CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.4. Những tồn tại đối với tổ chức TCVM của Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đạt mục tiêu và phát triển tổ chức tín dụng. Chiến lược bao gồm một số biện pháp chính sách như:
- Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại với nhiều hình thức sở hữu và tổ chức, quy chuẩn quốc tế và cạnh tranh lành mạnh.
- Phát triển và nâng cao chất lượng của Quỹ Tín dụng TW trở thành thể chế tín dụng theo luật định hiện hành.
4 Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn; (3) Cho vay giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; (7) Cho vay mua nhà trả chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn.
- Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế và lộ trình. Đến năm 2010, thành lập khung pháp luật đảm bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh tài chính - tiền tệ theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn, các vấn đề chính sách có thể cần được xử lý như sau:
- Đưa vào thực tế chính sách tự do lãi suất.
- Hồn thiện quy định về TCVM và thuế liên quan.
- Tiếp tục hoàn thiện và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và NHTM quốc doanh, gồm cơ chế kế toán quốc tế, tiếp tục tự do hóa, thương mại hóa các tổ chức TCVM.
- Cải tổ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).
- Giám sát các tổ chức TCVM, kể cả NHNN&PTNN, NHCSXH, làm cho các tổ chức này phù hợp hơn.
Những lĩnh vực chính sách đã nêu ra có thể bao gồm: - Xa hơn, tự do hóa mức lãi suất hiệu quả.
- Làm sáng tỏ cơ chế thuế suất và điều chỉnh tài chính vi mơ như đã chỉ ra trong những giai đoạn đầu của việc thực hiện các quy định mới.
- Tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng NNPTNT bao gồm chấm dứt việc cho vay theo chỉ đạo, tăng tính tự chủ và tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động, xuất bản sổ sách kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế (IAS), quay vịng vốn,và cổ phần hóa ở mức có thể như là bước đầu của tư nhân hóa.
- Cải cách hoặc giới hạn Ngân hàng CSXH để giảm những tác động tiêu cực; và giao phó việc giám sát các tổ chức tài chính vi mơ cho các thiết chế phù hợp như Ngân hàng NNPTNT hoặc ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Hiệp hội tổ chức TCVM.
2.5. Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã làm rõ về lý thuyết liên quan và một số vấn đề về lược khảo liên quan như sau:
2.5.1. Các tác động chủ yếu của TCVM đến giảm nghèo qua lược khảo lý thuyết:
TCVM là thành tố và giữ vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; đã và đang khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và phù hợp.
TCVM góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đa dạng hóa nguồn thu và cải thiện đời sống. Nhiều đánh giá đã chỉ ra rằng số người thoát nghèo khi tham gia vào các tổ chức TCVM lớn hơn số bên ngồi. Tình hình nhà ở, bữa ăn, chi tiêu được cải thiện, học hành của con em được nâng cao. Khơi dậy những kỹ năng sẵn có của người nghèo. Với chính sách cho vay món nhỏ, ngắn hạn, lặp lại và tăng dần, trả góp, có lãi suất thấp đã khiến người nghèo trở nên năng động, tự tin, đóng góp cho sự phát triển đa dạng của nền kinh tế.
Cơ chế luân phiên làm lãnh đạo các nhóm, cụm, sinh hoạt thường xuyên va thăm viếng thực hiện dự án lẫn nhau giữa các thành viên không chỉ tăng thêm kiến thức kĩ năng mà còn tăng cường năng lực, học hỏi kinh nghiệm, gắn bó với nhau hơn. Chương trình giành riêng cho phụ nữ nên đã giúp họ phát huy những tiềm năng của mình, tạo ảnh hưởng tốt trong gia đình, ngồi xã hội.
2.5.2. Các khía cạnh bền vững của tổ chức TCVM cần quan tâm qua lược khảo:
TCVM phát triển bền vững nếu duy trì được sự cân bằng giữa an tồn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường.
Đối với tổ chức: TCTCVM sẽ được bù đắp tất cả các chi phí (vận hành, tài
chính, mất vốn) và có lãi, thay vì phải phụ thuộc vào tiền từ thiện hoặc trợ cấp của nhà
Đối với khách hàng: Sự bền vững của TC TCVM đảm bảo tính liên tục của các
dịch vụ TCVM (tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền…) được cung cấp, từ đó giúp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của khách hàng tốt hơn.
2.5.3. Bài học từ kinh nghiệm hoạt động của TCVM thế giới và Việt Nam:
- Nâng cao nhận thức đối với các hoạt động TCVM
- Các tổ chức TCVM cần có sự trợ giúp ban đầu của các nhà tài trợ, Chính phủ - Xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mơ thuận lợi cho TCVM phát triển
- Cần phải minh bạch, cơng khai về tài chính