thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động M&A trong NHTM, nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo các giai đoạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP sau M&A còn hạn chế.
2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Zaim (1995) cũng dùng mơ hình DEA để ước tính hiệu quả hoạt động của 42 ngân hàng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ trước thời kỳ tự do hóa và 56 ngân hàng sau thời kỳ tự do hóa. Dữ liệu đầu vào gồm: lao động, trả lãi vay, chi khấu hao và chi phí
nguyên vật liệu. Dự liệu đầu ra gồm: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Kết quả cho thấy, trước thời kỳ tự do hóa, các nguồn lực bị sử dụng lãng phí đến khoảng 75% trên mức chi phí tối thiểu. Con số này sau thời kỳ tự do hóa là 38%. Phần lớn phi hiệu quả kinh tế trong các ngân hàng nhà nước do phi hiệu quả phân bổ gây ra, thì yếu tố chính gây ra phi hiệu quả kinh tế trong các ngân hàng tư nhân lại là phi hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu cũng chỉ ra các ngân hàng nhà nước có hiệu quả cao hơn ngân hàng tư nhân.
Miller và Noulas (1996) ứng dụng phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) để ước tính hiệu quả của 201 ngân hàng có tài sản hơn 1 tỉ USD tại Mỹ. Nghiên cứu sử dụng 4 dữ liệu đầu vào là: Tổng tiền gửi thanh tốn, tổng tiền gửi kì hạn, tổng chi lãi và tổng chi phí lãi. 6 dữ liệu đầu ra gồm: Cho vay công nghiệp và cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tư chứng khốn, thu lãi, thu phí lãi. Kết quả nghiên cứu là phi hiệu quả trung bình (gồm phi hiệu quả thuần và phi hiệu quả theo quy mô) khoảng trên 5%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đa số các ngân hàng có quy mơ q lớn và hiệu quả bị giảm dần theo quy mô.
Alberto Cybo-Ottone, Maurizio Murgia (2000) nghiên cứu hoạt động sáp nhập và sự giàu có của các cổ đông, với mẫu là các ngân hàng tại châu Âu. Nghiên cứu này đưa ra cách xác định giá trị trên thị trường chứng khoán của một thương vụ M&A dựa trên mẫu giao dịch rất lớn trong giai đoạn 1988 – 1997. Thị trường ngân hàng tại châu Âu có nhiều nét tương đồng về cấu trúc và quy định so với thị trường Mỹ.
Selcuk Percin, Tuba Yakici Ayan (2006) nghiên cứu các ngân hàng thương mại nội tại của Đài Loan 1998 – 2004, với các biến đầu vào là: thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, cho vay, tiền mặt và các khoảng tương đương. Biến đầu ra là: chi phí lãi vay, tài sản cố định, tổng số lao động, tiền gửi. Kết quả cho thấy các biến tài sản cố định, tiền gửi, cho vay có sự khác biệt rõ rệt ở nhóm hiệu quả cao và nhóm hiệu quả thấp. Tài sản cố định cũng khác biệt đáng kể, nhóm hiệu quả cao có giá trị tài sản cố định nhỏ hơn nhóm hiệu quả thấp. Giá trị tiền gửi ở nhóm hiệu quả cao cũng nhỏ hơn so với hiệu quả thấp.
Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1996-2003. Trong mơ hình DEA ước lượng độ hiệu quả, các tác giả đã chọn biến đầu vào gồm: tiền gửi, số nhân viên, tài sản cố định ròng. Biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Sau đó, từ kết quả đo hiệu quả ước lượng, các tác giả đã dùng mơ hình hồi quy Tobit để nghiên cứu ảnh hưởng các biến: quy mơ, loại hình sở hữu, biến giả phản ánh ảnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, khủng hoảng tài chính châu Á đến 12 ngân hàng.
Elena Beccalli và Pascal Frantz (2009) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động M&A trong ngân hàng, sử dụng tập hợp tồn diện các biện pháp, trong đó có hạch tốn lợi nhuận và hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận. Đây là nghiên cứu đầu tiên có thể thấy được sự thay đổi hồn tồn so với trước đó đối với các hoạt động M&A ngân hàng; với mẫu nghiên cứu là các giao dịch mua lại ngân hàng với các ngân hàng mục tiêu trên khắp thế giới.
