4.3. Kết quả nghiên cứu mô hình DEA
4.3.1. Hiệu quả kỹ thuật
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4. 2: Hiệu quả kỹ thuật – Hiệu quả kỹ thuật thuần túy – Hiệu quả quy mô mô Năm TE trung bình Số NH đạt hiệu quả PE trung bình Số NH đạt hiệu quả SE trung bình Số NH đạt hiệu quả 2010 0,960 9 0,988 12 0,974 10 2011 0,996 10 1,000 12 0,999 11 2012 0,985 11 0,999 12 0,989 11 2013 0,983 12 0,994 13 0,999 13 2014 0,952 8 0,991 13 0,989 11 2015 0,931 8 0,984 13 0,970 11 Trung bình 0,968 0,993 0,987
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm VDEA 2.0
Chú thích:
TE: Hiệu quả kỹ thuật theo mơ hình CRS DEA
PE: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy theo mơ hình VRS DEA SE: Hiệu quả quy mơ
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2015 đạt 96,8%; tức là để tạo ra mức sản lượng đầu ra như nhau, các ngân hàng sử dụng 96,8% lượng đầu vào. Nói cách khác, các ngân hàng đang lãng phí khoảng 3,2% lượng đầu vào của mình. Đây là con số có thể xem là khá nhỏ, chứng minh được sau
khi thực hiện quá trình M&A, các ngân hàng ngày càng tăng khả năng sử dụng hiệu quả các giá trị đầu vào của mình. Maritime Bank có hiệu quả kỹ thuật giảm dần và thấp nhất trong các ngân hàng nghiên cứu (trung bình chỉ đạt 85,1%, năm 2015 chỉ đạt 73,4% - phụ lục 01). Đây cũng là một trong những lý do khiến Maritime Bank quyết định M&A. Cũng theo kết quả bảng 4.2, PE trung bình tồn giai đoạn lớn hơn SE trung bình, có nghĩa là hiệu quả kỹ thuật thuần túy không hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự không hiệu quả của các ngân hàng hơn là do sự không hiệu quả về quy mô.
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng ở cả hai mơ hình CRS DEA và VRS DEA đều tăng trong hai năm đầu (2010 – 2011), nhưng lại giảm dần đến 2015. Chứng tỏ trong giai đoạn này, các ngân hàng này có hiệu quả hoạt động tốt. Kết quả này là phù hợp với các chỉ số tài chính như NIM, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu… đã được phân tích trong phần thực trạng tồn ngành ở chương 3. Cũng từ kết quả phân tích thực trạng này, do sự tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2012 cũng như các yếu tố chủ quan khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của các ngân hàng. Điều này là phù hợp với kết quả có được từ năm 2012 trở đi trong bảng 4.2.
Tại mỗi năm, số ngân hàng đạt hiệu quả theo quy mô CRS khá cao, thấp nhất là năm 2010 đạt 76,9%, cao nhất lên đến 92,9% (năm 2013), trong đó có 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật toàn giai đoạn là PVcomBank, SacomBank, Vietcombank, Techcombank (phụ lục 01). Lý giải cho điều này có thể là do các ngân hàng trong mẫu là ngân hàng bên nhận sáp nhập/ bên mua lại hoặc chủ động bán cổ phần cho các tổ chức tài chính nước ngồi để huy động được nguồn lực tài chính và hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật.
Theo kết quả từ bảng 4.3, các NH TMCP đã tham gia M&A được chia thành bốn nhóm:
Nhóm thứ nhất là các ngân hàng đạt hiệu quả theo quy mô trước, trong và sau M&A (LietVietPostBank, PVcomBank, SCB, SHB, Vietcombank, VietinBank,
Techcombank, ABBank). Những lý do giúp giải thích cho kết quả này có thể là do các ngân hàng này chủ động trong việc lựa chọn đối tác M&A; q trình M&A được chuẩn bị kỹ lưỡng, có đề án chi tiết, rõ ràng, độ chính xác cao; năng lực đội ngũ quản lý cao; kiểm sốt tốt các hoạt động tạo dựng uy tín và giá trị thương hiệu sau M&A; tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngay trước, trong, và sau quá trình M&A…
Bảng 4. 3: Tổng hợp hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng
Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số năm đạt CRS Thời gian M&A BIDV DRS CRS CRS CRS DRS DRS 3 4/2015 HDBank CRS CRS IRS CRS CRS CRS 5 10-11/2013 Maritime Bank CRS CRS IRS IRS IRS DRS 2 8/2015 LienVietPostBank CRS CRS CRS CRS CRS IRS 5 7/2011 PVcomBank CRS CRS CRS 3 9/2013 SacomBank CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 10/2015 SCB CRS CRS CRS CRS CRS 5 12/2011 SHB CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 8/2012 Vietcombank CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 9/2011 VietinBank CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 3/2011, 12/2012, 5/2015 VPBank IRS CRS CRS CRS IRS CRS 4 6/2014 Techcombank CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 6/2015 ABBank CRS CRS CRS CRS CRS CRS 6 4/2013 VIB DRS IRS CRS CRS CRS CRS 4 9/2010, 10/2011 Số NH đạt CRS 10 11 11 13 11 11 Số NH đạt IRS 1 1 2 1 2 1 Số NH đạt DRS 2 0 0 0 1 2
Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên kết quả từ phần mềm VDEA 2.0
Chú thích: Những năm để trống là khơng có số liệu.
