CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Mở rộng nghiên cứu mối quan hệ tỷ giá thực và lãi suất thực giữa Mỹ và các quốc gia Châ uÁ
4.2.1.3. Kiểm định S&L
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L cho nhiều quốc qia
Quốc gia Biến
S&L
Chuỗi gốc Độ trễ Chuỗi sai
phân bậc 1 Độ trễ
Bậc
liên kết Shift Date
USA r* -1.899 0 -4.1075*** 2 I(1) 2008 M11 SINGAPORE q -2.611 3 -2.9240* 12 I(1) 2009 M4 r 0.4764 12 -3.4024** 11 I(1) 2013 M4 THAILAND q -2.316 7 -2.361 6 1998 M2 r -3.9723 *** 9 I(0) 1998 M7 PHILIPPINES q -0.951 0 -4.5362*** 0 I(1) 1997 M12 r -2.305 12 -2.8380* 12 I(1) 1997 M10 SOUTH KOREA q -2.501 0 -6.92 0 I(1) 1997 M12 r -1.729 7 -2.7023* 6 I(1) 1997 M12 MALAYSIA q -1.646 0 -3.6634*** 0 I(1) 1998 M2 r -1.834 1 -3.7935*** 0 I(1) 1997 M8
Ghi chú: chuỗi tỷ giá thực qt, lãi suất thực trong nước rt và lãi suất thực ở Mỹ rt*
được thu thập từ tháng 01/1994 đến tháng 07/2015. Giá trị thống kê t được tính tốn và so sánh với các giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Độ trễ thích hợp của mỗi trường hợp được xác định bởi tiêu chuẩn đánh giá AIC với độ trễ tối đa là 12. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L chỉ ra rằng hầu hết các chuỗi đều không dừng ở bậc gốc, kết quả này ủng hộ cho việc có thể tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các chuỗi này.
Cũng giống như kiểm định ADF và DF-GLS, kết quả kiểm định cho thấy chuỗi lãi suất thực Thái Lan là chuỗi I(0). Người viết một lần nữa cho rằng giữa những chuỗi dữ liệu tỷ giá thực USD/BATH, chuỗi lãi suất thực Thái Lan và lãi suất thực Mỹ
vẫn tồn tại mối quan hệ trong dài hạn tương tự như lập luận của hai người viết Byrne và Nagayasu (2010). Điều này sẽ được kiểm chứng lại bằng kiểm định đồng liên kết được trình bày ở phần kế tiếp.
Về vấn đề điểm gãy cấu trúc sử dụng trong kiểm định cho chuỗi dữ liệu ở các nước được phần mềm Jmulti đề xuất dựa vào chuỗi dữ liệu thu thập được. Chúng ta có thể nhận thấy phần lớn điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu của các quốc gia nghiên cứu do phần mềm đề xuất đều tập trung trong giai đoạn 1997 – 1998. Có thể nhận thấy khoảng thời gian này cả thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Thái Lan vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng này đầu tiên xuất phát từ Thái Lan và sau đó nhanh chóng lan ra các quốc gia trong khu vực. Như thế các điểm gãy được phần mềm đề xuất cho các chuỗi dữ liệu là phù hợp. Riêng chuỗi tỷ giá của USD/SGD, phần mềm đề xuất điểm gãy cấu trúc là 2009M04 thời điểm này cũng xem là phù hợp khi Singapore đang chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ diễn ra. Bên cạnh phần mềm đề xuất điểm gãy cấu trúc của chuỗi tỷ giá thực tại Singapore là tháng 04/2013, thời điểm trùng với khoảng thời gian xảy ra vụ bê bối gian lận lãi suất SIBOR .
4.2.2. Kiểm định đồng liên kết
Tác giả tiến hành kiểm định đồng liên kết các chuỗi tỷ giá thực, lãi suất thực trong nước, lãi suất thực nước ngoài lần lượt giữa các quốc gia: Singapore, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia với Mỹ.