Về tiết kiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh bến tre (Trang 54)

CHƯƠNG 3 : KHUNG PHÂN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Tác động tới việc giảm nghèo

4.2.1.3. Về tiết kiệm:

vốn của Quỹ đã dần biết năng động và biết tính tốn hơn trong làm ăn; cụ thể là biết lấy ngắn nuôi dài và biết tiết kiệm (các khoản chi tiêu). Do đó, đến cuối kỳ, sau khi trả hết gốc và lãi, họ vẫn còn dư lại khoản tiền gốc đã đầu tư ban đầu. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, nhóm đánh giá đã được nghe nhiều câu chuyện về việc này, như

Hộp 4.2.1.3: Chị Tỏ - xã An Định vay vốn để mở quán bán hủ tiếu tại nhà

Chị Tỏ ở xã An Định vay vốn để mở quán bán hủ tiếu tại nhà. Chị tiết kiệm tiền lời hàng ngày (bỏ vô con heo tiết kiệm 30 ngàn đồng/ngày) để cuối tháng trả nợ gốc lãi và đóng tiết kiệm. Hết chu kỳ 1 chị đã trả hết nợ và đồng thời còn được lời nguyên cả bộ xoong nồi, bàn ghế, và tô, đũa, muỗng mà chị đã đầu tư ban đầu. Được vay vốn ở chu kỳ 2, chị đã dùng mua một chiếc tủ đá để mở quán bán bia (đồng thời vẫn bán hủ tíu). Ngồi ra, chị còn mua thêm được chút hàng tạp hóa để tiện thể bán thêm cho khách (khi họ đến qn của mình). Khơng chỉ có chị Tỏ, mà cịn nhiều người vay khác đang dần dần phát triển kinh tế gia đình, bằng cách lấy ngắn ni dài và biết tiết kiệm chi tiêu hơn.

Nguồn: do tác giả đi thực tế ghi nhận

Qua phỏng vấn 216 mẫu vay vốn vào tháng 4/2014, đa số các hộ gia đình đã sử dụng vốn có hiệu quả về kinh tế. Các gia đình đã có thêm thu nhập và mua sắm thêm được một số vật dụng của gia đình hay đầu tư tiếp vào sản xuất cùng với một số nguồn vốn tự có của gia đình hay của các nguồn vay bên ngoài. Cuộc sống của các hộ gia đình đã có sự thay đổi đáng kể nhờ vào sự trợ giúp của quỹ hỗ trợ PNPTKT. Câu chuyện về các hộ gia đình điển hình của các hộ đầu tư thành công đã minh họa rõ những thay đổi khi biết cách sử dụng đồng vốn vay một cách hợp lý.

Tóm lại, nguồn vốn vay của Quỹ cũng có góp phần vào việc giảm nghèo của

các hộ gia đình vay vốn. Cụ thể, 23% trong số người vay tham gia đợt đánh giá này cho biết họ đã thoát nghèo hoặc chuyển lên hộ cận nghèo. Số liệu này cũng tương đối trùng khớp với tỉ lệ phần trăm hộ gia đình vay vốn thoát nghèo năm 2013 tại 50 xã

trong toàn Quỹ: 24 hộ vay vốn - chiếm 20% - trong tổng số 123 hộ thoát nghèo của 50 xã tại 7 huyện (nguồn: báo cáo của Quỹ)

Bảng số liệu 4.2: Hộ nghèo từng huyện

S T T

Tên huyện

Tỉ lệ năm 2013 Tỉ lệ năm 2014 Tỉ lệ giảm/tăng

Ghi chú Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) Hộ nghèo (%) Cận nghèo (%) 1 Chợ lách 9,26 7,55 7,34 7,65 -1,92 0,10 2 MCB 13,36 8,29 11,02 8,59 -2,34 0,30 3 MCN 11,84 7,04 9,36 8,12 -2,48 1,08 4 Ba Tri 19,25 8,06 16,05 8,01 -3,21 -0,05 5 Châu Thành 9,05 6,71 6,53 6,80 -2,52 0,09 6 Giồng Trôm 11,16 6,23 8,10 6,29 -3,06 0,07 7 Bình Đại 12,98 5,68 11,38 6,07 -1,60 0,40 8 Thạnh Phú 18,06 8,05 15,81 8,38 -2,25 0,33 Tổng cộng 50 xã 12,86 7,21 10,41 7,45 -2,45 0,24 Toàn Tỉnh 10,65 5,94 8,59 6,16 -2,06 0,22

Nguồn do Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Bến Tre cung cấp - 2014 4.2.2. Tác động tới việc giảm nghèo khía cạnh xã hội

4.2.2.1. Việc làm: khoản vốn vay của Quỹ đã góp phần làm cho các hộ vay vốn

có thêm nguồn vốn mở rộng/ phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc có điều kiện để phát triển thêm một nguồn thu nhập mới cho gia đình. Cụ thể, 11% số người được hỏi đã sử dụng vốn vay từ Quỹ để làm một nghề mới, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, như: bán giải khát (bán nước sâm, mua máy quay nước mía), chăn ni gà, trồng rau/ trồng bầu, mở hàng tạp hóa, mở quán hủ tiếu, mua máy bơm bùn cho chồng đi làm… Như vậy, nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ PNPTKT đã giúp cho các hộ vay vốn (đặc biệt

là các hộ nghèo, khó khăn) có thêm nguồn thu nhập. Theo kết quả khảo sát định lượng, 38% số người được hỏi có 2 nguồn thu nhập; và 11% có tới 3 nguồn thu nhập.

Hình 4.2.2.1: Tổng hợp ngành nghề người vay làm ăn phát triển kinh tế.

Nguồn: do tác giả thống kê theo phiếu khảo sát

4.2.2.2. Giảm chơi hụi, vay lãi cao, mua chịu: nguồn vốn vay từ Quỹ đã giúp

cho các hộ nghèo (trước kia thường phải chơi hụi, vay lãi và mua chịu có vốn làm ăn) giảm được chi phí sản xuất/ kinh doanh do khơng cịn phải trả lãi cao. 24% trong

số những người được hỏi cho biết, trước khi vay vốn của Quỹ họ phải trả lãi cao khi vay vốn ở các nguồn khác.

Hộp 4.2.2.2: Chị Bình - người bn bán ve chai ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại

Chị Bình, một người bn bán ve chai ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại kể rằng: “Giờ

vay được vốn của Quỹ rồi, tơi khơng cịn cho chơi hụi nữa, vì phải trả lãi cao mà cịn lo bị giật hụi nữa. Trước kia, tôi phải vay 6 triệu bên ngoài, mỗi tháng tôi phải trả 180.000 đồng tiền lãi. Khi bước sang chu kỳ 2, được vay 8 triệu đồng của Quỹ tơi đã phải trả ngay món nợ 6 triệu đồng đó cho đỡ phải trả lãi cao hàng tháng. Tôi giữ lại 2 triệu, cùng với tiền lời từ chu kỳ 1 để làm vốn buôn bán, chứ khơng chơi hụi và vay nóng bên ngồi nữa”.

Tương tự, câu chuyện của những người vay ở xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách cũng cho thấy, khi chưa được vay vốn của Quỹ, họ thường phải mua chịu trái cây (của chủ vựa/ chủ vườn) đem đi bán; chiều đến đem tiền về trả tiền gốc và cả tiền lãi cho họ. Chị em cho biết, “nếu có vốn, khơng phải mua chịu thì mình được chút tiền lời cao hơn”.

4.2.2.3. Tăng tình đồn kết: nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ PNPTKT tỉnh góp phần

làm tăng tình đồn kết hợp tác của những người vay trong mỗi xã, đặc biệt giữa các hộ nghèo, hộ khó khăn. Số liệu điều tra cho thấy 51% người vay tham gia đánh giá này cho biết vay vốn ở Quỹ giúp họ tăng tình đồn kết với những người khác trong xóm, ấp. Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với cán bộ xã, ấp và cán bộ của Quỹ cũng cho thấy, những hộ nghèo/ hộ khó khăn và cả những hộ trung bình nhưng cùng thiếu vốn làm ăn đã biết hợp tác và đồn kết với nhau thơng qua việc vay vốn ở Quỹ này “Nhóm tơi có 5 người thì 4 người là hộ nghèo, một chị thì là chủ vựa muối mà chúng tơi hay đi làm th ở đó. Tơi vay vốn về để chăn ni, chị E thì đi chợ, một chị nữa thì đầu tư cho chồng và con làm nghề... Năm rồi, một chị trong nhóm tơi đã thốt nghèo”.

4.2.2.4. Tự tin hơn trong cuộc sống: sau khi vay vốn ở Quỹ, các chị phụ nữ nghèo đã trở nên tự tin hơn. Qua câu chuyện của các cán bộ tín dụng và đi thăm hộ gia đình, gặp trực tiếp các chị người vay là phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh các chị đã mạnh dạn tự tin như thế nào.

Hộp 4.2.2.4. Chị Phước mạnh dạn giao tiếp sau 2 năm tham gia tổ vay vốn

“Chị Phước hai năm trước đây không bao giờ ra khỏi nhà, không giao lưu với ai. Chị rất nhút nhát và tự ti vì cảnh nghèo của mình, lại thêm đứa con duy nhất bị tai nạn. Bên cạnh đó, chồng chị ln cho rằng chị “khờ” nên không cho chị giao tiếp với ai. Nhưng từ khi tham gia vào nhóm vay vốn, chị đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Khi gặp chị, chúng tôi không thể biết trước kia chị là người như vậy, nếu không được nghe bản thân chị và cán bộ tín dụng kể lại”

Nguồn: do tác giả đi thực tế ghi nhận

4.2.2.5. Nâng cao năng lực xã hội

Chị em phụ nữ được hỗ trợ vốn trở nên năng động, biết tính tốn làm ăn, biết thực hiện phương châm lấy ngắn ni dài để có thu nhập hồn trả vốn hàng tháng cho Quỹ. Đặc biệt một số chị em đã nhận thức việc vươn lên thốt nghèo bền vững chính

đáng bằng sức lao động, từ đó đã thay đổi hành vi để đăng ký tiếp cận với nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, đã tự tin, giao tiếp, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau, phát triển kinh tế hộ (thông qua việc kết nối thị trường của BQL dự án DBRP), quan hệ làm ăn ngày càng mở rộng khơng chỉ trong tỉnh mà cịn mở rộng được đối tác ở các tỉnh ngoài. Cụ thể như chị Trần Thị Mười – xã Tiên Thủy, chị Nguyễn Thị Lánh –

xã Tân Phú huyện Châu Thành, chị Nguyễn Thị Luyến Em – Mỹ An huyện Thạnh Phú, chị Nguyễn Thị Huệ - xã Châu Hưng huyện Bình Đại, chị Phạm Thị Thanh Lan - xã Tân Thành Bình huyện Mỏ Cày Bắc.

Kiến thức về xây dựng gia đình, về pháp luật liên quan về phụ nữ và trẻ em của chị em cũng được nâng cao thông qua việc tham gia sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Từ việc tiếp thu kiến thức chị em dần thay đổi hành vi trong sinh hoạt gia đình cũng như cộng đồng góp phần cùng địa phương xây dựng gia đình văn hố, xã văn hố tiến tới xây dựng xã nơng thơn mới.

Vị thế của chị em phụ nữ cũng được nâng cao trong gia đình và xã hội vì chị em đã chủ động và quyết định việc sản xuất kinh doanh của gia đình thơng qua việc được tiếp cận nguồn của Quỹ.

Hộp 4.2.2.5. Chị Mười được nhận giải thưởng doanh nhân vi mô tiêu biểu xuất sắc năm 2014 tại Hà Nội vào ngày 10/12/2014

Điển hình như chị Trần Thị Mười ở ấp Tiên Tây Vàm, xã Tiên Thủy huyện Châu Thành, trước đây chị là hộ nghèo của xã, bản thân chị do sức khỏe khơng tốt vì sau 03 lần phẩu thuật nên chỉ sống nhờ vào đồng lương làm nghề thợ hồ của chồng. Sau khi được Hội LHPN xã Tiên Thủy giới thiệu tham gia lớp dạy nghề dệt thảm bằng vải vụn do dự án DBRP tỉnh tổ chức và chị tiếp cận nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh Bến Tre từ tháng 8/2012, số tiền 4.855.500 đồng để mua vải vụn, khung dệt về sản xuất thử. Sản phẩm của chị làm ra là mặt hàng thảm chà chân bằng vải, chị mang ra chợ Tiên Thủy để chào hàng và bán cho những chị em trong xóm sử dụng thử. Khi sản

phẩm của chị được nhiều tiệm nhận bán, nhằm đáp ứng nhu cầu đặt hàng của các tiệm, chị mời thêm nhiều chị em trong nhóm vay vốn đến nhà và chị hướng dẫn, kết quả từ nhóm 3 người tăng dần lên 10 người.

Nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ sản xuất với kết nối thị trường của dự án DBRP tỉnh Bến Tre, vào năm 2013 chị được Sở Công Thương tỉnh Bến Tre tạo điều kiện tham gia hội chợ kinh tế tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đồng thời do chị biết sáng tạo thay đổi mẫu mã đa dạng như hình dáng, sản phẩm nhắc nồi/xoang, sản phẩm để nồi cơm điện, sản phẩm lót chân chống xe hon đa… từ đó chị kết nối được một số doanh nghiệp ở Chợ Lách, Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu đặt hàng. Tổ dệt thảm vải của chị tăng thêm thành viên từ 10 người tham gia đến 25 người, đa số là thành viên vay vốn của Quỹ, đặc biệt là một số trẻ em (con em các thợ làm trong tổ) đã tận dụng thời gian nhàn rỗi sau khi học bài đã tham gia các khâu như cắt vải, dệt.., để kiếm tiền đi học. Để hỗ trợ cho chị với lượng thợ đông, nhà chật hẹp, Hội LHPN tỉnh đã đề nghị BQL dự án DBRP tỉnh Bến Tre hỗ trợ cho chị máy che trị giá gần 40 triệu đồng để che nắng, che mưa cho thợ nhằm sản xuất ra sản phẩm đáp ứng những hợp đồng của các đơn vị.