Trong tám ngân hàng kể trên, riêng đối với trường hợp M&A của Vietinbank, liên tục trong hai năm 2011 và 2012, ngân hàng này bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngồi, góp phần củng cố nguồn vốn, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Tháng 5/2015, Vietinbank tiếp tục thông qua việc sáp nhập với NH TMCP Xăng dầu Petrolimex
nhưng đến thời điểm nghiên cứu, q trình sáp nhập vẫn chưa hồn tất vì ngân hàng này đang dành thời gian cho việc chuẩn bị kỹ lưỡng giải pháp M&A (HQ Online, 2016). Do vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank chưa thấy có sự thay đổi nào trong giai đoạn này.
Nhóm thứ hai là các ngân hàng có hiệu quả hoạt động theo quy mơ ngay trong năm M&A (HDBank và Sacombank). Cụ thể:
HDBank đang có hiệu quả tăng theo quy mơ vào năm 2012, và thực hiện M&A vào năm 2013 để cải thiện hiệu quả theo quy mô. Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy, HDBank đã cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngay trong năm sáp nhập. Bằng chứng là từ sau khi M&A đến nay, HDBank liên tục đạt hiệu quả theo quy mô. Một trong những nguyên nhân là sau khi thực hiện M&A, HDBank tăng trưởng vượt bậc về quy mô (vốn điều lệ đạt 8.100 tỷ đồng), lọt vào top 10 NH TMCP Việt Nam – theo ông Nguyễn Xuân Đại, phó tổng giám đốc Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam (HDBank, 2013).
Sacombank đạt hiệu quả theo quy mô trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả của việc sáp nhập với NH TMCP Phương Nam vào cuối năm 2015 chưa thể hiện được trong nghiên cứu này. Sau sáp nhập, Sacombank có quy mơ lớn hơn (thuộc nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 22.645 tỷ đồng). Nhưng thực trạng nợ xấu của NH TMCP Phương Nam từ trước sáp nhập lại khiến cho tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tăng lên đáng kể (như đã phân tích ở chương 3). Ngân hàng này sẽ phải tốn khơng ít nguồn lực để giải quyết vấn đề nợ xấu. Dự đốn ngân hàng này khó có thể tiếp tục đạt được hiệu quả theo quy mô trong năm kế tiếp.
Nhóm thứ ba là các ngân hàng đạt hiệu quả theo quy mô sau M&A từ một đến hai năm (VPBank và VIB). Cụ thể:
Đối với VPBank, trước M&A, ngân hàng đang hoạt động hiệu quả theo quy mô. Năm 2014, VPBank quyết định mua lại Cơng ty TNHH MTV tài chính Than khống
sản Việt Nam (CMF) để thành lập cơng ty con mới với mục đích giao tồn bộ dịch vụ tín dụng tiêu dùng cho công ty mới chuyên trách, đảm bảo quyền lợi khách hàng, thực hiện mục tiêu trở thành một trong 3 NH TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017 (theo VPBank). Ngay trong năm này, VPBank đạt hiệu quả tăng theo quy mơ. Sau đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của VPBank tiếp tục tăng lên và đạt được hiệu quả theo quy mô vào năm 2015. Điều này cho thấy VPBank mất hơn một năm để đạt được kết quả như mong đợi.
