Tóm tắt kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 73 - 74)

Bằng việc trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1, thông qua việc so sánh các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành và một số ngân hàng tiêu biểu thực hiện M&A, cùng với kết quả nghiên cứu các ngân hàng sau M&A bằng mơ hình CRS DEA, VRS DEA và tính tốn chỉ số Malmquist, tác giả đưa ra được kết luận:

Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP ngay trong năm M&A bị ảnh hưởng ít nhiều theo chiều hướng suy giảm, phần nào làm ảnh hưởng đến sự ổn định của kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm đó.

Mơ hình nghiên cứu CRS DEA và VRS DEA cho thấy sau khi thực hiện M&A, các ngân hàng ngày càng tăng khả năng sử dụng hiệu quả giá trị đầu vào của mình. Con số lãng phí trung bình khoảng 3,2% lượng đầu vào có thể xem là con số không quá lớn. Sau M&A, các ngân hàng chỉ mất khoảng một đến hai năm đạt được hiệu quả hoạt động theo quy mô. Phần lớn các ngân hàng không đạt hiệu quả theo quy mô là do không hiệu quả kỹ thuật thuần túy.

Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist TFP được cải thiện qua các năm. Sự cải thiện này chủ yếu là nhờ sự gia tăng của tiến bộ công nghệ. Trong cả giai đoạn, tiến bộ công nghệ tăng 2,4%. Tuy nhiên bên cạnh đó, hiệu quả kỹ thuật lại có xu hướng giảm, trong khi hiệu quả theo quy mơ gần như khơng thay đổi (trung bình đạt 1,000 trong tồn giai đoạn), có nghĩa sự suy giảm này đến từ sự suy giảm của hiệu quả kỹ thuật thuần túy

Để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh sau M&A, các ngân hàng đã chú trọng vào các yếu tố: chủ động trong việc lựa chọn đối tác M&A; quá trình M&A được chuẩn bị kỹ lưỡng, có đề án chi tiết, rõ ràng, độ chính xác cao; năng lực đội ngũ quản lý cao; kiểm sốt tốt các hoạt động tạo dựng uy tín và giá trị thương hiệu sau M&A; củng cố tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngay trước, trong, và sau quá trình M&A; chủ động bán cổ phần cho các tổ chức tài chính nước ngồi để huy động được nguồn lực tài chính và hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật, hoạt động điều hành, ổn định hoạt động kinh doanh; tăng quy mô tổng tài sản, quy mơ vốn chủ sở hữu; chun mơn hóa để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh; củng cố kiện toàn hệ thống ngân hàng trên cơ sở nền tảng có được và tận dụng lợi thế của đối tác để bổ sung các sản phẩm tín dụng, mở rộng phân khúc khách hàng và hệ thống chi nhánh/ phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A thông qua đánh giá theo mô hình phân tích bao số liệu (DEA) (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)