Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách tín dụng giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh bến tre (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3. Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách tín dụng giảm nghèo

Việt Nam có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nông thơn, nơi đây có 94% người nghèo của cả nước sinh sống, chiếm tới 54% lực lượng lao động quốc gia, trong đó nơng nghiệp là nguồn kinh tế chủ yếu. Kết quả giảm nghèo rất đáng ghi nhận, với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống cịn 5,8% năm 2014, và Việt Nam đang sẵn sàng cho việc đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015.

Chương trình giảm nghèo của Chính phủ là sự tiếp cận đa hướng gồm: Hiện đại hóa nơng nghiệp và chế biến nông nghiệp để tăng giá trị gia tăng; thúc đẩy kinh doanh phi nông nghiệp; tăng cơ hội việc làm thơng qua việc khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơng nghiệp hóa phân bổ rộng khắp các vùng địa lý. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch phân bố người nghèo với 45% người nghèo là người dân tộc thiểu số sống ở

vùng sâu vùng xa, trong khi đó họ chỉ chiếm có 14% dân số. Một trong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực nơng thơn4.

Chính vì vậy, ngành TCVM đã và đang khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp. Do vậy, phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Với mục tiêu hướng tới một ngành TCVM bền vững, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống TCVM đến năm 2020 với mục tiêu đặt ra là “Xây dựng và Phát triển hệ

thống tổ chức TCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Đây cũng là bước

ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trị và vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính, ngân hàng Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh bến tre (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)