Đơn vị tính: triệu đồng T T Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 10 274.535 252.499 257.105
2 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung
cấp 11 246.452 226.423 227.848
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 20 28.083 26.076 29.257
4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 80 60 21
5 Chi phí tài chính 22 2.491 1.106 76
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.491 1.074 76
6 Chi phí bán hàng 24 3.989 3.569 6.083
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 17.998 17.986 15.230 8 Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động
kinh doanh 30 3.685 3.475 7.889
9 Thu nhập khác 31 394 5.412 355
10 Chi phí khác 32 237 1.268 257
11 Lợi nhuận/(lỗ) khác 40 157 4.144 98
12 Tổng lợi nhuận/(lỗ) trước thuế 50 3.842 7.619 7.987
Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn. VNPT Vĩnh Long
Dựa vào số liệu của bảng 2.2 ta thấy rằng doanh thu của VNPT Vĩnh Long năm 2012 rất cao là 274.535 triệu đồng, đến năm 2013 giảm xuống còn 252.499 triệu đồng, sang năm 2014 tăng lên một ít so với năm 2013 là 257.105 triệu đồng. Nguyên nhân là từ năm 2013 trở về trước để chạy theo kế hoạch doanh thu nên VNPT Vĩnh Long đã bán thẻ di động trả trước với lượng lớn nhưng lợi nhuận rất ít. Từ năm 2013 về sau, VNPT Vĩnh Long đảm bảo hoàn thành kế hoạch tăng doanh thu nhưng phải tiết kiệm chi phí. Ngồi ra thị trường Viễn thông ngày càng cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà mạng, giá cước liên tục giảm đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm
Dựa vào số liệu ta thấy VNPT Vĩnh Long đang thực hiện tốt cho mục tiêu tăng doanh thu, giảm chi phí. Cụ thể trong 2 năm 2013 và 2014, doanh thu tăng 4.606 triệu đồng (257.105 - 252.499), trong khi đó giá vốn chỉ tăng 1.425 triệu đồng
(227.848 – 226.423). Về hoạt động kiểm sốt chi phí, thì chi phí của VNPT Vĩnh Long chủ yếu là chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỉ lệ các chi phí này cịn cao nhưng các chi phí này đã giảm dần qua các năm
Từ bảng 2.1 và 2.2 tổng hợp được các kết quả ở bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính
T
T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
I
PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
1 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 1,57% 3,82% 4,98% 2 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 2,03% 4,84% 6,60%
3 Lợi nhuận biên (P) 1,40% 3,02% 3,11%
II KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1 Khả năng thanh toán tổng quát – Ktq 4,42 4,77 4,07 2 Khả năng thanh toán ngắn hạn – Kng 0,58 0,47 0,40
3 Khả năng thanh toán nhanh – Knh 0,39 0,30 0,29
III
CƠ CẤU VỐN, TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ
KHẢ NĂNG TỰ TÀI TRỢ
1
Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu –
Ncsh 0,29 0,27 0,33
2 Hệ số nợ so với tài sản - Ntts 0,23 0,21 0,25
3 Vốn CSH/nguồn vốn 0,77 0,79 0,75
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ngồi ra ta tìm hiểu thêm tình hình tài chính của VNPT Vĩnh Long thơng qua một số chỉ tiêu như sau:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của doanh nghiệp khi sử dụng tồn bộ các nguồn kinh tế của mình. Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải có tài sản nhất định và phải được bố trí hợp lý để các tài sản có thể được sử dụng và phát huy một cách có hiệu quả. Trong một thời kỳ nhất định, nếu doanh nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà lợi nhuận thu
được càng nhiều thì năng lực thu lợi của tài sản là ước lượng việc vận dụng có hiệu quả các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu quả đầu tư về tổng thể, đồng thời quan trọng đối với những người quản lý và những người đầu tư. Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực thu lợi của tài sản có cao hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơn mức lợi nhuận tài sản trong ngành hay không. Và trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm kinh doanh và các nhân tố hạn chế khác nhau, năng lực thu lợi của các ngành nghề khác nhau cũng sẽ khác nhau. Đây là tỷ số thể hiện tổng lãi ròng đạt được so với tổng số vốn bỏ vào kinh doanh. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị và mức lợi nhuận do một đồng vốn mang lại.
Theo bảng 2.3 Tỷ số này có xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014, đây là một biểu hiện tốt đáng mừng. Cụ thể năm 2012 tỷ số này là 1,57%, tức là trong 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,57 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ số này tăng 3,82%. Đến năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng 4,98%, cho thấy trong 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra 4,98 đồng lợi nhuận. Trong thời gian tới đơn vị cần phát huy tối đa năng suất của các tài sản đưa vào sử dụng, nâng cao khả năng sử dụng vốn nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này phản ánh khả năng tự tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của đơn vị tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 tỷ số này là 2,03%, tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2,03 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ số này tăng lên 4,84%, đến năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng lên 6,6% tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 6,6 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất vì khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào đơn vị, họ muốn tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó, đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị trong những năm tiếp theo.
Lợi nhuận biên (P):
Tỷ số này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ số này giảm thì doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Lợi nhuận biên của VNPT Vĩnh Long tăng qua các năm, năm 2012 tỷ số này là 1,40%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 1,40 đồng lợi nhuận cho đơn vị. Đến năm 2013 tỷ số này tăng lên 3,02% và đến cuối năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng lên 3,11% có nghĩa là chi phí cho 1 đồng doanh thu của năm 2014 ít hơn năm trước, chứng tỏ hiệu quả của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng dịch vụ của năm 2014 cao hơn năm trước, từ đó tăng khả năng thu lợi của đơn vị.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khi giá trị này giảm nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Ngược lại, khi giá trị này cao hơn nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, khi giá trị của tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động. Điều này có thể do sự quản trị tài sản lưu động chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhiều nợ phải đòi… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán ngắn hạn nằm trong khoảng từ 1 đến 2 tùy theo đặc điểm ngành nghề và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động…
Từ bảng 2.3 cho thấy qua 3 năm (2012-2014), khả năng thanh toán ngắn hạn đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm ( 0,58 – 0,47 – 0,40) có nghĩa là khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị cịn rất hạn chế, rủi ro về tài chính tương đối
cao, đơn vị phải cố gắng nhiều trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Trong thời gian tới, đơn vị cần xem chính sách tín dụng ngắn hạn hợp lí, cũng như các khoản bị chiếm dụng vốn nhằm đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kịp thời, giữ vững uy tín trong kinh doanh.
Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh tốn nhanh cho biết khả năng hồn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho). Có thể thấy khả năng thanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng thanh toán ngắn hạn.
Khả năng thanh tốn nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu đi, và ngược lại. Cũng giống như khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ số này cũng tuỳ theo các ngành nghề khác nhau thì u cầu đối với tỷ số thanh tốn nhanh cũng khác nhau. Các ngành dịch vụ thì cần tiêu thụ nhiều tiền mặt, các khoản cần thu lại tương đối ít, do đó cho phép duy trì tỷ số này thấp hơn 1. Ngồi ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp khơng thể tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên tỷ suất thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 khơng có nghĩa là khơng an tồn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất là có thể chứng tỏ rằng tính an tồn được đảm bảo.
Từ bảng 2.3 cho thấy qua 3 năm (2012; 2013; 2014) khả năng thanh toán nhanh của đơn vị đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm ( 0,39 ; 0,30; 0,28) có nghĩa là đơn vị đang gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng tiền mặt và các khoản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, đơn vị chú ý nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để tạo tính độc lập hơn về tài chính, tăng cường huy động vốn để bổ sung vốn kinh doanh.
Năng suất lao động:
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức cạnh tranh, phản ánh yếu tố chất lượng người lao động. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nguyên tố
như: trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ… Năng suất lao động của VNPT Vĩnh Long từ năm 2012 đến 2014 có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2013 tăng rất nhanh, hơn gấp đôi so với năm 2012 và được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Năng suất lao động giai đoạn 2012-2014
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014
1 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 3.842 7.619 7.987
2 Tổng số lao động Người 330 319 303
3 Năng suất lao động Triệu đồng /
người/năm 11,64 23,88 26,36
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động. VNPT Vĩnh Long
2.2.2 Phương diện khách hàng:
Tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ giai đoạn 2012-2014:
Bất kỳ một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải duy trì được khách hàng hiện hữu, thu hút và phát triển khách hàng mới. Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng càng cao chứng tỏ đơn vị đã làm tốt cơng tác tìm kiếm, vận động khách hàng lắp đặt mới, chăm sóc để giữ chân khách hàng cũ.