Tác động của M&A cũng thể hiện rõ đối với VIB. Trước M&A, ngân hàng này có hiệu quả hoạt động khơng ổn định (2010 – 2011), nhưng từ sau bán cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngồi (Commonwealth Bank of Australia) vào cuối năm 2011, thì từ năm 2012, VIB liên tiếp đạt hiệu quả theo quy mơ. Giải thích cho kết quả này, theo báo Dân Trí (2011), với lợi thế là một trong những định chế tài chính đứng đầu ngành ngân hàng bán lẻ tại Úc và là một trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới của Commonwealth Bank of Australia, VIB nhận được sự hỗ trợ về năng lực điều hành và kinh doanh, quản lý rủi ro và sức mạnh cạnh tranh từ các chuyên gia của ngân hàng đối tác.
Nhóm cuối cùng là các ngân hàng chưa đạt hiệu quả theo quy mô trong năm M&A nhưng chưa có dữ liệu kế tiếp để phân tích (BIDV, Maritime Bank). Cụ thể:
BIDV đang có hiệu quả giảm theo quy mô trước khi sáp nhập với NH TMCP Phát Triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào năm 2015. Đây được đánh giá là thương vụ sáp nhập thần tốc và thuận lợi nhất do cổ đông nhà nước chiếm 90% tại cả hai ngân hàng. Bộ tài liệu xây dựng đề án M&A được chuẩn bị chi tiết, cụ thể cũng giúp BIDV chỉ mất hai ngày để thay toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu tại các chi nhánh/ phòng giao dịch của MHB thành của BIDV. Thế nhưng, đáng tiếc là hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong năm này vẫn chưa được cải thiện mặc dù quy mô hoạt động đã tăng lên so với trước. Nguyên nhân có thể là do MHB có quy mơ cịn nhỏ so với BIDV. Tại thời điểm sáp nhập, BIDV có vốn điều lệ 28.112 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 650.340 tỷ đồng; cịn MHB có vốn điều lệ: 3.600 tỷ đồng (12,8% so
với BIDV), tổng tài sản đạt gần 40.000 tỷ đồng (6,2% so với BIDV). Trong thời gian sắp tới, BIDV nên tiếp tục thực hiện sáp nhập nhằm tăng quy mô và hướng đến đạt hiệu quả theo quy mơ.
Maritime Bank có hiệu quả hoạt động kinh doanh không ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Nếu từ năm 2010 – 2011 Maritime Bank đang đạt hiệu quả theo quy mơ thì 2012 – 2014 lại có hiệu quả tăng theo quy mơ. Như vậy trước M&A, Maritime Bank chưa hoạt động thật sự hiệu quả theo quy mô. Sau khi tự nguyện sáp nhập với NH TMCP Phát triển Mê Kông và mua lại cơng ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam (TFC) vào năm 2015 để tăng lợi thế quy mô hoạt động, M&A đã tác động vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank. Sau sáp nhập, Maritime Bank nằm trong nhóm năm NH TMCP lớn nhất Việt Nam xét về vốn điều lệ và mạng lưới. Ngoài ra, Maritime Bank tận dụng lợi thế của đối tác để bổ sung các sản phẩm tín dụng, mở rộng phân khúc khách hàng và hệ thống chi nhánh/ phịng giao dịch. Tuy nhiên, thay vì ngay lập tức tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh sau sáp nhập năm 2015, đội ngũ quản trị của Maritime Bank tập trung vào củng cố kiện toàn hệ thống tồn ngân hàng trên cơ sở nền tảng có được (Vietstock, 2016). Điều này giải thích lý do tại sao Maritime Bank đạt hiệu quả giảm theo quy mô trong năm sáp nhập (bảng 4.3). Theo kết quả từ báo cáo hoạt động kinh doanh Maritime Bank năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. So với quy mô hiện tại của ngân hàng, con số này còn khá khiêm tốn. Dự đoán trong thời gian tới, Maritime Bank sẽ tăng cường các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh để tiến tới đạt hiệu quả theo quy mơ.
