CHƯƠNG 3 : KHUNG PHÂN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Nguồn tài liệu
Tác giả tham khảo các nghiên cứu điển hình của TCVM: Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013) - Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị, Vũ Khắc Tường, Trần Văn Hồng (2013) – Tài chính vi mơ tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2014) - Tạo cơ chế để thúc đẩy tài chính vi mơ phát triển, Gielmnik, M, & Gui Deng, S, (2012) - Tác động của TYM đối với phụ nữ có thu nhập thấp và gia đình họ, Chính phủ Việt Nam (2011) - Quyết định 2195/QĐ-
TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến 2020.
Số liệu làm cơ sở phân tích được trích từ các báo cáo của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), GB, CEP và các nguồn khác để minh họa cho các lập luận và phân tích.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH
TÁC ĐỘNG TCVM ĐẾN GIẢM NGHÈO VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA QUỸ 4.1. Tổng quan hoạt động TCVM tại Bến Tre
Hiện nay tồn tỉnh Bến Tre có 14.586 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (chiếm 42,25 % trong tổng số hộ nghèo tồn tỉnh5. Từ đó đến nay, các cấp Hội phụ nữ thực hiện kế hoạch giúp số hộ nghèo này (ngoại trừ 4.078 hộ khơng có khả năng thoát nghèo). Nguồn vốn quay vịng (tính từ năm 2007 đến tháng 12 năm 2014) lên đến trên 63,149 tỷ đồng, với 9.078 thành viên vay vốn, thành lập 2.038 nhóm, 463 cụm, dư nợ 29,8 tỷ; huy động tiết kiệm thành viên là 4,28 tỷ đồng; huy động Quỹ tương trợ thành viên với 438,5 triệu đồng; chưa có trường hợp nợ quá hạn (bảo toàn vốn 100%).
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bến Tre thông qua hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh không cho vay trực tiếp đến từng cá nhân mà được thực hiện thông qua các nhóm vay, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện. Các thành viên trong nhóm được vay một khoản tiền nhỏ và tăng dần theo thời gian và vòng vay, ban đầu chỉ từ 500.000 đồng tăng dần lên mức 1 - 2 triệu, tối đa không quá 3 triệu. Đến nay phần lớn phụ nữ ở các xã dự án đã vay và trả nợ thành công đến hàng chục vịng, và có các khoản tiết kiệm lên đến tiền triệu. Thành công của quỹ và nhiều tài liệu cho thấy, cho vay một khoản tiền nhỏ là phù hợp đối với người nghèo:
Vốn vay không lớn nên dễ trả.
Trả liên tục nên buộc hộ gia đình/phụ nữ phải có kế hoạch tiết kiệm.
Dễ dàng được vay luôn khi trả xong.
Vốn nhỏ nên đầu tư sản xuất nhỏ, hạn chế rủi ro.
Mỗi tháng trả cả gốc và lãi nên cuối năm vẫn có lời mà khơng phải bán non sản phẩm để trả nợ như nhiều món vay của ngân hàng.
Vay theo tổ nhóm nên cơ chế giám sát rủi ro và đảm bảo trả nợ vay hoạt động hiệu quả.
Các sản phẩm vốn vay nhỏ, với cách thức trả dần mà Quỹ hỗ trợ PNPTKT tỉnh đang cung cấp, rất cần thiết và phù hợp với người dân, đặc biệt là các hộ thu nhập thấp/ hộ khó khăn của địa phương Bến Tre:
Thứ nhất, Quỹ hỗ trợ PNPTKT tỉnh đã bổ sung cho người dân một nguồn vốn
vay, góp phần làm cho họ bớt phải vay nóng, chơi hụi hay các hình thức mượn vốn rủi ro khác. Kết quả khảo sát cho thấy, trước khi có nguồn vốn vay của Quỹ, người dân chủ yếu vay vốn từ NHCS, chơi hụi (có lãi), vay nóng và mua chịu. Nhưng sau khi được vay nguồn vốn này, số người phải vay nóng, chơi hụi đều giảm đi.
Hình 4.1.1: Biểu đồ so sánh các nguồn vốn vay trước kia (khi chưa vay vốn ở Quỹ) và hiện nay
Nguồn: do tác giả thống kê theo phiếu khảo sát
Bảng so sánh trên đây cho thấy, hiện nay số người (trong số những người trả lời phỏng vấn) vay vốn qua hình thức chơi hụi giảm từ 22% xuống cịn 10%; vay nóng giảm từ 16% xuống 3% và mua chịu giảm từ 13% xuống còn 1%.
Thứ hai, vốn từ Quỹ hỗ trợ PNPTKT là khoản vay bổ sung cần thiết cho các hộ
nghèo/ hộ khó khăn đang vay vốn từ Ngân hàng Chính sách (NHCS). Kết quả phỏng vấn người dân cho thấy, với khoản vốn vay (lãi suất ưu đãi) từ NHCS, họ chỉ có thể
trang trải các khoản chi phí cho con đi học; tu sửa nhà cửa nên khơng cịn vốn để làm ăn. Hoặc họ sử dụng vốn của NHCS đầu tư vào một hoạt động sản xuất nào đó nhưng khơng đủ. Ví dụ, vay vốn làm chuồng chăn ni bị, heo nhưng thiếu tiền mua con giống…nên họ vay thêm vốn từ Quỹ hỗ trợ PNPTKT để sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, sản phẩm vốn vay nhỏ của Quỹ cũng phù hợp với công việc làm ăn của
bà con, đặc biệt là các hộ nghèo (và cận nghèo) như buôn bán nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt và phát triển nghề phụ (như thủ công mỹ nghệ)… Kết quả khảo sát định lượng cho thấy, 77% số người được hỏi đã sử dụng vốn vay từ Quỹ để mở rộng/ phát triển công việc sản xuất, kinh doanh mà họ đang làm (từ trước khi vay vốn), trong đó nhiều nhất là đầu tư vào trồng trọt (như mua phân bón, mua thêm cây giống) – chiếm 45% số người được hỏi; chăn nuôi (mua thêm con giống, mua thức ăn) – chiếm 35%, tiếp theo đó là sử dụng vốn để làm nghề phụ và buôn bán.
Hình 4.1.3: Biểu đồ người vay sử dụng vốn để phát triển kinh tế
Nguồn: do tác giả thống kê theo phiếu khảo sát
Thứ tư, hình thức trả dần gốc và lãi hàng tháng, cũng như thời hạn vay phù hợp
với khách hàng, đặc biệt là những hộ khó khăn. 95% số người được hỏi cho biết họ khơng gặp khó khăn gì khi phải trả dần cả gốc và lãi. Tương tự, 88% khách hàng được hỏi cho biết lý do họ chọn vay vốn từ Quỹ là do được trả dần cả gốc và lãi nên đỡ nặng vào cuối kỳ. Cả người vay và cán bộ tín dụng, cán bộ xã, ấp đều cho biết, hình thức trả dần gốc và lãi đã giúp cho những người dân nghèo tập dần thói quen tiết kiệm. Trong
cuộc thảo luận nhóm với người vay, nhiều người đã kể về việc họ tiết kiệm mỗi ngày bao nhiêu tiền, tiết kiệm chi tiêu ra sao để cuối tháng có tiền trả nợ (thí dụ như bỏ heo đất, tiết kiệm từ thu nhập buôn bán hàng ngày, tiết kiệm chi tiêu hàng ngày của gia đình).
Sản phẩm tiết kiệm bắt buộc cũng rất phù hợp vì nó cũng góp phần giúp người nghèo tập thói quen tiết kiệm. Cụ thể, 100% số người được hỏi khơng có ý kiến gì phàn nàn về việc họ đóng tiết kiệm bắt buộc hàng tháng. Ngược lại, họ đều rất tự hào là đang có “một khoản tiết kiệm gửi tại Quỹ và được tính lãi”. Việc số dư tiết kiệm tự nguyện của Quỹ tăng thêm (hơn 50 triệu đồng) trong năm thứ hai đã cho thấy, việc yêu cầu bà con đóng tiết kiệm bắt buộc hàng tháng để tập thành thành thói quen đã dần có hiệu quả.
Từ đó, việc thành lập Quỹ hỗ trợ PNPTKT và cung cấp các khoản vốn vay nhỏ,
với hình thức trả dần là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu vay vốn làm ăn của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo.
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre đã thật sự tiếp sức cho những đối tượng người dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở các địa phương vùng dự án, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, tuy nguồn vốn khơng nhiều như những tổ chức tín dụng, Ngân hàng khác nhưng Quỹ đã tiếp cận được nhóm đối tượng khơng thể tiếp cận các nguồn khác, hiệu quả tuy chưa cao nhưng đã phản ánh được sự tác động của Quỹ, cụ thể:
4.2. Tác động tới việc giảm nghèo
Sau khi tiếp cận nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, 90% hộ có thu nhập tăng lên đáng kể, đã có 87 thành viên thốt nghèo và 95 thành viên chuyển loại hộ nghèo (từ nghèo xuống cận nghèo) từ đó đã góp phần cùng từng địa phương kéo giảm hộ nghèo đến cuối năm 2014.
