Bản đồ chiến lược Trường Đại học Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 75 - 148)

Các mục tiêu trong mỗi phương diện được tác giả lựa chọn xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của Nhà trường và liên kết chặt chẽ với nhau theo mối quan hệ nhân quả. Trước hết, Nhà trường chỉ có thể đạt được sứ mạng của mình khi các bên liên quan hài lòng về chất lượng đào tạo. Tiếp theo, để có thể đạt được mục tiêu trong

phương diện các bên liên quan thì các quy trình hoạt động nội bộ quan trọng cần phải được tập trung đẩy mạnh. Sau đó, phương diện học hỏi và phát triển sẽ là nền tảng

vững chắc để giúp Nhà trường có những hành động nhằm đẩy mạnh các quy trình nội bộ và làm hài lòng các bên liên quan. Cuối cùng, phương diện tài chính là nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh phương diện học hỏi và phát triển đồng thời cải thiện các quy trình hoạt động nội bộ nhằm đáp ứng được các mong đợi của khách hàng và sau đó là hồn thành sứ mạng của tổ chức. Thông qua Bản đồ chiến lược (Hình 3.1), mỗi cá nhân sẽ biết được mình nên làm gì để đóng góp vào thành cơng chung của Nhà trường.

3.3.2. Xác định các thước đo, chỉ tiêu vầ hành động

3.3.2.1. Phương diện các bên liên quan

Để biết được Nhà trường có đạt được mục tiêu “Thu hút sinh viên chất lượng

cao” hay không, tác giả đề xuất hai thước đo “Số lượng học sinh khá, giỏi đăng ký

dự thi vào Trường” “Điểm trung bình đầu vào của sinh viên được tuyển”.

Càng thu hút được nhiều học sinh khá, giỏi từ các trường trung học phổ thông, đặc

biệt là những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp sẽ càng thuận lợi cho việc triển khai chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng sinh viên tốt

nghiệp. Bên cạnh đó, điểm trung bình đầu vào của sinh viên được tuyển càng cao hơn điểm chuẩn của Trường chứng tỏ chất lượng đầu vào của sinh viên càng cao.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt loại khá, giỏi là 23,33%. Tuy nhiên, Trường Đại

học Quy Nhơn chưa phải nằm trong số các trường đại học dẫn đầu trong cả nước nên khả năng thu hút học sinh khá, giỏi chưa cao. Vì vậy, tác giả đề xuất năm 2015, Nhà trường phấn đấu đạt được 50% tỷ lệ này, tức là khoảng 12%.

Hiện nay, Nhà trường vẫn chưa tổng hợp điểm chuẩn bình quân của sinh

năm gần đây có thể thấy điểm chuẩn của Trường tăng bình quân hàng năm từ 0,5 đến 1,0. Vì vậy, tác giả đề xuất Nhà trường phấn đấu năm 2015 điểm chuẩn của sinh viên được tuyển tăng bình quân 0,5 điểm so với 2014 và tăng đều như vậy ở

những năm tiếp theo. Từ mức tăng bình quân này, mỗi Khoa sẽ xác định mức tăng cụ thể cho từng ngành học, tùy vào khả năng thu hút sinh viên của ngành.

Để đạt được hai chỉ tiêu này, Nhà trường cần phải chú trọng công tác tư vấn

tuyển sinh, tăng cường quảng bá hình ảnh của Trường đến các tỉnh trong khu vực,

đặc biệt là các trường chuyên như Trường THPT chuyên Lê Quý Đơn (Bình Định), Trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai), Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi)…

Với mục tiêu “Sinh viên tốt nghiệp có chất lượng”, tác giả đề xuất hai thước

đo đó là “Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hàng năm” và “Tỷ lệ sinh viên

tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành”. Theo Báo cáo hội nghị đại biểu cán

bộ cơng chức, viên chức thì hàng năm có khoảng 95% sinh viên tốt nghiệp, trong đó gần 40% sinh viên xếp loại khá, giỏi. Do vậy, tác giả đề xuất tỷ lệ này năm học 2015 – 2016 là 41% và tăng đều 1% hàng năm để đến năm học 2019 – 2020 đạt tỷ lệ 45% sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi. Riêng số liệu để tính tốn thước đo “Tỷ lệ

sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành” sẽ được thu thập bằng cách:

Phịng cơng tác sinh viên sẽ gửi phiếu khảo sát vào email của sinh viên tốt nghiệp (nhờ lớp trưởng các lớp tập hợp email sinh viên trước khi ra trường). Trong thời gian qua, Nhà trường đã triển khai nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để khảo

sát, thu thập và đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả là sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ và kinh tế có việc làm trong năm tốt nghiệp trên 85%, sinh viên tốt nghiệp các ngành sư phạm và các ngành khác có việc

làm trong năm tốt nghiệp trung bình từ 60 – 70%. Vì vậy, tác giả đề xuất tỷ lệ này

sẽ tăng thêm 5% vào năm 2015. Tác giả nghĩ rằng nếu Nhà trường thực hiện tốt

nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời theo như phân tích về cơ hội của

Nhà trường thì nhu cầu nguồn nhân lực của khu vực trong những năm tới sẽ tăng

cao nên con số này là hồn tồn có thể đạt được. Năm 2015, Nhà trường cần phải

- Để có đầu ra tốt thì đầu vào phải có chất lượng, muốn vậy, cần phải thắt

chặt khâu tuyển sinh trên cơ sở nâng cao điểm chuẩn và lựa chọn khối thi phù hợp. - Thực hiện chủ trương của Bộ giáo Dục và Đào tạo về “Ba công khai”, trong

đó có cơng khai về chất lượng đào tạo. Việc đầu tiên rất cần thiết phải hoàn thiện bộ

chuẩn đầu ra của sinh viên và công bố công khai cho xã hội biết.

- Tăng cường triển khai các hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ với doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả cơng tác tư vấn, hỗ trợ nghề nghiệp, tạo cơ hội tìm việc làm cho sinh viên thông qua việc tổ chức giao lưu và tiếp xúc với cơ quan, doanh nghiệp, tìm kiếm thêm nguồn học bổng cho sinh viên.

Để biết Nhà trường có đạt được mục tiêu “Nâng cao sự hài lòng của các bên

liên quan” hay không, tác giả đề xuất các thước đo sau:

Thước đo “Mức độ hài lòng của sinh viên” sẽ được thực hiện bằng cách

Nhà trường tiến hành khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với từng môn học. Sinh

viên sẽ được yêu cầu trả lời phiếu khảo sát trực tuyến (Phụ lục 15) trên website của

Nhà trường vào tuần cuối cùng trước khi kết thúc học phần. Đồng thời, Nhà trường

cũng sẽ tiến hành khảo sinh viên cuối khóa về sự hài lòng của họ đối với chất lượng

đào tạo của Nhà trường (Phụ lục 16). Thời gian khảo sát thích hợp nhất theo tác giả

là tháng cuối cùng trước khi sinh viên ra trường tức là vào đầu tháng 5.

Thước đo “Mức độ hài lòng của cựu sinh viên” sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát cựu sinh viên về chất lượng đào tạo của Nhà trường (Phụ lục 17). Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến cho cựu sinh viên ba khóa gần nhất vào tháng 6 và 12 hàng năm.

Thước đo “Tỷ lệ cựu sinh viên quay lại trường để học thêm khóa học khác”. được tính như sau:

Số lượng cựu sinh viên đã đăng ký học Tỷ lệ % cựu sinh viên

quay lại Trường để học thêm khóa học khác

=

Tổng số sinh viên đã tốt nghiệp tại Trường

x 100

Hiện nay, Nhà trường chưa thống kê số liệu này nhưng theo quan sát của tác giả thì tỷ lệ này những năm qua rất thấp chỉ khoảng từ 2 – 3%. Phần lớn các cựu sinh viên quay lại Trường để học thêm một văn bằng hai (nhất là ngoại ngữ) và học thạc sĩ. Theo kế hoạch đến năm 2015, Nhà trường sẽ mở thêm 2 chuyên ngành đào tạo

thạc sĩ đó là Tài chính ngân hàng và Kinh tế chính trị. Từ sau năm 2015 đến năm

2020, Nhà trường phấn đấu mở thêm các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh

doanh, Vật lý, Địa lý, Triết học, Lý luận và phương pháp giảng dạy lý luận chính trị

và đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Hóa học. Vì vậy, tác giả đề xuất năm 2015, Nhà trường phấn đấu đạt tỷ lệ cựu sinh viên quay lại Trường để học thêm một khóa học

khác từ 3 – 4% và những năm sau đó phấn đấu tiếp tục tăng dần 1% mỗi năm.

Thước đo “Mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng” sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát sự hài lòng của nhà tuyển dụng về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp. Việc khảo sát các nhà tuyển dụng đã được nhiều trường đại học trên thế giới cũng như nước ta thực hiện. Do vậy, trong luận văn này tác giả đã soạn thảo phiếu khảo sát nhà tuyển dụng (Phụ lục 18).

Sau khi thu về các phiếu khảo sát sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng, Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng sẽ xử lý số liệu qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Mức độ hài lịng bình qn càng cao (> 4) chứng tỏ các bên có liên quan hài lịng về chất lượng đào tạo của Trường. Ngược lại, nếu mức độ hài lịng bình qn thấp (< 4), Nhà trường căn cứ vào kết quả khảo sát để biết các bên có liên quan

khơng hài lịng về điều gì để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Mức độ hài lịng bình qn của mỗi bên liên quan được tính như sau:

Tổng mức độ hài lịng bình qn Mức độ hài lịng bình qn

của mỗi bên liên quan = Tổng số câu hỏi trả lời

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành khảo sát 100 cán bộ, giảng

viên và nhân viên và 300 sinh viên khóa 34 (xem đây là sinh viên năm cuối) để nắm được mức độ hài lịng bình qn cũng như làm cơ sở đề xuất chỉ tiêu cho thước đo

này. Kết quả tính tốn từ các phiếu khảo sát thu về cho thấy mức độ hài lịng bình quân của cán bộ, giảng viên và nhân viên là 3,8 (Phụ lục 21) và mức độ hài lịng bình qn của sinh viên khóa 34 là 3,6 (Phụ lục 20). Theo quan điểm chủ quan của tác giả thì Nhà trường cần phải phấn đấu đạt mức hài lòng trở lên nên tác giả đề xuất chỉ tiêu này năm 2015 trung bình lớn hơn hoặc bằng 4,0. Trong thời gian tới, để đạt được những chỉ tiêu đặt ra Nhà trường cần phải thực hiện các hành động sau:

- Cử cán bộ Phịng khảo thí và Đảm bảo chất lượng bồi dưỡng thêm kiến thức về đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học và kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS.

- Tiến hành khảo sát sự hài lịng của sinh viên về mơn học và khóa học. - Tiến hành khảo sát sự hài lòng của cựu sinh viên để nắm được thơng tin về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Gửi thư đề nghị Sở Nội Vụ, Sở Giáo Dục và Đào tạo các tỉnh trong khu vực gửi thống kê về số lượng tuyển dụng sinh viên tốt của Trường.

- Chú trọng đến việc lấy ý kiến của xã hội, đại diện là các nhà tuyển dụng để cải tiến chất lượng đào tạo đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Bởi lẽ sự công nhận của doanh nghiệp chính là minh chứng tốt nhất cho chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Năm 2015, Trường sẽ mở thêm 2 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đó là Tài chính ngân hàng và Kinh tế chính trị.

3.3.2.2. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Để biết được Nhà trường có đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng giảng

dạy” hay không, tác giả đề xuất hai thước đo sau:

Thước đo “Kết quả đánh giá giảng viên”. Việc đánh giá giảng viên phải được

thực hiện thường xuyên và liên tục, bao gồm: sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và Bộ môn đánh giá về nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên sẽ đánh giá mức độ hài lịng của mình về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bảng câu hỏi 5 mức độ với hơn 43 câu, trong đó từ câu 7 đến câu 24 là phần đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên (Phụ lục 19). Đồng thời, mỗi học kỳ, Bộ môn sẽ tổ chức các buổi kiểm tra đánh giá giảng viên về nội dung và phương pháp giảng dạy theo thang điểm 100 (Phụ lục 22). Dự kiến

năm 2015, kết quả khảo sát sinh viên bình quân là 4,0 và điểm đánh giá của Bộ mơn

bình quân là 95 điểm. Nhà trường cần phải thực hiện ngay các hành động sau để đạt

được các chỉ tiêu đề ta cho năm 2015, cụ thể:

- Mỗi tổ Bộ môn nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn hoặc báo cáo chuyên đề khoa học ít nhất mỗi tháng một lần. Với cách làm này sẽ giúp cho các giảng viên có

cơ hội để trao đổi, chia sẻ kiến thức chun mơn, kinh nghiệm giảng dạy với nhau

- Phịng Thanh tra và Công tác thi đua phối hợp với Ban thanh tra nhân dân

tăng cường công tác kiểm tra thực hiện giờ làm việc, giờ lên lớp, chấn chỉnh hiện tượng bỏ giờ, đi muộn về sớm của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm đảm bảo nề

nếp giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Thước đo “Tỷ lệ % phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho

việc giảng dạy”. Thước đo này được tính tốn như sau:

Số phịng học được trang bị

đầy đủ các thiết bị hỗ trợ

Tỷ lệ % phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy =

Tổng số phòng học x 100

Hiện nay, hầu hết các phòng học, phòng thực hành của Trường đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, chỉ riêng một số máy chiếu ở giảng đường A5

đã hư hỏng và bị tháo bỏ nhưng chưa được lắp lại. Do vậy, tác giả đề xuất năm

2015, Nhà trường phấn đấu đạt tỷ lệ 100% phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy. Để đạt được chỉ tiêu này, Nhà trường cần phải nhanh chóng hồn thiện hệ thống nghe nhìn như loa, micro, máy chiếu cho các phịng học tại giảng đường A5. Đồng thời, Phòng Cơ sở vật chất nên tổ chức các buổi huấn luyện cho giảng viên và đại diện sinh viên về kỹ thuật sử dụng máy chiếu, loa, micro và các thiết bị khác trong phịng học sao cho có hiệu quả nhất.

Để đo lường việc thực hiện mục tiêu “Phát triển khả năng học tập của sinh

viên”, tác giả đề xuất hai thước đo sau:

Thước đo “Tỷ lệ % sinh viên vượt qua các kỳ thi kết thúc học phần” được

tính tốn theo cơng thức sau:

Số sinh viên vượt qua kỳ thi Tỷ lệ % sinh viên vượt qua

các kỳ thi kết thúc học phần = Tổng số sinh viên x 100

Theo số liệu thống kê từ Phòng Đào tạo thì tỷ lệ sinh viên vượt qua các kỳ thi kết thúc học phần khá cao, khoảng 85 - 88%. Từ năm 2013, Nhà trường bắt đầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở tất cả các ngành thuộc hệ đại học, cao đẳng chính quy. Theo đó, sinh viên chỉ cần đạt 4,0 điểm trở lên là vượt qua mơn học. Vì vậy, tác giả nghĩ rằng tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 90% vào năm 2015 và ổn định ở những năm sau.

Thước đo “Tỷ lệ % sinh viên hồn thành khóa học đúng thời hạn” được tính tốn như sau:

Số sinh viên hồn thành khóa học đúng thời hạn Tỷ lệ % sinh viên hồn thành

khóa học đúng thời hạn =

Tổng số sinh viên x 100

Theo báo cáo hội nghị cán bộ, công chức năm học 2013 - 2014 thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm là khoảng 95%. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả thì trong 95% này vẫn có một số ít sinh viên tốt nghiệp trễ hạn. Vì vậy, Nhà trường nên phấn đấu đến năm 2015 có 95% sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn.

Thời gian tới, để thúc đẩy khả năng học tập của sinh viên, mỗi giảng viên với trách nhiệm của mình cần phải: giới thiệu sách, giáo trình, tạp chí hay những bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 75 - 148)