Staub và cộng sự (2010) cũng sử dụng mơ hình DEA nghiên cứu hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Brazil trong giai đoạn 2000 – 2007. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của các ngân hàng này ít gia tăng, đặc biệt là các ngân hàng kém về hiệu quả kỹ thuật. Do đó, các ngân hàng có thể gia tăng hiệu quả bằng cách cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả giữa ngân hàng cơng và tư, ngân hàng có quy mơ khác nhau cũng khơng có nhiều khác biệt.
Mehrez Ben Slama, Dhafer Saidane, Hassouna Fedhila (2012) với nghiên cứu “Cách xác định mục tiêu M&A trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể ở chiến lược xuyên biên giới tại Châu Âu”. Trên cơ sở 1071 mẫu là các ngân hàng thuộc Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1999-2005, nhóm tác giả phân tích các đặc điểm của ngân hàng đi mua và ngân hàng bị sáp nhập, phân tích các bối cảnh, biến động trong q trình hoạt động ngân hàng.
Dựa trên lý thuyết nền tảng về hiệu quả chi phí, hiệu quả tài chính nhằm phân tích nội dung của hoạt động M&A, Andrea Belatratii, Giovanna Paladino (2013) phân
tích khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng trên thế giới như thế nào. Nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận cơng bố chủ yếu được giải thích bởi các đặc tính thâu tóm ngân hàng, trong khi lợi nhuận hoàn thành chủ yếu phụ thuộc sự suy giảm của mục tiêu thâu tóm và sự suy giảm các yếu tố biến động trong ngành ngân hàng.
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu được chọn gồm cả NH TMCP, ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng liên doanh. Đồng thời, thời điểm đó vẫn chưa xuất hiện thương vụ M&A thực sự nào trong ngành ngân hàng nên nghiên cứu vẫn chưa tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP sau M&A.
Bùi Thanh Lam (2009) nghiên cứu về “M&A trong lĩnh vực ngân hàng: thực trạng và xu hướng”, tác giả dự đoán xu hướng phát triển của hoạt động này trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các hoạt động M&A ngân hàng chưa thật sự đúng nghĩa, tác giả cũng chưa đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH TMCP sau giai đoạn M&A.
Lê Phan Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) dùng mơ hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Việt Nam. Dữ liệu tổng hợp từ báo báo tài chính của 37 ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012. Bài nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào gồm: chi phí kinh doanh, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, chi phí khác. Biến đầu ra gồm thu nhập từ lãi và khoản tương tự, thu nhập khác từ hoạt động linh doanh. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả cao và có xu hướng cải thiện dần trong giai đoạn 2008 – 2012; hiệu quả quy mơ đóng góp nhiều hơn hiệu quả kỹ thuật, điều này thể hiện công tác quản lý của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Khối ngân hàng thương mại nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp hơn so với NH TMCP. Đối với chỉ số thay đổi, các ngân hàng được khuyến khích nên sáp nhập với nhau để tăng hiệu quả hoạt động. Nhưng
kết quả nghiên cứu cho rằng khơng có mối liên hệ tương quan giữa hiệu quả quy mô và năng suất nhân tố tổng hợp. Do đó, tác giả cho rằng việc sáp nhập khơng phải là yếu tốt để ngân hàng hoạt động tốt hơn.
Nguyễn Thị Diệu Chi (2014) nghiên cứu về “Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam”. Đối tượng của đề tài bao gồm cả NH TMCP, cơng ty chứng khốn và cơng ty bảo hiểm, tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp có hay khơng thực hiện hoạt động M&A. Đề tài cũng chưa nghiên cứu cụ thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh của đối tượng ngân hàng sau hoạt động M&A cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả này.
Nguyễn Quang Minh (2015) dùng mơ hình DEA đánh giá “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A” trong giai đoạn 2005 – 2014 của 13 NH TMCP. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy để bổ sung cho kết quả của phương pháp DEA. Tuy nhiên, nghiên cứu khơng so sánh chỉ số tài chính của ngân hàng tại thời điểm M&A với chỉ số ngành để đưa ra nhận xét; khơng chạy mơ hình hiệu quả kỹ thuật theo VRS DEA.