Các sản phẩm vốn vay nhỏ (tương đối nhỏ), với cách thức trả dần mà Quỹ đang cung cấp, rất cần thiết và phù hợp với người dân, đặc biệt là các hộ thu nhập thấp/ hộ khó khăn của địa phương Bến Tre:
4.2.1. Tác động tới việc giảm nghèo khía cạnh kinh tế
4.2.1.1. Thu nhập: nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ PNPTKT đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình vay vốn. Cụ thể, 45% người vay trong mẫu phỏng vấn cho nhập cho các hộ gia đình vay vốn. Cụ thể, 45% người vay trong mẫu phỏng vấn cho biết thu nhập của gia đình họ đã tăng lên. Mức tăng khoảng từ 20.000 đồng tới 50.000 đồng/ ngày hoặc từ 1 triệu đến 2,5 triệu/ một vụ (trong quá trình phỏng vấn, người vay
đã kể cụ thể về số tiền thu nhập mà gia đình họ tăng được hơn trước). Người vay cũng
cho biết, họ tăng được thu nhập là do có thêm vốn để phát triển sản xuất/ kinh doanh, giảm được một phần chi phí (lãi đi vay) và do biết tính tốn và tiết kiệm hơn.
Các gương thành công điển hình của phụ nữ khi thụ hưởng các dịch vụ của TCVM đã thành lập những tổ sản xuất, trở thành những doanh nghiệp nhỏ được các tổ chức đến thăm hỏi, điển hình:
- Chị Trần Thị Mười - Tiên Thủy (Được nhận giải doanh nhân Việt Nam năm
2014 xuất sắc nhất – giải thưởng 40 triệu đồng do giải thưởng Citi trao).
- Chị Nguyễn Thị Lánh – chủ cơ sở sản xuất giỏ lục bình.
- Chị Nguyễn Thị Luyến Em, Trần Thị Chấm: tổ làm chổi Mỹ An…
Hình 4.2.1.1: Hiệu quả vay từ Quỹ
4.2.1.2. Tài sản: nguồn vốn của Quỹ cũng góp phần cải thiện điều kiện sống của
các hộ gia đình. 21% người được hỏi cho biết họ đã mua sắm được thêm đồ đạc cho gia đình, như mua xe đạp cho con đi học, mua tủ đựng tivi, mua tivi mới (thay tivi cũ), mua tủ lạnh… Đặc biệt, có một vài hộ gia đình (như chị Phước ở xã Bình Thới, chị Huệ ở Châu Hưng huyện Bình Đại) đã dùng tiền lời từ việc sử dụng vốn để mua được gạch cất móng nhà (chị Huệ); mua tơn để sửa sang quán bán hàng và mua gạch bơng lát nền nhà (chị Huệ).
Hình 4.2.1.2. Hình ảnh giới thiệu nguồn vốn của Quỹ đã góp phần cải thiện đời sống 01 số hộ phụ nữ nghèo
Tiệm tạp hóa của chị Huệ giờ đã “khang trang” hơn nhờ vách tôn này
Chị Phước đang giới thiệu: nền nhà này mới cất bằng tiền chồng đi làm thuê và tiền chị bán rau, bầu, gà, vịt từ nguồn vốn vay của Quỹ
4.2.1.3. Về tiết kiệm: do phải trả dần gốc và lãi hàng tháng nên những người vay
vốn của Quỹ đã dần biết năng động và biết tính tốn hơn trong làm ăn; cụ thể là biết lấy ngắn nuôi dài và biết tiết kiệm (các khoản chi tiêu). Do đó, đến cuối kỳ, sau khi trả hết gốc và lãi, họ vẫn còn dư lại khoản tiền gốc đã đầu tư ban đầu. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, nhóm đánh giá đã được nghe nhiều câu chuyện về việc này, như
Hộp 4.2.1.3: Chị Tỏ - xã An Định vay vốn để mở quán bán hủ tiếu tại nhà
Chị Tỏ ở xã An Định vay vốn để mở quán bán hủ tiếu tại nhà. Chị tiết kiệm tiền lời hàng ngày (bỏ vô con heo tiết kiệm 30 ngàn đồng/ngày) để cuối tháng trả nợ gốc lãi và đóng tiết kiệm. Hết chu kỳ 1 chị đã trả hết nợ và đồng thời còn được lời nguyên cả bộ xoong nồi, bàn ghế, và tô, đũa, muỗng mà chị đã đầu tư ban đầu. Được vay vốn ở chu kỳ 2, chị đã dùng mua một chiếc tủ đá để mở quán bán bia (đồng thời vẫn bán hủ tíu). Ngồi ra, chị cịn mua thêm được chút hàng tạp hóa để tiện thể bán thêm cho khách (khi họ đến qn của mình). Khơng chỉ có chị Tỏ, mà cịn nhiều người vay khác đang dần dần phát triển kinh tế gia đình, bằng cách lấy ngắn ni dài và biết tiết kiệm chi tiêu hơn.
