CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp Việt Nam – Mỹ
4.1.1.2. Kết quả kiểm định tính dừng có xem xét điểm gãy cấu trúc
Ngoài hướng tiếp cận truyền thống sử dụng kiểm định ADF, DF-GLS, người viết còn sử dụng phép kiểm định nghiệm đơn vị theo hướng tiếp cận của Saikkonen và
Lütkepohl (2000) khi xem xét đến điểm gãy cấu trúc trong chuỗi sư liệu nhằm kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu.
Theo nghiên cứu của Perron (1989), khi xuất hiện điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu, kết quả của các phép kiểm định có thể sẽ mắc phải sai lầm. Do đó, tương tự Joseph P. Byrne, Jun Nagayasu (2010), trong bài nghiên cứu này người viết sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị có xem xét điểm gãy cấu trúc của Saikkonen và Lütkepohl (2002). Kiểm định này được thực hiện bởi phần mềm JMulti 4.24. Trong đó, ngồi các nhân tố lựa chọn độ trễ, hệ số chặn hay xu hướng…, phần mềm này cũng tiến hành đánh giá và đề xuất các thời điểm có thể xảy ra điểm gãy cấu trúc xuất hiện trong các chuỗi dữ liệu.
Bằng việc đưa biến giả đại diện cho các điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu vào trong mơ hình kiểm định, phép kiểm định nghiệm đơn vị Saikkonen và Lütkepohl được tiến hành và kết quả được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L Test
Biến Chuỗi gốc Chuỗi sai phân bậc 1 Điểm gãy
cấu trúc
Bậc liên kết
Độ trễ Độ trễ
q 0.3288 0 -2.8817** 0 2011 M2 I(1)
Lãi suất thực tính theo phương pháp tiền nghiệm (Ex ante)
r* -1.8161 0 -13.8676*** 0 2008
M12 I(1)
r -2.5146 1 - 4.5754*** 0 2008 M6 I(1)
Lãi suất thực tính theo phương pháp hậu nghiệm (Ex post)
r* -1.2918 2 -8.6818*** 1 2009 M1 I(1)
r 1.5258 12 -2.8530** 11 2008 M6 I(1)
Độ trễ của mỗi trường hợp được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Kiểm định tính dừng ở chuỗi gốc và chuỗi sai phân bậc một có tính đến hệ số chặn. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Các điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu được đề xuất bởi phần mềm JMulti 4.24.
Kết quả kiểm định cho thấy trị tuyệt đối giá trị thống kê t của các chuỗi tỷ giá thực, lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ dù được tính theo phương pháp tiền nghiệm hay hậu nghiệm đều có giá trị nhỏ hơn giá trị tới hạn với mức ý nghĩa
do đó khơng thể bác bỏ giả thiết H0: chuỗi không dừng.
Tuy nhiên khi kiểm định nghiệm đơn vị các chuỗi sai phân bậc 1 của tỷ giá thực và lãi suất thực Việt Nam và Mỹ tính theo phương pháp tiền nghiệm hay hậu
nghiệm đều đạt kết quả giá trị thống kê t cho phép bác bỏ giả thuyết H0. Kết luận
chuỗi sai phân bậc 1 có tính dừng.
Như vậy, khi tiếp cận theo hướng truyền thống, kết quả kiểm định không đồng nhất giữa 2 phép kiểm định ADF và DF – GLD khiến chúng ta khó có thể kết luận được về tính dừng của chuỗi dữ liệu. Khi tiếp cận theo phướng pháp mới, bằng việc đưa điểm gãy cấu trúc vào mơ hình kiểm định, kết quả kiểm định S&L test cho thấy các chuỗi dữ liệu mà mơ hình đang xem xét là chuỗi I (1).
Các điểm gãy cấu trúc khi kiểm định S&L được phần mềm Jmulti đề xuất, người viết đối chiếu lại với những sự kiện thực tế và nhận thấy như sau:
- Đối với chuỗi tỷ giá USD/VND, phần mềm đề xuất điểm gãy cấu trúc là tháng 2
năm 2011. Xem xét lại các diễn biến của tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010 – 2011, người viết nhận thấy có một số mốc sự kiện như sau:
Ngày 17/08/2010, Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng tỷ giá USD/VND thêm 2,1%. Từ USD/VND 18,544 lên USD/VND 18,932. Thị trường ngoại hối những tháng cuối năm 2010 ln ở tình trạng căng thẳng. Cầu ngoại tệ lớn cho nhập khẩu và tình trạng nhập siêu tăng cao, lo ngại tình hình kinh tế tồn cầu chưa có dấu hiệu khởi sắc khiến giá USD tăng trên thế giới dẫn đến các doanh nghiệp, nhà đấu tư có xu hướng găm giữ ngoại tệ do e ngại khơng thể mua lại khi có nhu cầu, lạm phát có
xu hướng gia tăng, giá vàng thế giới tăng cao tác động bất lợi ở nhiều mặt. Tình hình căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được kéo dài sang đầu năm 2011.
Đến ngày 11/02/2011: Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá đến 9,3% từ USD/VND 18,932 lên USD/VND 20,67, mức tăng cao nhất trong lịch sử. Bên cạnh việc tăng tỷ giá, Ngân hàng nhà nước cũng siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Như vậy điểm gãy cấu trúc trong chuỗi tỷ giá USD/VND do phần mềm JMulti đề xuất là tháng 02/2011 là hồn tồn phù hợp. (hình 4.1)
Hình 4.2: Đồ thị biến động của chuỗi lãi suất thực Việt Nam
- Đối với chuỗi lãi suất của Việt Nam, những tháng đầu năm 2008, cuộc đua lãi suất
giữa các ngân hàng bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng: nếu tuần đầu tháng 02/2008 lãi suất qua đêm chỉ là 17% thì sang tuần thứ 2 lãi suất đã tăng lên thành 21%. Tương tự như vậy nếu lãi suất huy động đầu tháng 01/2008 khoảng 8,5% thì cuối tháng 02/2008 các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất lên 10%. Đầu tiên là VPBank trở thành ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên đến 10,5% (18/02/2008), tuy nhiên 1 ngày sau đó SeaBank đã huy động lên tới mức 10.68% và 12% vào ngày 20/02/2008. Sau đó DongA Bank và ABBank tức thì có lãi suất cao nhất 13,56%/năm và 13,8%/năm. Đến 27/2/2008, SeABank tiếp tục nâng lãi suất tới 14,4%/năm cùng với chính sách thưởng vàng. Việc tranh đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất quyết liệt. Dưới những biến động không tưởng như trên, vào tháng 06/2008, lãi suất liên ngân hàng đã được điều chỉnh từ 7.5%/ năm lên thành 14%/ năm.Thời điểm này hoàn toàn trùng khớp với điểm gãy cấu trúc do phần mềm JMulti đề xuất cho chuỗi lãi suất Việt Nam.
Hình 4.3: Đồ thị biến động của chuỗi lãi suất thực Mỹ
- Đối với chuỗi lãi suất của Mỹ, khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 08/2007, FED đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó cịn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Như thế, đề xuất của phần mềm Jmulti về điểm gãy cấu trúc là tháng 12/2008 đối với chuỗi lãi suất thực tiền nghiệm của Mỹ, và tháng 01/2009 đối với chuỗi lãi suất thực hậu nghiệm của Mỹ là phù hợp với tình hình xảy ra trong thực tế (hình 4.3)
Dựa trên kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo 2 hướng tiếp cận:truyền thống và hướng tiếp cận mới có xem xét đến điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu, ta có thể khẳng định những chuỗi dữ liệu đang xem xét có tính dừng ở bậc 1. Từ kết quả này, người viết tiến hành bước kiểm định tiếp theo, kiểm định tính đồng liên kết nhằm đi tìm bằng chứng về mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu.
4.1.2. Kiểm định đồng liên kết.