Từ hoạt động của tổ dệt thảm vải của chị đã giúp cho những chị em trong nhóm vay vốn, những chị em trong xóm ấp tận dụng thời gian nhàn rỗi có thêm thu nhập bình qn 35.000 đồng/ngày, từ đó chị em thực hiện tốt việc trả vốn gốc, lãi cho Quỹ. Riêng bản thân chị Trần Thị Mười ngoài việc gương mẫu thực hiện tốt nghĩa vụ vay, trả với Quỹ, chị còn dùng tiền lãi từ hoạt động của mình nấu cháo từ thiện đem đến phát cho những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu hàng tháng. Đặc biệt tổ sản xuất của chị qui mô nhỏ nhưng chị đã chấp hành tốt việc đăng ký kinh doanh được phịng Tài chính huyện Châu Thành cấp phép hoạt động và đã tự nguyện đăng ký thoát nghèo trong năm 2014 với Hội LHPN xã Tiên Thủy.

Tre một mình vì khơng biết đường đi), đến nay chị đã trở thành một doanh nghiệp nhỏ, mạnh dạn giao hàng theo hợp đồng ở các tỉnh bạn, với số lượng thợ tham gia thường xuyên là 25 chị, em, số tài sản hiện có gần 50 triệu đồng (mái che, khung dệt, nguyên liệu) chị Trần Thị Mười đã vinh dự được ban tổ chức giải doanh nhân vi mơ bình xét trao giải doanh nhân vi mô tiểu biểu xuất sắc năm 2014 tại Hà Nội vào ngày 10/12/2014. Với giải thưởng 40 triệu đồng, hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu về dự trữ nguyên liệu để chị em khơng bị gián đoạn sản xuất, có tiền trả tiền công thợ khi chị em giao hàng và đặc biệt chị sẽ phát triển tổ dệt thảm thành cơ sở sản xuất để giúp cho nhiều chị em khác có việc làm và thu nhập, góp phần cùng địa phương thực hiện chủ trương kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

Nguồn báo cáo của Quỹ hỗ trợ PNPTKT

Như vậy, với các khoản vay nhằm sản xuất, kinh doanh, thu nhập gia đình tăng

lên và giúp người vay có nguồn chi tiêu đầu tư xây dựng lâu bền cho gia đình; thì hầu hết các hộ vay đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội do tài chính vi mơ mang lại, như sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống gia đình. Đây là những tác động khó có thể đong đếm, nhưng thực sự tạo nên sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Và đây cũng là lý do tại sao tài chính vi mơ có sức hấp dẫn lớn, được đánh giá cao, được coi như một trong những công cụ chủ chốt trong giảm nghèo và phát triển kinh tế.

4.4. Tính bền vững của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (PNPTKT) Sơ đồ 4.4: Sơ đồ tổ chức của Quỹ và các phòng giao dịch Sơ đồ 4.4: Sơ đồ tổ chức của Quỹ và các phòng giao dịch

Nguồn: Theo báo cáo của Quỹ hỗ trợ PNPTKT

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC BP KIỂM SỐT NỘI BỘ BP H.CHÍNH – NHÂN SỰ BP TÍN DỤNG VÀ VẬN HÀNH BP TÀI CHÍNH- KẾ TỐN PGD CHÂU THÀNH CỤM 5-10 nhóm (8878 nhóm) PGD GIỒNG TRƠM PGD BA TRI PGD BÌNH ĐẠI PGD CHỢ LÁCH PGD THẠNH PHÚ PGD MỎ CÀY NHÓM 5 - 7 thành viên

+ Sơ đồ các phòng giao dịch

Nguồn: Theo báo cáo của Quỹ hỗ trợ PNPTKT

Một tổ chức nói chung và một Quỹ xã hội nói riêng như Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT sẽ trở nên bền vững khi hội tụ đủ ba yếu tố sau đây:

- Bền vững về Tổ chức/ thể chế (bộ máy/ cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách…); - Bền vững về nguồn nhân lực (con người và năng lực);

- Bền vững về nguồn lực tài chính, vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh bến tre (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)