Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực (Trang 46)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp Việt Nam – Mỹ

4.1.2.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L

Trong hướng tiếp cận mới, người viết sử dụng kiểm định đồng liên kết của Saikkonen và Lütkepohl trong hai trường hợp: có xem xét và khơng xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Mục đích của việc làm này là để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc cân nhắc đến vấn đề điểm gãy cấu trúc trong quá trình kiểm định đồng liên kết. Kết quả kiểm định trong hai trường hợp được trình bày trong các bảng 4.5 và bảng 4.6

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L khơng có điểm gãy cấu trúc

S&L Trace Test

Ho: r-0 Ho: r=1 Ho: r=2 Lag

without regime shifts

Lãi suất thực tính theo phương pháp tiền nghiệm (Ex ante)

q, r, r* 7.69 4.38 0.46 2 [0.9563] [0.6571] [0.5564] q, r 1.87 0.09 3 [0.9519] [0.8168] q, r* 3.92 0.43 1 [0.7218] [0.5723] r, r* 2.61 0.12 3 [0.8862] [0.7875]

Lãi suất thực tính theo phương pháp hậu nghiệm (Ex post)

q, r, r* 7.67 4.17 0.8 3 [0.9571] [0.6871] [0.4246] q, r 1.8 0.26 3 [0.9564] [0.6703] q, r* 3.6 0.5 2 [0.7656] [0.5369] r, r* 2.1 0.08 3 [0.9341] [0.8332]

Ghi chú: Các giá trị p_value được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Kiểm định đồng liên kết S&L có tính đến hệ số chặn trong vector đồng liên kết. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy khi sử dụng phép kiểm định đồng liên kết theo để xuất của S&L, nhưng không xem xét đưa điểm gãy cấu trúc vào mơ hình kiểm định thì khơng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực, lãi suất thực Việt Nam, lãi suất thực Mỹ và khơng có mối quan hệ giữa các cặp biến tương ứng ở cả lãi suất thực tiền nghiệm và lãi suất thực hậu nghiệm.

Trong kiểm định nghiệm đơn vị S&L, phần mềm JMulti có đề xuất các điểm gãy cấu trúc trong mỗi chuỗi dữ liệu. Ứng với ba chuỗi dữ liệu tỷ giá thực, lãi suất thực của Việt Nam và Mỹ chúng ta tìm được ba thời điểm khác nhau xảy ra điểm gãy

có đưa thêm các biến giả đại diện cho điểm gãy trong các chuỗi dữ liệu: tỷ giá USD/VND (tháng 02/2011), chuỗi lãi suất thực Việt Nam (tháng 06/2008 trong cả hai trường hợp tiền nghiệm và hậu nghiệm) và chuỗi lãi suất thực Mỹ (lần lượt là tháng 12/2008 cho chuỗi lãi suất thực tiền nghiệm và tháng 01/2009 cho chuỗi lãi suất thực hậu nghiệm).

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L có xem xét đến điểm gãy cấu trúc

S&L Trace Test

Ho: r-0 Ho: r=1 Ho: r=2 Lag Shift Date

with regime shifts

Lãi suất thực tính theo phương pháp tiền nghiệm (Ex ante)

q, r, r* 29.01** 6.17 0.6 2 2008 M6 [0.0431] [0.7566] [0.8970] q, r, r* 33.39** 7.29 1.36 2 2011 M2 [0.0104] [0.6295] [0.6971] q, r, r* 28.17* 8.08 0 2 2008 M12 [0.0554] [0.5382] [1.0000] q, r 22.63*** 0.22 2 2011 M2 [0.0027] [0.9774] q, r 27.00*** 1.05 7 2008 M6 [0.0004] [0.7793] q, r* 5.93 0.09 1 2011 M2 [0.7816] [0.9948] q, r* 7.53 0.51 1 2008 M12 [0.6019] [0.9178] r, r* 9.04 5.21 7 2008 M6 [0.4321] [0.1145] r, r* 8.81 0.65 7 2011 M2 [0.4573] [0.8849]

Lãi suất thực tính theo phương pháp hậu nghiệm (Ex post) q, r, r* 29.30** 4.44 0 1 2008 M6 [0.0395] [0.9131] [1.0000] q, r, r* 30.05** 4.35 0.08 1 2011 M2 [0.0313] [0.9192] [0.9956] q, r, r* 32.65** 9.73 0.01 1 2008 M12 [0.0134] [0.3631] [0.9999] q, r 36.70*** 0.86 7 2011 M2 [0.0000] [0.8310] q, r 27.86*** 0.89 7 2008 M6 [0.0002] [0.8209] q, r* 6.59 0.03 2 2011 M2 [0.7104] [0.9993] q, r* 6.11 0.02 2 2008 M12 [0.7632] [0.9995] r, r* 7.51 3.77 4 2008 M6 [0.6034] [0.2374] r, r* 10.56 1.08 12 2011 M2 [0.2898] [0.7714]

Ghi chú: Các giá trị p_value được ghi nhận trong dấu [ ]. Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Kiểm định đồng liên kết S&L có tính đến hệ số chặn trong vector đồng liên kết. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Dựa vào kết quả bảng 4.6, người viết nhận thấy tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực, lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ ở lãi suất thực tiền nghiệm trong trường hợp điểm gãy cấu trúc là 2008M6 và 2011M2 và 2008M2 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trường hợp điểm gãy cấu trúc là 2008M12 có ý nghĩa thơng kê ở mức 10% (Hình 4.4)

S&L Test for: Qt Rausa Ravn included dummy variables: M22011

sample range: [1996 M3, 2015 M7], T = 233 included lags (levels): 2

trend and intercept included response surface computed:

r0 LR pval 90% 95% 99% ----------------------------------------------- 0 33.39 0.0104 26.07 28.52 33.50 1 7.29 0.6295 13.88 15.76 19.71 2 1.36 0.6971 5.47 6.79 9.73

S&L Test for: Qt Rausa Ravn included dummy variables: M122008

sample range: [1996 M3, 2015 M7], T = 233 included lags (levels): 2

trend and intercept included response surface computed:

r0 LR pval 90% 95% 99% ----------------------------------------------- 0 28.17 0.0554 26.07 28.52 33.50 1 8.08 0.5382 13.88 15.76 19.71 2 0.00 1.0000 5.47 6.79 9.73

Hình 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực tiền nghiệm có xét đến điểm gãy cấu trúc

Đối với chuỗi lãi suất thực hậu nghiệm, mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực, lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ ở cả 3 trường hợp điểm gãy: 2008M6, 2011M2 và 2008M2 và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. (Hình 4.5)

S&L Test for: Qt Rpusa Rpvn included dummy variables: M62008

sample range: [1996 M3, 2015 M7], T = 233 included lags (levels): 1

trend and intercept included response surface computed:

r0 LR pval 90% 95% 99% ----------------------------------------------- 0 29.30 0.0395 26.07 28.52 33.50 1 4.44 0.9131 13.88 15.76 19.71 2 0.00 1.0000 5.47 6.79 9.73

S&L Test for: Qt Rpusa Rpvn included dummy variables: M22011

sample range: [1996 M3, 2015 M7], T = 233 included lags (levels): 1

trend and intercept included response surface computed:

r0 LR pval 90% 95% 99% ----------------------------------------------- 0 30.05 0.0313 26.07 28.52 33.50 1 4.35 0.9192 13.88 15.76 19.71 2 0.08 0.9956 5.47 6.79 9.73

S&L Test for: Qt Rpusa Rpvn included dummy variables: M122008

sample range: [1996 M3, 2015 M7], T = 233 included lags (levels): 1

trend and intercept included response surface computed:

r0 LR pval 90% 95% 99% ----------------------------------------------- 0 32.65 0.0134 26.07 28.52 33.50 1 9.73 0.3631 13.88 15.76 19.71 2 0.01 0.9999 5.47 6.79 9.73

Hình 4.5: Kiểm định đồng liên kết các chuỗi tỷ giá thực và lãi suất thực hậu nghiệm có xét đến các điểm gãy cấu trúc

Như vậy, thực hiện kiểm định đồng liên kết theo phương pháp của Saikkonen và Lütkepohl có xem xét đến điểm gãy cấu trúc đã khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá thực và lãi suất thực. Kết quả này giúp chúng ra rút ra hai kết luận quan trọng sau đây:

- Thứ nhất: Tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các chuỗi không dừng đang

nghiên cứu là tỷ giá thực và lãi suất thực.

- Thứ hai: Hướng tiếp cận truyền thống, chưa xem xét đến điểm gãy cấu trúc, mối

quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu dường như không tồn tại. Nhưng chỉ khi xem xét đến điểm gãy cấu trúc thì mối quan hệ trong dài hạn mới hiện rõ. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của điểm gãy cấu trúc trong việc tìm ra mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực USD/VND và lãi suất thực ở Việt Nam và ở Mỹ.

4.1.3. Ƣớc lƣợng mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực USD/VND và lãi suất

thực giữa hai quốc gia Việt Nam – Mỹ.

Từ kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu và kết quả kiểm định đồng liên kết, người viết đã khẳng định tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực

USD/VND, lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ. Tiếp theo người viết tiến hành sử dụng mơ hình hồi quy VECM để hồi quy hệ số phương trình ước lượng mối quan hệ trong dài hạn, sau đó tiến hành một số kiểm định phụ nhằm kiểm tra tính ổn định của mơ hình ước lượng.

4.1.3.1. Mơ hình ƣớc lƣợng VECM

Với bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực giữa Việt Nam và Mỹ, mơ hình hồi quy vector sai số sửa lỗi VECM được sử dụng hồi quy phương trình dài hạn biểu diễn cho mối quan hệ này. Trong phần kiểm định đồng liên kết có xét đến điểm gãy cấu trúc, điểm gãy 2008M6 cho kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong cả 2 trường hợp xem xét lãi suất thực tiền nghiệm và lãi suất thực hậu nghiệm, vì thế người viết lựa chọn điểm gãy này để đưa vào mơ hình VECM. Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mơ hình VECM

Chuỗi lãi suất thực Chuỗi lãi suất thực

tiền nghiệm hậu nghiệm

qt 1.000 (0.000) 1.000 (0.000)

rt 0.065 (0.011) 0.080 (0.005)

rt* - 0.090 (0.075) - 0.094 (0.094)

Shift2008M6 - 0.014 (0.000) - 0.017 (0.000)

Hằng số C - 0.009 (0.014) - 0.012 (0.006)

Ghi chú: Chiều dài của chuỗi dữ liệu kéo dài từ tháng 1/1996 đến tháng 7/2015. Các giá trị p_value được ghi nhận trong dấu ( ). Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu được xem xét trong vector đồng liên kết thông qua biến giả. Hệ số chặn cũng được đưa vào trong vector đồng liên kết.

Dựa vào bảng kết quả hồi quy, người viết thấy rằng, dấu của các hệ số hồi quy hoàn toàn phù hợp với kì vọng ban đầu là hệ số của lãi suất thực trong nước rt

dương và của lãi suất thực nước ngoài rt* sẽ âm. Từ đó người viết đưa ra được phương trình ước lượng biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ khi các biến này đạt đến trạng thái cân bằng trong dài hạn. Phương trình ước lượng tính theo lãi suất thực hậu nghiệm được thể hiện như sau:

qt + 0.080 rt – 0.094rt* -0.017dt - 0.012 = 0

Tương đương với:

qt = -0.080 rt + 0.094rt* + 0.017dt + 0.012

Trong đó dt được gán giá trị = 0 cho những tháng trước tháng 6/2008, từ tháng 6/2008 trở đi dt được gán giá trị = 1.

Phương trình ước lượng trên chỉ ra rằng trong dài hạn khi các biến này đạt trạng thái cân bằng, lãi suất thực của Việt Nam có tác động ngược chiều lên tỷ giá hối đoái thực giữa Việt Nam và Mỹ. Tức là trong dài hạn, khi lãi suất thực Việt Nam tăng 1%, tỷ giá thực USD/VND giảm tương ứng 0.080% với giả định những yếu tố khác khơng đổi. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (Pvalue = 0.05). Khi tỷ giá thực USD/VND giảm thì điều này có nghĩa là đồng tiền Việt Nam tăng giá so với đồng USD. Khi lãi suất Việt Nam tăng sẽ thu hút đầu tư từ nước ngoài vào khiến cho nhu cầu nội tệ tăng dẫn đến giá đồng nội tệ tăng.