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: thuê bao Đơn vị tính: thuê bao
TT Dịch vụ 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 + ; - % + ; - % 1 Vinaphone trả sau 9.583 6.423 5.562 -3.160 -49,20% -861 -15,4% 2 Vinaphone trả trước 202.946 83.331 82.043 -119.615 -143,54% -1.288 -1,57% 3 Mega VNN 17.305 18.202 19.264 897 4,93% 1.062 5,51% 4 Fiber VNN 365 568 1.237 203 35,74% 669 54,08% 5 MyTV 4.853 7.021 7.425 2.168 30,88% 404 5,44% 6 Điện thoại cố định 64.332 48.539 44.499 -15.793 -32,54% -4.040 -9,08% 7 Gphone 4.707 3.363 3.209 -1.344 -39,96% -154 -4,80% Tổng cộng 304.091 167.447 163.239 -136.644 -81,60% -4.208 -2,58%
Qua số liệu bảng 2.5 đã phản ánh đúng thị trường viễn thông trong những năm gần đây. Khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định, Gphone (điện thoại cố định không dây) giảm rất nhiều, năm 2013 giảm 17.137 thuê bao so với năm 2012 (=15.793+1.344). Năm 2014 tiếp tục giảm nhẹ 4.194 thuê bao so với năm 2013(=4.040+154). Nguyên nhân là khách hàng sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều, giá cước tương đương với điện thoại cố định nhưng lại có nhiều tiện ích hơn. Để bù vào sự giảm của điện thoại cố định, VNPT Vĩnh Long đã chú trọng vào sự phát triển các dịch vụ Mega VNN, Fiber VNN, MyTV…
Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone cả trả trước lẫn trả sau đều giảm. Nguyên nhân là do năm 2013 Bộ Thơng tin truyền thơng có quy định đăng ký thơng tin cho thuê bao di động trả trước nên đã hạn chế lượng thuê bao “ảo” rất lớn, năm 2013 giảm 119.615 thuê bao, năm 2014 giảm 1.288 thuê bao. Để đánh giá một các chính xác sự tăng trưởng của các thuê bao, ta dùng chỉ số ARPU (Average Revenue Per User) là doanh thu bình quân trên một thuê bao trong một năm.
Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân trên khách hàng (ARPU) giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng/năm
TT Dịch vụ 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 + ; - % + ; - % 1 Vinaphone trả sau 1,907 2,773 3,291 0,865 31,21% 0,518 15,74% 2 Vinaphone trả trước 0,185 0,465 0,723 0,280 60,17% 0,258 35,69% 3 Mega VNN 1,480 1,553 1,646 0,072 4,67% 0,094 5,70% 4 Fiber VNN 9,921 6,951 4,232 -2,970 -42,73% -2,719 -64,24% 5 MyTV 0,867 0,849 0,896 -0,018 -2,11% 0,047 5,25% 6 Điện thoại cố định 0,469 0,555 0,550 0,087 15,61% -0,005 -0,87% 7 Gphone 0,350 0,421 0,431 0,071 16,95% 0,009 2,16% Tổng cộng 0,398 0,735 0,901 0,337 45,83% 0,166 18,43%
Qua các chỉ số ARPU trong 3 năm của các dịch vụ ở bảng 2.6 cho thấy:
- Các dịch vụ: Vinaphone trả sau, Vinaphone trả trước, Mega VNN, Gphone có tăng trưởng tốt.
- Dịch vụ Điện thoại cố định tương đối ổn định
- Dịch vụ Fiber VNN liên tục giảm do áp lực cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel, FPT liên tục giảm giá và khuyến mãi. Để giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới buộc VNPT phải giảm giá theo
Sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng dịch vụ:
Năm 2014, VNPT Vĩnh Long chưa có cuộc nghiên cứu và đánh giá về sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT Vĩnh Long. Để đánh giá về sự thỏa mãn của khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT Vĩnh Long một cách