Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 75 - 77)

hàng TMCP Việt Nam sau M&A

Những giải pháp trong phần này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu được. Đồng thời những giải pháp này cũng dựa trên định hướng của chính phủ và đề án 254 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A.

5.3.1. Lựa chọn đối tác M&A phù hợp

Qua phân tích cho thấy, các ngân hàng đều phải trải qua một khoảng thời gian từ một đến hai năm mới ổn định sau quá trình M&A, đặc biệt là đối với các ngân hàng phải sáp nhập với đối tác yếu kém. Do vậy, việc lựa chọn đối tác M&A ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới sau M&A. Lựa chọn đối tác có tình hình hoạt động và các chỉ số tài chính tốt hơn sẽ hạn chế được biến động đối với các chỉ số tài chính của ngân hàng mới hình thành trong M&A.

Điều tất yếu, trong mỗi thương vụ M&A sẽ có chủ thể tốt hơn các chủ thể cịn lại. Mặc dù vậy, nếu M&A diễn ra giữa hai chủ thể đều có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả thì ngân hàng mới được tạo ra sau M&A sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều, ngân hàng mới không phải dành thời gian, nguồn lực để xử lý các khoản thua lỗ, nợ xấu… từ ngân hàng cũ.

5.3.2. Chú trọng cải thiện hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng

Tương ứng với trình độ cơng nghệ nhất định, các nhà quản trị đặt mục tiêu tối đa đầu ra (lợi nhuận) từ lượng đầu vào (chi phí) cho trước hoặc tạo ra lượng đầu ra cho trước từ lượng đầu vào nhỏ nhất. Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng đều ngày càng nâng cao trình độ cơng nghệ nhưng lại chưa tối ưu được hiệu quả kỹ thuật. Đầu vào (chi phí) thể hiện ở các khoản như lãi tiền gửi, lương lao động... Lao động dư thừa là điều khó tránh khỏi sau mỗi thương vụ M&A. Nếu khơng tính tốn chính xác về số lượng cán bộ nhân viên tương ứng với năng suất lao động, ngân hàng sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh do tốn quá nhiều chi phí lao động. Việc tái

cơ cấu nhân sự là bắt buộc thực hiện nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kỹ thuật. Thực tế cho thấy, ngân hàng chủ động mua lại hoặc nhận sáp nhập được ưu tiên về cơ cấu nhân sự hơn so với bên cịn lại. Tuy nhiên, trong q trình tái cơ cấu, ngân hàng sau M&A nên xây dựng các tiêu chí rõ ràng, đồng thời gắn với hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng đơn vị. Giải pháp này phù hợp với định hướng từ dự thảo Đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020.

5.3.3. Giải quyết vấn đề về nợ xấu

Như đã phân tích, nợ xấu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí. Trên thực tế, ngân hàng mới sau M&A phải đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng cao để lại từ ngân hàng bị sáp nhập/ bị mua lại. Bằng cách xây dựng kế hoạch, quy trình tín dụng chặt chẽ từ trước khi M&A diễn ra, kiểm soát sự biến động của nợ xấu, xây dựng bộ phận chuyên trách về thu hồi nợ, cùng với bộ phận tín dụng, kiểm sốt hoạt động của khách hàng liên quan và có phương án thu hồi nợ thực tế, cụ thể đối với từng trường hợp khách hàng bị dính nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu khó thu hồi, ngân hàng sau M&A cần bán ngay cho công ty mua bán nợ chuyên nghiệp như VAMC để giảm nợ xấu.

5.3.4. Phát triển theo hướng chuyên nghiệp nhằm cung cấp các sản phẩm mang tính cạnh tranh mang tính cạnh tranh

Sản phẩm mang tính cạnh tranh là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng đối với ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và cho vay vẫn còn cao. Để thu hút lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng, trước mắt các ngân hàng phải chấp nhập giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng trong một thời gian bằng cách giảm lãi suất cho vay hoặc tăng lãi suất huy động phù hợp với tình hình nguồn vốn của ngân hàng; cùng với nhiều biện pháp khác như: giao chỉ tiêu tìm kiếm khách hàng cho nhân viên, tối giản thủ tục khơng cần thiết, duy trì các kênh thơng tin xuyên suốt với khách hàng… để thu hút thêm lượng khách hàng mới đến với ngân hàng. Số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng thu lại khoản hụt về lợi nhuận do việc rút ngắn chênh lệch lãi suất gây ra. Tuy nhiên đây lại là một biện pháp có tính hai mặt, nếu ngân hàng thực

hiện tốt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng cao, tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh, giảm chi phí, tăng doanh thu. Ngược lại nếu khơng thành cơng, ngân hàng sẽ bị mất khoản chi phí rất lớn do việc rút ngắn chêch lệch lãi suất.

5.3.5. Sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý

Như đã phân tích, việc sử dụng địn bẩy tài chính có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Sau M&A, lợi nhuận và doanh thu tăng lên, nên việc sử dụng địn bẩy tài chính trong giai đoạn này của các ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngân hàng sau M&A cần tích cực huy động vốn và cho vay để gia tăng ROE, song song với việc đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai để hạn chế rủi ro từ việc sử dụng địn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)