STT Chỉ số 2012 2013 2014
1 Tỷ lệ thu nợ cước 98,90% 99,37% 99,39%
2 Hệ số thu nợ cước 1,38 1,22 1,21
Nguồn: Báo cáo tài chính VNPT Vĩnh Long năm 2012, 2013, 2014
2.2.4 Phương diện đào tạo và phát triển:
Đến 31/12/2014, tổng số cán bộ công nhân viên của VNPT Vĩnh Long là 303 người trong đó có 79 lao động nữ. Cơ cấu nhân sự ở độ tuổi cịn trẻ là tương đối ít (chỉ chiếm 8,3% nhân viên nằm trong độ tuổi <30). Độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm tỉ lệ rất cao đến 78,9%. Đây là độ tuổi chín chắn, đã tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm, khả năng nhận thức, phán đốn, phân tích sự vật đều được nâng cao. Với đặc điểm này có thể sẽ là một điều kiện thuận lợi cho VNPT Vĩnh Long khi thay đổi, ứng dụng một công cụ, phương pháp quản trị mới như là BSC (xem bảng 2.10). Bảng 2.10: Cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi lao động của VNPT Vĩnh Long
STT Phân theo độ tuổi lao động Số lượng Tỷ lệ %
1 <30 25 8,3%
2 31-50 239 78,9%
3 >50 39 12,9%
Tổng 303 100,0%
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động. VNPT Vĩnh Long
Về trình độ học vấn thì đa số cán bộ công nhân viên của VNPT Vĩnh Long có trình độ đại học (chiếm tỉ lệ 50,2%). Số người có trình độ trên đại học rất ít chỉ có 4 người (chiếm tỉ lệ 1,3%). Tổng số người có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo cũng tương đối cao chiếm tỉ lệ 43,7% (bằng: 17,2% + 24,8% + 1,7%). Với cơ cấu nhân sự theo trình độ như vậy, Cơng ty có thể gặp một số trở ngại trong quá trình đào tạo khi muốn nâng cao kiến thức cho nhân viên hoặc đào tạo về quy trình mới, những phương pháp mới (xem bảng 2.11).
Bảng 2.11: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của VNPT Vĩnh Long STT Phân theo trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ % STT Phân theo trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %
1 Trên đại học 4 1,3%
2 Đại học 152 50,2%
3 Cao đẳng 15 5,0%
4 Trung cấp 52 17,2%
5 Sơ cấp 75 24,8%
6 Chưa qua đào tạo 5 1,7%
Tổng 303 100,0%
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động. VNPT Vĩnh Long
Về yếu tố con người: VNPT Vĩnh Long có quan tâm và đánh giá khía cạnh con người. Tiêu chí sử dụng chủ yếu để đánh giá là “tiền lương bình quân”, “Số lớp đào tạo”, “Phần trăm nhân viên tham gia đào tạo”. Trong năm 2014 VNPT đã tổ chức được 28 lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Kết hợp với trường Đại học Cần Thơ mở 1 lớp đại học văn bằng 2 ngành quản trị kinh doanh vừa làm vừa học cho 34 cán bộ công nhân viên, tổ chức thi nâng bậc nghề cho 25 công nhân, thi chuyển ngạch chuyên viên cho 5 cán sự, thi chuyển ngạch chuyên viên chính cho 5 chuyên viên. Tóm tắt chương 2.
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu về VNPT Vĩnh Long như: quá trình hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức… Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của VNPT trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 theo các phương diện Tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển từ đó rút ra những mặt tồn tại, hạn chế
Chương 3 sẽ trình bày cách thức tác giả tiến hành xây dựng Thẻ điểm cân bằng phục vụ đo lường hiệu quả hoạt động trong thực thi chiến lược cho VNPT Vĩnh Long
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG BSC XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHIẾN LƯỢC
TẠI VNPT VĨNH LONG 3.1 Căn cứ xây dựng Thẻ điểm cân bằng.
Sứ mạng: “Kết nối mọi người.”
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng Viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông vững chắc, hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
- Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong môi trường kinh doanh mới, hiện đại.
- Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, chủ động tham gia các chương trình an sinh xã hội
Tầm nhìn: “Số 1 Việt Nam - Ngang tầm Thế giới”
- VNPT: Giữ vai trò chủ đạo trên thị trường Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và nằm trong Top 10 nhà cung cấp dịch vụ Viễn thơng, Cơng nghệ Thơng tin có uy tín trên thị trường khu vực và Châu Á.
- VNPT: Luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trong sử dụng dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thơng.
Q trình phát triển của VNPT, dẫu phải kinh qua những giai đoạn thăng trầm, những thời điểm khó khăn, song với nguồn lực về con người, về hệ thống cơ sở vật chất, những cơ hội và điều kiện thuận lợi, đặc biệt là kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, VNPT xác định tầm nhìn trong chiến lược, bảo đảm: phát triển trong sự kế thừa; cân đối giữa mục tiêu và các nguồn lực. Coi trọng tính thực tiễn và khả thi.
Triết lý kinh doanh: “Khách hàng là trung tâm. Chất lượng là linh hồn. Hiệu
quả là thước đo”.
VNPT luôn xác định khách hàng là nguồn sống của VNPT; Khách hàng là người mua sản phẩm, dịch vụ của VNPT, là thành tố quan trọng nhất của VNPT. Khách
hàng không phụ thuộc vào VNPT mà ngược lại VNPT luôn phải phụ thuộc vào khách hàng, do vậy khách hàng luôn là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VNPT.
VNPT xác định chất lượng các dịch vụ của VNPT là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh. VNPT ln có tầm nhìn chiến lược về dịch vụ và cung ứng dịch vụ, đảm bảo về chất lượng dịch vụ - coi đó là sự sống còn của dịch vụ, cũng như là giá trị của VNPT trên thị trường.
VNPT đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPT. Trước hết, đó là hiệu quả kinh doanh, được thể hiện bằng giá trị lợi nhuận đạt được; bằng chỉ số lợi nhuận trên vốn, tài sản; bên cạnh đó, là hiệu quả các mặt hoạt động khác của VNPT. Đó cũng là những lợi thế trong cạnh tranh của VNPT và thể hiện trách nhiệm xã hội của VNPT...
Giá trị cốt lõi: “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả”
- VNPT nỗ lực phấn đấu, chuyên biệt hóa các lĩnh vực hoạt động để tạo ra những sản phẩm dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và truyền thông tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
- VNPT chú trọng cải tiến, tạo lập tính tự chủ trong mọi hoạt động, đặc biệt là kinh doanh để tạo ra sự khác biệt trong từng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, giữ vững niềm tin của khách hàng về một thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế. Đó là kết tinh của trí tuệ đội ngũ và văn hóa VNPT.
- VNPT đề cao tính hiệu quả trong mọi hoạt động để phát triển bền vững, đồng thời luôn nỗ lực giải quyết tốt, hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, sự hài lòng của khách hàng và lợi ích của người lao động. Con đường ngắn nhất để củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT, nâng cao vị thế của VNPT, đó chính là
khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. (Sổ tay văn hóa
VNPT, 2014)
Mục tiêu phát triển và chiến lược kinh doanh của VNPT:
- Cung cấp đồng bộ các giải pháp, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông
- Giữ vai trò chủ đạo quốc gia trong việc phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển kinh doanh dựa trên 05 nhóm lĩnh vực, dịch vụ: Di động, băng rộng; Giá trị gia tăng và công nghệ thông tin; Truyền thông; Kinh doanh quốc tế; Công nghệ viễn thông và kinh doanh khác
Mục tiêu của VNPT năm 1015:
- Lợi nhuận là 2.935 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2014; - Doanh thu là 87.500 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2014;
- Nộp ngân sách nhà nước là 3.100 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2014
Chiến lược kinh doanh của VNPT:
- Tập trung kinh doanh các dịch vụ di động, băng rộng, đem lại doanh thu và hiệu quả cao
- Đột phá trong phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và công nghệ thông tin nhằm phát huy tối đa cơ sở hạ tầng đã đầu tư
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngồi
- Mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực truyền thông nhằm phát huy lợi thế tổng hợp, đặc biệt là lợi thế về công nghệ và mạng lưới
- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực công nghệ viễn thông để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính và mở rộng các hoạt động kinh doanh thương mại khác.
Điều kiện áp dụng BSC tại VNPT Vĩnh Long:
Dựa trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, VNPT Vĩnh Long đã đáp ứng bảy điều kiện để áp dụng BSC thể hiện như sau:
- Chiến lược: VNPT thực hiện theo chiến lược kinh doanh cụ thể do VNPT xây dựng
- Sự bảo trợ: VNPT xác định BSC là một phương pháp quản trị theo mục tiêu rất hiệu quả nên đã khuyến khích các VNPT ở tỉnh triển khai áp dụng. Ban giám đốc
VNPT Vĩnh Long đã nhận thức và cam kết quyết tâm thực hiện BSC nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững
- Nhu cầu về BSC: Hiện nay, khi mà VNPT đang tái cơ cấu lại do đó nhu cầu áp dụng BSC ở VNPT Vĩnh Long là rất cần thiết
- Sự ủng hộ của các nhà quản lý và giám sát viên chủ chốt: Ban Giám đốc VNPT Vĩnh Long nhiệt tình ủng hộ việc sử dụng BSC, đã thành lập Ban chỉ đạo gồm: Ban Giám đốc, trưởng các phòng ban chức năng, giám đốc các trung tâm và bộ phận chuyên môn giúp việc để hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và phương pháp thực hiện đánh giá theo BSC
- Phạm vi tổ chức: Tất cả các Phòng, các trung tâm trực thuộc VNPT Vĩnh Long - Dữ liệu: VNPT có hệ thống dữ liệu về Tài chính, kế tốn, khách hàng, bán hàng, mạng viễn thông, quản lý nguồn nhân lực
- Nguồn lực: Đa số cán bộ công nhân viên của VNPT Vĩnh Long giỏi về chuyên mơn, tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đồng lịng hướng tới mục tiêu chung về sự phát triển
3.2 Ứng dụng BSC xây dựng Thẻ điểm cân bằng phục vụ đo lường hiệu quả hoạt động trong thực thi chiến lược tại VNPT Vĩnh Long. hoạt động trong thực thi chiến lược tại VNPT Vĩnh Long.
Thiết kế nghiên cứu xây dựng Thẻ điểm cân bằng:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống các mục tiêu chiến lược đến năm 2015 của VNPT Vĩnh Long.
- Bước 3: Sử dụng phương pháp Delphi xác định sự đồng thuận của các chuyên gia đối với hệ thống các mục tiêu được xây dựng ở bước 2.
- Bước 4: Phác thảo Bản đồ chiến lược của VNPT Vĩnh Long (dựa trên kết quả khảo sát Delphi ở bước 3).
- Bước 5: Xây dựng hệ thống KPI phục vụ đo lường các mục tiêu trên Bản đồ chiến lược của VNPT Vĩnh Long.
- Bước 6: Sử dụng phương pháp Delphi xác định sự đồng thuận của các chuyên gia về hệ thống các KPI được xây dựng ở bước 5.
- Bước 7: Tính trọng số, đề xuất chỉ tiêu, và các chương trình hành động cho Thẻ điểm.
- Bước 8: Chấm điểm kết quả, xếp loại kết quả thực hiện BSC
3.2.1 Thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Nguồn thông tin tác giả tiếp cận phục vụ cho quá trình nghiên cứu bao gồm: các tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển của VNPT, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các kế hoạch chiến lược… của VNPT Vĩnh Long.
3.2.2 Xây dựng hệ thống các mục tiêu chiến lược đến năm 2015 của VNPT Vĩnh Long Vĩnh Long
Sau khi nghiên cứu các dữ liệu thu thập được, tác giả thấy rằng Ban giám đốc của VNPT Vĩnh Long không những quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính mà cịn quan tâm đến các yếu tố phi tài chính như: khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển.
Các mục tiêu cho từng khía cạnh cụ thể như sau:
Mục tiêu cho khía cạnh tài chính: Chênh lệch thu chi: 1.265 triệu đồng; Tổng
doanh thu: 264.685 triệu đồng; Tổng chi phí: 263.420 triệu đồng; tăng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản; tăng tỷ lệ thu nợ cước
Mục tiêu cho khía cạnh khách hàng: giữ chân khách hàng cũ; phát triển khách
hàng mới; đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cụ thể:
- Thuê bao thực tăng (thuê bao phát triển mới – thuê bao hủy): Di động trả sau: 850
thuê bao; Di động trả trước: 6.200 thuê bao; Mega VNN: 2.100 thuê bao; Fiber VNN: 1.200 thuê bao; MyTV: 1.050 thuê bao; VNPT-CA: 450 thuê bao
- Mở rộng kênh phân phối, đa dạng kênh bán hàng. Năm 2015 phát triển mới 50 điểm bán hàng
Mục tiêu cho khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ: Nâng cao chất lượng dịch
vụ, hồn thiện các quy trình để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tối ưu hóa mạng lưới, thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng
Mục tiêu cho khía cạnh học hỏi và phát triển: duy trì và phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo, trình độ chun mơn cho nhân viên; xây dựng văn hóa VNPT
3.2.3 Xác định sự đồng thuận với hệ thống các mục tiêu chiến lược bằng phương pháp Delphi: phương pháp Delphi:
Phương pháp Delphi: là phương pháp tổng hợp quan điểm của các chun gia. Kỹ thuật Delphi có tính vơ danh và tính phản hồi. Ứng dụng của phương pháp Delphi là tạo điều kiện để đạt đến sự đồng thuận nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo.
Nguyên tắc đồng thuận: áp dụng theo nguyên tắc của Chu và Hwang (2007).
Bảng 3.1 : Nguyên tắc đồng thuận bằng phương pháp Delphi Thời điểm t Thời điểm t+1 Thời điểm t+2 Thời điểm t Thời điểm t+1 Thời điểm t+2
(qi ≥ 3,5)
Nếu qi ≥ 3,5 và Q ≤ 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá qi<15% thì qi được chấp nhận. (qi < 3,5) Nếu qi ≥ 3,5 và sự đồng nhất trong đánh giá qi< 15% Nếu qi ≥ 3,5 và Q ≤ 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá qi ≤15% thì qi được chấp nhận. Nếu qi < 3,5, Q ≤ 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá qi ≤ 15% thì qi bị loại bỏ Trong đó:
- qi: Điều kiện đánh giá. - Q: Độ lệch chuẩn.
- Sự đồng nhất trong đánh giá qi: tỷ lệ thay đổi ý kiến của các chuyên gia. Khơng có một con số cụ thể cho các vịng của phương pháp Delphi, nhưng một khi đạt được sự đồng thuận như đề cập ở trên thì các vịng Delphi sẽ kết thúc.
Trong nhiều nghiên cứu, có thể sử dụng các tiêu chí sau để làm điều kiện đánh giá: giá trị trung bình, trọng số, độ lệch chuẩn, xếp hạng… Trong nghiên cứu này, tác giả chọn giá trị trung bình của từng thước đo làm điều kiện đánh giá.
Các chuyên gia sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của từng thước đo trên Thẻ điểm theo thang đo từ 1 (không quan trọng) đến 5 (rất quan trọng). Nếu:
giá trị trung bình ≥ 4,5 được xem là cực kỳ quan trọng. 4,5< giá trị trung bình ≥ 4 được xem là rất quan trọng. 4<giá trị trung bình ≥3,5 được xem là quan trọng. giá trị trung bình <3,5 được xem là khơng đáng kể. Các vịng khảo sát Delphi:
Delphi vòng 1:
Vòng khảo sát thứ nhất được thực hiện từ ngày 07/01/2015 đến 09/01/2015 tại