Các nghiên cứu trong nước trước đây về M&A đa phần tập trung vào giai đoạn trước 2010, là thời kỳ M&A chưa phát triển một cách có hệ thống tại Việt Nam; hoặc sử dụng DEA để nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống NH TMCP (không tập trung nhiều vào M&A). Trong các tài liệu tham khảo tác giả tiếp cận, hiện có một đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP sau M&A có sử dụng mơ hình DEA nhưng cho giai đoạn 2005 – 2014. Trong đề tài này, tác giả cũng sử dụng mơ hình DEA để nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP tại Việt Nam sau M&A bằng cách tiếp cận nguồn dữ liệu mới nhất 2015. Đề tài có những đóng góp mới hơn đề tài trên là: có so sánh chỉ số tài chính của một số ngân hàng M&A tiêu biểu với chỉ số ngành; chạy mơ hình hiệu quả kỹ thuật theo VRS DEA; phân loại các ngân hàng thành từng nhóm theo thời gian đạt
hiệu quả theo quy mơ sau M&A; phân tích được ngun nhân đạt hay chưa đạt hiệu quả theo quy mơ của từng ngân hàng.
Tóm tắt chương 2
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động M&A trong NH TMCP, nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần theo từng giai đoạn. Đối với mỗi cơng trình nghiên cứu, các tác giả cũng có những cách lựa chọn mơ hình, số liệu, phương pháp chọn biến… khác nhau, dẫn đến có sự khác nhau trong kết quả của mỗi nghiên cứu. Lấy cơ sở lý thuyết làm nền tảng, chương này đề cập đến định hướng của chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP; đồng thời, đưa ra các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Việt Nam trên thực tế được thể hiện ở chương 3.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH