Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực của hai quốc gia. Trước hết là giữa Việt Nam và Mỹ, sau đó mở rộng ra các quốc gia Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia so với Mỹ. Dữ liệu về tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực được tính tốn như sau:

3.2.1. Tỷ giá hối đối thực

Cơng thức tính tốn tỷ giá hối đối thực như sau: qt = St – Pt + Pt* trong đó:

- St : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa cuối kỳ biểu diễn dưới dạng logarit cơ số tự nhiên. Đây là tỷ giá song phương và được niêm yết theo phương pháp trực tiếp.

- Pt và Pt*: Lần lượt là lạm phát trong nước và lạm phát ở nước ngoài. Hai đại

lượng này được đại diện bởi chỉ số CPI trong nước và CPI nước ngoài và được biểu thị dưới dạng logarit cơ số tự nhiên.

3.2.2. Lãi suất thực

Trong bài nghiên cứu này có 2 hướng tiếp cận đối với cơng thức tính tốn lãi suất thực: lãi suất thực tiền nghiệm và lãi suất thực hậu nghiệm

3.2.2.1. Lãi suất thực tiền nghiệm. (Ex ante)

Như có đề cập ở phương trình thứ (6) và thứ (7), lãi suất thực tiền nghiệm (Ex ante) được xác định như sau:

rt = it - Et pt+1 (6)

rt* = it* - Et pt+1* (7)

Giá trị dự đoán của lạm phát kỳ vọng được tính theo chênh lệch giữa lạm phát tại thời điểm trong tương lai (t+1) và lạm phát tại thời điểm hiện tại (t):

pt+1 = pt+1 - pt

3.2.2.2. Lãi suất thực hậu nghiệm (Ex post)

Lãi suất thực hậu nghiệm trong nước rt và rt* lần lượt được xác định theo công

thức sau:

rt = it - Et pt

rt* = it* - Et pt*

Giá trị thực của lạm phát kỳ vọng được tính theo chênh lệch giữa lạm phát tại thời điểm hiện tại (t) và lạm phát tại thời điểm trong quá khứ (t-1):

Trong đó:

 rt và rt* lần lượt là lãi suất thực trong nước và lãi suất thực nước ngoài.

 it và it* lần lượt là lãi suất danh nghĩa trong nước và lãi suất danh nghĩa nước ngoài

 pt vàpt* lần lượt là lạm phát trong nước và lạm phát nước ngoài. Hai đại lượng

này được đại diện bởi logarit tự nhiên của chỉ số CPI trong nước và chỉ số CPI nước ngoài.

Dữ liệu về tỷ giá danh nghĩa được lấy vào cuối tháng

Dữ liệu về chỉ số CPI được thu thập theo tháng với CPI năm gốc 2010 = 100. Lãi suất danh nghĩa thu thập theo tháng được đại diện bởi lãi suất thị trường tiền tệ. Ở những quốc gia mà dữ liệu về lãi suất thị trường tiền tệ khơng có sẵn do những hạn chế về số liệu thống kê, tác giả dùng lãi suất bình quân liên ngân hàng để thay thế (như trường hợp của Việt Nam)

Trong trường hợp của Việt Nam, thời gian thu thập dữ liệu là từ tháng 01/1996 đến tháng 07/2015. Trong trường hợp các quốc gia còn lại gồm: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 01/1994 đến tháng 07/2015.

Tất cả dữ liệu nghiên cứu về tỷ giá, chỉ số giá CPI, lãi suất danh nghĩa trong nước và lãi suất nước ngoài đối với các nước được nghiên cứu trong bài nghiên cứu này đều được thu thập từ nguồn dữ liệu của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới: International Financial Statistics (IFS).

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của bài nghiên cứu này dựa trên phương pháp thực nghiệm trong bài nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010) và đề xuất của Perron (1989) khi có xem xét đến điểm gãy cấu trúc.

Đầu tiên, người viết xem xét vấn đề về tính dừng của dữ liệu. Các kiểm định nghiệm đơn vị sẽ được thực hiện trên chuỗi dữ liệu gốc và chuỗi sai phân bậc một của tỷ giá thực, lãi suất thực. Chúng ta sẽ xem xét các chuỗi này dừng ở chuỗi gốc

(Chuỗi I(0)) hay dừng ở chuỗi sai phân bậc 1 (Chuỗi I(1)). Kỳ vọng từ kiểm định nghiệm đơn vị là các chuỗi dữ liệu không dừng ở chuỗi gốc và khi sử dụng chuỗi sai phân bậc một thì sẽ dừng. Điều này thể hiện rằng giữa chuỗi tỷ giá thực và chuỗi lãi suất thực có khả năng tồn tại một mối quan hệ nào đó trong dài hạn. Một vấn đề đáng lưu ý trong nghiên cứu này là việc xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Tương tự nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010), để tránh việc đưa ra kết luận sai lầm về chuỗi dữ liệu có dừng hay khơng khi xất hiện điểm gãy cấu trúc, người viết sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp của Saikkonen và Lütkepohl (2002).

Bước tiếp theo, tiến hành kiểm định đồng liên kết để tìm bằng chứng về khả năng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực. Nghiên cứu cũng sử dụng phép kiểm định đồng liên kết mới được đề xuất bởi Saikkonen và Lütkepohl (2000) song song với các phép kiểm định truyền thống nhằm tìm ra bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ tỷ giá thực – lãi suất thực khi có xem xét đến điểm gãy cấu trúc.

Cuối cùng, với kết quả về mối quan hệ đồng liên kết đã tìm được đối với trường hợp Việt Nam – Mỹ, mơ hình VECM được sử dụng để hồi quy nhằm biểu diễn cụ thể mối quan hệ giữa tỷ giá thực USD/VND và lãi suất thực của Việt Nam – Mỹ. Đồng thời một số phép kiểm định khác sẽ được thực hiện để kiểm tra tính ổn định của kết quả hồi quy này.

Như vậy, phương pháp thực nghiệm của bài nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

- Bước 1: Người viết tiến hành kiểm định tính dừng cho các chuỗi dữ liệu nghiên

cứu trong trường hợp Việt Nam – Mỹ. Các phép kiểm định bao gồm kiểm định ADF, DF – GLS và kiểm định nghiệm đơn vị S&L có xét đến điểm gãy cấu trúc.

- Bước 2: Tiến hành ba phép kiểm định đồng liên kết cho các chuỗi dữ liệu nghiên

cứu trong trường hợp Việt Nam – Mỹ. Theo phương pháp tiếp cận truyền thống sử dụng kiểm định Johansen Trace Test, theo phương pháp tiếp cận mới, người viết dùng kiểm định S&L không xét đến điểm gãy cấu trúc và kiểm định S&L có xét đến điểm gãy cấu trúc.

- Bước 3: Sử dụng mơ hình VECM để hồi quy hệ số cho phương trình ước lượng mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực cho trường hợp Việt Nam – Mỹ. Tiến hành một số kiểm định khác để kiểm tra tính ổn định của kết quả hồi quy.

- Bước 4: Tiến hành kiểm định tính dừng như ở bước 1 cho trường hợp mở rộng

nhiều quốc gia.

- Bước 5: Lặp lại bước 2 nhằm tiến hành kiểm định tính đồng liên kết của các

chuỗi dữ liệu cho trường hợp mở rộng nhiều quốc gia

Qua các bước tiến hành nghiên cứu trên, người viết có thể đi đến kết luận về việc tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực của hai quốc gia. Chi tiết về các phép kiểm định được thực hiện ở từng bước được trình bày ngay sau đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)