Nhìn chung, các ngân hàng được nghiên cứu hoạt động có hiệu quả sau M&A dựa theo phân tích kết quả của bảng 4.2 và bảng 4.3. Đồng thời, theo kết quả phân tích từng nhóm ngân hàng, các ngân hàng sẽ mất cao nhất khoảng một đến hai năm sau M&A để đạt được hiệu quả hoạt động theo quy mơ (trừ BIDV và Maritime Bank chưa có số liệu của một đến hai năm sau M&A để phân tích). Để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh sau M&A, các ngân hàng này đã chú trọng vào các yếu tố như:
chủ động lựa chọn đối tác M&A; quá trình M&A được chuẩn bị kỹ lưỡng, có đề án chi tiết, rõ ràng, độ chính xác cao; năng lực đội ngũ quản lý cao; kiểm soát tốt các hoạt động tạo dựng uy tín và giá trị thương hiệu sau M&A; củng cố tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngay trước, trong, và sau quá trình M&A; chủ động bán cổ phần cho các tổ chức tài chính nước ngồi để huy động được nguồn lực tài chính và hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật, hoạt động điều hành, ổn định hoạt động kinh doanh; tăng quy mô theo tổng tài sản, quy mơ theo vốn chủ sở hữu; chun mơn hóa để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh; củng cố kiện toàn hệ thống toàn ngân hàng trên cơ sở nền tảng có được và tận dụng lợi thế của đối tác để bổ sung các sản phẩm tín dụng, mở rộng phân khúc khách hàng và hệ thống chi nhánh/ phòng giao dịch.
4.3.2. Chỉ số Malmquist
Trong phần này, tác giả sử dụng dữ liệu từ 12 ngân hàng để tính chỉ số Malmquist từ phần mềm VDEA 2.0 (dữ liệu từ SCB và Pvcombank khơng đủ trong tồn bộ giai đoạn nghiên cứu nên được loại trừ) để đo lường sự thay đổi TFP, từ đó, nhận biết được hoạt động hiệu quả của ngân hàng chủ yếu là dựa vào sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật hay sự thay đổi tiến bộ công nghệ. Các chỉ số trong bảng 4.4 thể hiện sự thay đổi của hiệu quả vào năm được trình bày so với năm trước đó (theo mơ hình VDEA 2.0).
Bảng 4. 4: Chỉ số Malmquist TFP bình quân giai đoạn 2011 – 2015
Năm EFCH TECHCH TFPCH PECH SECH
2011 1,042 0,880 0,916 1,014 1,027 2012 0,989 1,041 1,030 0,988 1,001 2013 0,997 1,148 1,145 0,998 0,998 2014 0,962 1,035 1,005 0,984 0,978 2015 1,003 1,016 1,015 1,008 0,994 Trung bình 0,998 1,024 1,022 0,999 1,000
Chú thích:
EFCH: Mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật TE (trong điều kiện CRS) TECHCH: Mức thay đổi của tiến bộ công nghệ TC (frontier)
TFPCH: Mức thay đổi của năng suất nhân tố tổng hợp TFP (Chỉ số Malmquist TFP)
PECH: Mức thay đổi của hiệu quả kỹ thuật thuần túy PE (trong điều kiện VRS)
SECH: Mức thay đổi của hiệu quả theo quy mô SE (trong điều kiện VRS) Theo kết quả có được, chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist (TFP) của các NH TMCP sau M&A thấp nhất vào năm 2011 trong khi mức thay đổi hiệu quả kỹ thuật lại cao nhất trong các năm. Nguyên nhân là do sự sụt giảm quá nhiều của tiến bộ công nghệ làm ảnh hưởng đến chỉ số TFP. Năm 2011 tiến bộ công nghệ giảm đến 12% trong khi hiệu quả kỹ thuật chỉ tăng 4,2%, dẫn đến kết quả chỉ số TFP giảm 8,4%. Các năm sau đó, chỉ số TFP có cải thiện và tăng đến năm 2015. Trong đó, chỉ số TFP tăng mạnh nhất vào 2013, tăng đến 14,5%. Tại thời điểm này, mặc dù hiệu quả kỹ thuật có giảm nhẹ (0,3%) nhưng công nghệ lại tiến bộ vượt bậc (tăng đến 14,8% so với năm trước). Như vậy trong trường hợp này, sự gia tăng của tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tính tốn hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng ở bảng 4.3. Riêng năm 2015, dễ dàng nhận thấy sự gia tăng của chỉ số TFP đến từ sự gia tăng của cả hiệu quả kỹ thuật (tăng 0,3%) và tiến bộ công nghệ (tăng 1,6%).
Trong cả thời kỳ 2010 – 2015, chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp TFP trung bình tăng 2,2%, hiệu quả kỹ thuật trung bình giảm 0,2%, tiến bộ cơng nghệ trung bình tăng 2,4. Một cách tổng quát qua các thời kỳ, chủ yếu sự gia tăng hay suy giảm của chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp đến từ sự gia tăng hay suy giảm của tiến bộ công nghệ. Kết quả này phù hợp với thực tế khi mà công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh