STT Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Ngân hàng thương mại nhà nước 5 5 5 5 5 7(*)
2 Ngân hàng TMCP 37 35 34 33 33 28
3 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 5
4 Ngân hàng liên doanh 5 4 4 4 4 3
5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48 50 49 53 47 50
Nguồn: NHNN
(*) Bao gồm 3 ngân hàng TMCP được nhà nước mua lại giá 0 đồng.
3.2. Tổng quan tình hình M&A của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Tình hình M&A của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ trước đến nay có thể chia thành 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng biệt, thể hiện sự khác biệt và phát triển của thị trường và hệ thống ngân hàng.
3.2.1. Trước năm 2004
Đây giai đoạn sơ khai của hoạt động M&A tại Việt Nam. Từ sau năm 1991, hàng loạt các ngân hàng thương mại ra đời và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1997, số lượng ngân hàng thương mại cao nhất với 84 ngân hàng. Từ năm 1998 đến năm 2001, NHNN áp dụng chương trình 3 năm củng cố hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng.
Do sự khó khăn của một nền kinh tế non trẻ và sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhiều tổ chức tài chính giai đoạn này, khiến nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, NHNN chịu áp lực phải củng cố tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh. Vì vậy, NHNN đã thực hiện chiến lược chấn chỉnh tổ chức tín dụng cổ phần, và đã có khoảng trên 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được củng cố bằng con đường giải thể, rút giấy phép, sáp nhập với những ngân hàng lớn ở
đô thị. Quản lý hoạt động M&A giai đoạn này là văn bản quy phạm pháp luật – quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN. Tuy nhiên các quy định trong văn bản còn hạn chế, chưa rõ ràng và không theo kịp thị trường. Hoạt động sáp nhập chủ yếu diễn ra giữa các NH TMCP với nhau và giữa các NH TMCP với các quỹ tín dụng nhân dân.