Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn keo tai tượng tại một số vùng sinh thái chính ở miền bắc Việt Nam (Trang 37 - 41)

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

Địa hình huyện Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500 - 700 m.

Nhóm đất phát triển tại chỗ: Các loại đất feralit phát triển trên một số loại đá mẹ như đá biến chất, sa thạch, granit, đá vôi phù hợp cho trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp.

Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình từ 85 - 87%, nhiệt độ trung bình 23,440C, độ ẩm không khí 87,42 lượng mưa bình quân 135,81/tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.

Bảng 1.1: Tài liệu khí tượng thuỷ văn của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

Các tháng

trong năm Nhiệt độ TB(oC) Độ ẩm TB(%) Lượng mưa TB(mm) Gió TB(m/s)

1 15,3 85,3 20,9 6,7 2 18,9 88,0 35,1 7,0 3 19,4 87,0 42,4 6,7 4 24,1 86,7 139,2 8,3 5 26,8 85,3 243,4 8,3 6 27,6 88,0 242,5 8,0 7 28,2 88,3 350,7 8,0 8 28,3 89,7 368,9 8,0 9 27,0 88,7 93,0 7,0 10 21,8 87,3 28,1 6,3 11 22,8 88,0 43,1 6,3 12 18,4 85,7 17,8 6,7 TB 23,44 87,42 135,81 7,28

1.3.2. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

Hàm Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thị xã khoảng 43 km, nằm trong tọa độ địa lý từ: 21050’ đến 22023’ vĩ độ Bắc và 105050’ đến 105011’ độ kinh Đông.

- Phía Đông giáp huyện Na Hang và huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.

- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Phía Bắc của huyện Hàm Yên có địa hình đồi núi phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối và những dẫy núi cao. Phía Nam địa hình thấp dần có nhiều đồi thấp và thung lũng theo sông suối. Vùng núi phía Đông Bắc bao gồm các xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Bình Xa, Minh Hương. Độ cao phổ biến ở vùng này từ 200 - 600 m và giảm dần xuống phía Nam, có ngọn núi Cham Chu cao 1,587m, có độ dốc trung bình từ 25 - 300. Vùng đồi núi phía Tây Nam có các xã: Đức Ninh, Hùng Đức, Thái Hoà, Thái Sơn, Thành long, Bằng Cốc, Thị Trấn, Yên Hương có độ cao trung bình là 200 m, độ dốc trung bình từ 15 - 200C.

Nhóm đất phát triển tại chỗ: Các loại đất feralit phát triển trên một số loại đá mẹ như đá biến chất, sa thạch, granit, đá vôi phù hợp cho trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp. Nhóm đất bồi tụ: Đất phù sa ven Sông Lô và các suối lớn, đất lầy thụt và đất bồi tụ phù hợp cho việc trồng lúa, hoa mầu và các loài cây công nghiệp. Nhiệt độ bình quân năm của khu vực là 23,440C, nhiệt độ thấp nhất là 16,30C vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất là 28,30C vào tháng 7, 8 độ ẩm không khí trung bình năm là 87,42% tháng có độ ẩm cao nhất là 89,7% vào tháng 8, thấp nhất là 85,3% vào tháng 5; 12; lượng mưa trung bình năm là 1629,8 mm nhưng phân bố không đều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung cao nhất vào tháng 8, trung bình 368,9mm/tháng, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 đạt 17,8 mm, trong năm có một tháng hạn vào tháng 12.

Huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Thỉnh thoảng khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng và bão từ tháng 4 đến tháng 10.

Tọa độ địa lý của huyện là từ 21057′ đến 22017′ vĩ độ Bắc và 103057′ đến 104030′ kinh độ Đông. Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.

Địa hình phức tạp nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Văn Bàn có tới 90% diện tích là đồi núi (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 – 350). Diện tích còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400 - 700m. Nơi cao nhất thuộc xã Nậm Chày cao 2875m, thấp nhất thuộc vùng hạ lưu của suối Chàn 85m. Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.

Văn Bàn có 6 nhóm đất chính: Đất phù sa sông suối (2,7%), đất đỏ vàng (45,7%) đất mùn vàng đỏ (35,72%), đất mùn alít trên núi cao (13,55%), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (1,8%) và đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,90C, mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 20 - 250C, cao nhất vào tháng bẩy (28 - 320C). Mùa khô nhiệt độ trung bình từ 10 - 120C, thấp nhất vào tháng một (8 - 120C). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), số giờ nắng ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ). Độ ẩm không khí trung bình là 86%, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%). Lượng mưa trung bình trong năm là 1.500 mm tập trung vào tháng 7-10, chiếm 70% lượng mưa cả năm.

1.3.4. Đặc điểm tự nhiên huyện Bảo Thắng, Lào Cai

Huyện Bảo Thắng nằm ở trung tâm của tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7 km đường biên và huyện Mường Khương, phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía

Tây giáp huyện Sa Pa, Tây Bắc tiếp giáp thành phố Lào Cai, phía Nam là huyện Bảo Yên và Văn Bàn.

Huyện Bảo Thắng là vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng, có độ cao trung bình từ 80m đến 400m, địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp, chạy dài ven sông Hồng. Địa hình chia thành 2 khu vực, hữu ngạn và tả ngạn. Khu hữu ngạn có nhiều suối lớn, đều bắt nguồn từ dãy núi Phan Xi Păng tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, như ngòi Bo, ngòi Nhù, suối Nhớn, suối Trát.

Nhiệt độ bình quân của Bảo Thắng trong một năm là 8.0000C, nhiệt độ trung bình/năm từ 22 đến 240C, nhiệt độ thấp dưới 20C, nhiệt độ cao nhất 400C. Hướng gió chính là hướng gió Đông Nam, tốc độ trung bình từ 1 - 2m/s. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình, khoảng 1.600 đến 1.800mm. Khu vực Phố Lu lượng mưa trung bình hàng năm là 2.016mm. Số ngày mưa trung bình ở Phố Lu là 111 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8). Số ngày mưa trung bình ở Phú Nhuận là 115 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)

- Nấm gây bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng (Colletotrichum gloeosporioides Strain).

- Các chủng vi khuẩn nội sinh trong mô thực vật ở Keo tai tượng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn keo tai tượng tại một số vùng sinh thái chính ở miền bắc Việt Nam (Trang 37 - 41)