Hệ số - 0.094 của Mỹ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P value > 0.05), nhưng

xét về dấu của biến lãi suất thực Mỹ (rt*

) cũng thể hiện rằng nếu trong dài hạn lãi suất thực ở Mỹ tăng 1% với giả định những yếu tố khác không đổi, tỷ giá thực USD/VND tăng tương ứng 0.094%đồng tiền Việt Nam sẽ tăng giá, tỷ giá danh nghĩa cũng tăng theo.

Kết quả mơ hình hồi quy VECM người viết tìm được hồn tồn tương đồng với kết quả trong bài nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010) khi ông tiến hành hồi quy cho trường hợp 2 quốc gia Anh và Mỹ.

Như vậy, người viết đã hồi quy được phương trình thể hiện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa tỷ giá thực USD/VND, lãi suất thực đồng VND và lãi suất thực của đồng USD, đồng thời xem xét đến điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ này.

Tiếp theo, người viết tiến hành kiểm định eigenvalue và kiểm định thống kê Tau nhằm đảm bảo tính ổn định và phù hợp của mơ hình.

4.1.3.2. Kiểm định tính ổn định mơ hình

Sử dụng phần mềm JMulti, người viết thực hiện kiểm định Eigenvalue và kiểm định thống kê Tau cho cả hai trường hợp dữ liệu tiền nghiệm và dữ liệu hậu nghiệm.

Trong cả hai trường hợp dữ liệu tiền nghiệm và hậu nghiệm, đường biểu diễn của giá trị hồi quy eigenvalue trong kiểm định eigenvalue đều cho thấy các giá trị eigenvalue nhỏ hơn 1. Đường biểu diễn giá trị thống kê Tau đều nằm dưới đường giá trị tới hạn. Kết quả này cho thấy mơ hình hồi quy là ổn định và phù hợp.

4.2. Mở rộng nghiên cứu mối quan hệ tỷ giá thực và lãi suất thực giữa Mỹ và các quốc gia Châu Á khác. các quốc gia Châu Á khác.

Nhằm khẳng định mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực, bên cạnh bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Mỹ, người viết tiếp tục mở rộng nghiên cứu với một số quốc gia Châu Á khác trong mối quan hệ vơi Mỹ như: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia.

4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị

Người viết cũng đi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu các quốc gia theo 2 phương pháp: phương pháp truyền thống sử dụng ADF test và DF-GLS test, phương pháp mới có xem xét đến điểm gãy cấu trúc S&L test.

4.2.1.1. Kiểm định ADF

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho nhiều quốc qia

Quốc gia Biến ADF TEST

Chuỗi gốc Độ trễ phân bậc 1 Chuỗi sai Độ trễ Bậc liên kết

USA r* -1.209 0 -10.18223*** 2 I(1) SINGAPORE q -1.335 3 -3.344666** 12 I(1) r 0.3714 12 -3.096888** 11 I(1) THAILAND q -1.856 7 -6.156039*** 6 I(1) r -2.711895* 9 I(0) PHILIPPINES q -1.048 0 -14.86874*** 0 I(1) r -0.907 12 -5.816031*** 12 I(1) SOUTH KOREA q -2.532 0 -15.91703*** 0 I(1) r -2.115 7 -8.400892*** 6 I(1) MALAYSIA q -1.698 0 -15.55231*** 0 I(1) r -2.153 1 -25.62192*** 0 I(1)

Ghi chú: chuỗi tỷ giá thực qt, lãi suất thực trong nước rt và lãi suất thực ở Mỹ rt*

được thu thập từ tháng 01/1994 đến tháng 07/2015. Giá trị thống kê t được tính tốn và so sánh với các giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Độ trễ thích hợp của mỗi trường hợp được xác định bởi tiêu chuẩn đánh giá AIC với độ trễ tối đa là 12. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết quả bảng 4.8 cho thấy ngoại trừ trường hợp lãi suất thực Thái Lan, các chuỗi đều không dừng ở chuỗi gốc. Đối với những chuỗi không dừng ở bậc gốc, người viết tiếp tục thực hiện kiểm định cho chuỗi sai phân bậc 1 và thu được kết quả là toàn bộ những chuỗi sai phân bậc 1 này có tính dừng. Nhìn chung, kết quả này cho thấy hầu hết số các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng ở bậc 1 (Chuỗi I(1)), thể hiện rằng có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá – lãi suất thực của hai quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)