục thể chất – Quốc phòng, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa Cơng nghệ thơng tin, Khoa Tài chính ngân hàng – Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế – Kế toán.

Các trung tâm: Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng thường xuyên, Trung tâm

Thông tin – Tư liệu, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Kinh tế & Kế tốn.

Các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng bộ, Công đoàn trường, Đoàn thanh

niên – Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Ban thanh tra nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 40 - 42)