Nguồn: do tác giả đi thực tế ghi nhận
Qua phỏng vấn 216 mẫu vay vốn vào tháng 4/2014, đa số các hộ gia đình đã sử dụng vốn có hiệu quả về kinh tế. Các gia đình đã có thêm thu nhập và mua sắm thêm được một số vật dụng của gia đình hay đầu tư tiếp vào sản xuất cùng với một số nguồn vốn tự có của gia đình hay của các nguồn vay bên ngoài. Cuộc sống của các hộ gia đình đã có sự thay đổi đáng kể nhờ vào sự trợ giúp của quỹ hỗ trợ PNPTKT. Câu chuyện về các hộ gia đình điển hình của các hộ đầu tư thành công đã minh họa rõ những thay đổi khi biết cách sử dụng đồng vốn vay một cách hợp lý.
Tóm lại, nguồn vốn vay của Quỹ cũng có góp phần vào việc giảm nghèo của
các hộ gia đình vay vốn. Cụ thể, 23% trong số người vay tham gia đợt đánh giá này cho biết họ đã thoát nghèo hoặc chuyển lên hộ cận nghèo. Số liệu này cũng tương đối trùng khớp với tỉ lệ phần trăm hộ gia đình vay vốn thoát nghèo năm 2013 tại 50 xã
trong toàn Quỹ: 24 hộ vay vốn - chiếm 20% - trong tổng số 123 hộ thoát nghèo của 50 xã tại 7 huyện (nguồn: báo cáo của Quỹ)
Bảng số liệu 4.2: Hộ nghèo từng huyện
S T T
Tên huyện
Tỉ lệ năm 2013 Tỉ lệ năm 2014 Tỉ lệ giảm/tăng
Ghi chú Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) 1 Chợ lách 9,26 7,55 7,34 7,65 -1,92 0,10 2 MCB 13,36 8,29 11,02 8,59 -2,34 0,30 3 MCN 11,84 7,04 9,36 8,12 -2,48 1,08 4 Ba Tri 19,25 8,06 16,05 8,01 -3,21 -0,05 5 Châu Thành 9,05 6,71 6,53 6,80 -2,52 0,09 6 Giồng Trôm 11,16 6,23 8,10 6,29 -3,06 0,07 7 Bình Đại 12,98 5,68 11,38 6,07 -1,60 0,40 8 Thạnh Phú 18,06 8,05 15,81 8,38 -2,25 0,33 Tổng cộng 50 xã 12,86 7,21 10,41 7,45 -2,45 0,24 Toàn Tỉnh 10,65 5,94 8,59 6,16 -2,06 0,22
Nguồn do Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Bến Tre cung cấp - 2014 4.2.2. Tác động tới việc giảm nghèo khía cạnh xã hội
4.2.2.1. Việc làm: khoản vốn vay của Quỹ đã góp phần làm cho các hộ vay vốn
có thêm nguồn vốn mở rộng/ phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc có điều kiện để phát triển thêm một nguồn thu nhập mới cho gia đình. Cụ thể, 11% số người được hỏi đã sử dụng vốn vay từ Quỹ để làm một nghề mới, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, như: bán giải khát (bán nước sâm, mua máy quay nước mía), chăn ni gà, trồng rau/ trồng bầu, mở hàng tạp hóa, mở quán hủ tiếu, mua máy bơm bùn cho chồng đi làm… Như vậy, nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ PNPTKT đã giúp cho các hộ vay vốn (đặc biệt
là các hộ nghèo, khó khăn) có thêm nguồn thu nhập. Theo kết quả khảo sát định lượng, 38% số người được hỏi có 2 nguồn thu nhập; và 11% có tới 3 nguồn thu nhập.
Hình 4.2.2.1: Tổng hợp ngành nghề người vay làm ăn phát triển kinh tế.
Nguồn: do tác giả thống kê theo phiếu khảo sát
4.2.2.2. Giảm chơi hụi, vay lãi cao, mua chịu: nguồn vốn vay từ Quỹ đã giúp
cho các hộ nghèo (trước kia thường phải chơi hụi, vay lãi và mua chịu có vốn làm ăn) giảm được chi phí sản xuất/ kinh doanh do khơng cịn phải trả lãi cao. 24% trong
số những người được hỏi cho biết, trước khi vay vốn của Quỹ họ phải trả lãi cao khi vay vốn ở các nguồn khác.
Hộp 4.2.2.2: Chị Bình - người bn bán ve chai ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại