Phân biệt các loại động cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Loại động cơ Lý thuyết sử dụng

Nét đặc trưng Những học viên sẽ cảm thấy có động cơ nếu

Động cơ bên trong

Lý thuyết tự quyết

Nhấn mạnh sự thỏa mãn nhu cầu và sự tận hưởng.

Họ thích nội dung của khóa học. Động cơ học tập Lý thuyết kỳ vọng Nhấn mạnh kỳ vọng liên quan trực tiếp đến việc học. Họ tin rằng nỗ lực học sẽ dẫn đến kết quả thành công. Động cơ chuyển đổi Lý thuyết kỳ vọng Nhấn mạnh kỳ vọng liên quan đến việc áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Họ tin rằng những nỗ lực sẽ đem đến thành công trong việc áp dụng những kỹ năng được học tập vào công việc. Động cơ kỳ

vọng

Lý thuyết kỳ vọng

Tập trung vào kết quả của đào tạo như khả năng thăng tiến, được công nhận…

Họ kỳ vọng với nỗ lực cá nhân và một kết quả học tập tốt sẽ mang lại khả năng thăng tiến trong tương lai. Giá trị công

việc

Lý thuyết giá trị kỳ

vọng

Thể hiện sự quan tâm, sự có ích và tầm quan trọng trong đào tạo.

Họ đánh giá khóa học là thú vị, có ích cho cơng việc và nó thì quan trọng với họ.

Nguồn: Trích trong Bauer và cộng sự (2016)

Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một trong năm loại động cơ kể trên, đó là động cơ học tập của học viên cao học. Có nhiều mơ hình về động cơ học tập, tuy nhiên có ba yếu tố tổng qt thường hiện diện trong hầu hết các mơ hình về động cơ học tập. Yếu tố thứ nhất là kỳ vọng, dùng để biểu thị niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hồn thành cơng việc của con người. Yếu tố thứ hai là giá trị, dùng để thể hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích của cơng việc. Yếu tố thứ ba là cảm xúc, dùng để thể hiện cảm xúc của con người thơng qua phản ứng mang tính cảm xúc về cơng việc (Pintrich, 2003 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012).

Động cơ học tập

Trong giáo dục, có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về khả năng và động cơ học tập của học viên cao học ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy của giảng viên (Noe, 1986; Cole và cộng sự, 2004; Diseth và cộng sự, 2010 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012). Chẳng hạn như nghiên cứu của Ambrose và cộng sự (2010) cho thấy động cơ học tập quyết định, định hướng và duy trì việc học của học viên cao học. Khi những học viên cao học đạt được sự tự chủ về thời gian, cách thức và những nội dung học tập, động cơ đóng vai trị quan trọng trong việc dẫn dắt sự định hướng, cường độ học tập, sự kiên trì và thái độ học tập của họ. Khi học viên cao học tìm thấy giá trị tích cực của mục tiêu học tập, kỳ vọng về kết quả học tập như mong muốn, cảm nhận được sự hỗ trợ từ xung quanh, họ sẽ có động cơ học tập mạnh mẽ. Qua đó, nó ảnh hưởng đến kết quả học tập (Noe, 1986). Động cơ học tập đến từ những nhân tố bên trong bản thân như sự thích thú, thử thách và sự ham học hỏi. Nó là trạng thái tâm lý phức tạp, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như mục tiêu cá nhân, niềm tin, kỳ vọng và mơi trường (Danis và Tremblay, 1987 được trích trong Chang, 2012). Cụ thể, động cơ học tập còn xuất hiện khi học viên cao học tham gia vào quá trình học tập với mong muốn đạt được kiến thức và làm chủ kỹ năng cần thiết cho công việc, đặc biệt khi họ đánh giá được giá trị của việc học và tin rằng nỗ lực học tập sẽ mang lại thành công trong tương lai (Brophy, 1987 được trích trong Duta, 2015).

Như vậy động cơ học tập được định nghĩa như thế nào? Theo Noe (1986) định nghĩa động cơ học tập của học viên cao học (hay gọi tắt là động cơ học tập) là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của mơn học hay chương trình học. Hoặc là trạng thái bên trong con người, nó gợi lên tinh thần học tập của học viên cao học, thúc đẩy và giữ cho họ tham gia vào quá trình học tập (Ormrod, 1999 được trích trong Chen và cộng sự, 2012). Mà động cơ của học viên cao học khi tham gia vào quá trình học tập phụ thuộc vào kỳ vọng hồn hành tốt việc học và giá trị nhận thức của họ về lợi ích của việc học mang lại (Pintrich và Schunk, 2002).

Theo Boiche và cộng sự (2008), Chang (1989), động cơ học tập là sự kích thích từ tinh thần, nó khơi dậy và truyền cảm hứng cho những hành vi học tập của học viên cao học nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra. Động cơ học tập phản ánh kỳ vọng thỏa mãn những nhu cầu nội tại của học viên cao học thông qua việc đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nhìn chung, những học viên cao học có cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài khi tham dự vào các hoạt động học tập vì lợi ích riêng hay vì sự thỏa mãn của bản thân. Động cơ bên trong xuất phát từ sự ham hiểu biết (các yếu tố trí tuệ), muốn đạt được thành tích (các yếu tố tâm lý) và muốn hoàn thiện bản thân (các yếu tố năng lực). Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tự đánh giá hiệu quả (Cole và cộng sự, 2004). Ngồi ra, cịn có nhiều nghiên cứu xây dựng mơ hình đo lường khái niệm động cơ học tập khác nhau như:

Theo nghiên cứu của Pintrich và cộng sự (1991) được trích trong Hsieh (2014), động cơ học tập gồm có năm thành phần: (1) Động cơ bên trong, (2) động cơ bên ngoài, (3) giá trị học tập, (4) niềm tin, (5) kỳ vọng thành công. Động cơ bên trong được định nghĩa là mức độ tham gia vào quá trình học của học viên cao học bắt nguồn từ sự thách thức, sự ham học hỏi hoặc mong muốn tạo ra ưu thế cho bản thân. Động cơ bên ngồi có liên quan đến điểm số, phần thưởng, thành tích, và sự đánh giá của người khác. Giá trị học tập liên quan đến việc học viên cao học đánh giá việc học thú vị, quan trọng và có ích như thế nào đối với họ. Niềm tin thể hiện suy nghĩ rằng nếu nỗ lực học sẽ mang lại kết quả tốt. Kỳ vọng thành công liên quan đến sự tự tin vào năng lực bản thân, có nghĩa là học viên cao học kỳ vọng sau khi nỗ lực học tập sẽ nâng cao năng lực trong công việc của họ và dẫn đến thành công trong tương lai.

Theo nghiên cứu của Frith (1997), động cơ học tập có sáu thành phần: (1) Động cơ bên ngồi, (2) năng lực, (3) nhu cầu, (4) thái độ, (5) tự tin vào năng lực bản thân, (6) sự ham học hỏi.

Theo nghiên cứu của Lai (2002) với đối tượng khảo sát là sinh viên Đại học Khoa học và Kỹ thuật Takming, Đài Loan, động cơ học tập có bốn thành phần là (1) sự định hướng liên quan mục tiêu bên trong, (2) sự định hướng liên quan mục tiêu bên

ngoài, (3) niềm tin về sự tự kiểm soát trong học tập và (4) sự tự tin trong học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ học tập chính của sinh viên là sự định hướng liên quan đến mục tiêu bên trong, tiếp đến là sự định hướng liên quan đến mục tiêu bên ngồi. Do đó, có thể thấy giá trị học tập thì quan trọng hơn là kỳ vọng về việc học.

Theo nghiên cứu của Harlen và Crick (2003), động cơ học tập bao gồm sáu thành phần: (1) Lòng tự trọng, (2) tự tin vào năng lực bản thân, (3) sự nỗ lực, (4) sự tự điều chỉnh, (5) tâm điểm kiểm soát, (6) sự định hướng mục tiêu.

Tsai và Chang (2007) được trích trong Chang (2012) cho rằng động cơ học tập có hai loại là động cơ học tập bên trong và động cơ học tập bên ngoài. Động cơ học tập bên trong đại diện cho những hành vi cá nhân nhằm thỏa mãn những nhu cầu bên trong của bản thân. Động cơ bên ngoài đại diện cho những hành vi nhằm đạt được lợi ích như sự khích lệ, sự thừa nhận và những thứ khác phục vụ cho công việc. Động cơ học tập sẽ hướng mỗi học viên cao học tham gia vào quá trình học tập và học tập liên tục nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Những học viên cao học có động cơ học tập bên trong sẽ có xu hướng học tập tốt hơn và sáng tạo hơn (Chen và cộng sự, 2012). Theo nghiên cứu của Lin và Lee (2008) với đối tượng khảo sát là sinh viên một trường Đại học Khoa học Tự nhiên, động cơ học tập có sáu thành phần là (1) mong muốn hiểu biết, (2) mong muốn tham gia vào một hoạt động, (3) mong muốn thực hiện theo yêu cầu chính thức, (4) mong muốn đạt được mục tiêu xã hội, (5) mong muốn thoát khỏi, và (6) mong muốn đạt được mục tiêu cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba thành phần quan trọng nhất của động cơ học tập là mong muốn hiểu biết, mong muốn đạt được mục tiêu cá nhân và mong muốn tham gia vào một hoạt động.

Theo nghiên cứu của Wang, Lin và Chen (2008) với đối tượng khảo sát là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh, động cơ học tập có năm thành phần: (1) Mong muốn hiểu biết, (2) mong muốn tham gia vào một hoạt động, (3) mong muốn thực hiện theo yêu cầu chính thức, (4) mong muốn đạt được mục tiêu xã hội và (5) mong muốn thoát khỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần mong muốn hiểu biết là quan trọng nhất. Họ tin rằng, mơi trường thay đổi nhanh chóng và phức tạp, họ phải

không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng để duy trì lợi thế cạnh tranh cho bản thân.

Theo nghiên cứu của Shih (2010) động cơ học tập gồm ba thành phần là (1) sự thăng tiến trong nghề nghiệp: Động cơ học tập xuất phát từ kế hoạch nghề nghiệp và sự thăng tiến trong tương lai của cá nhân, (2) tự phát triển: Động cơ học tập bắt nguồn từ mong muốn là đa dạng năng lực của bản thân, (3) sự thích thú học tập: Động cơ học tập bắt nguồn từ sự phát triển chun mơn, sự thích thú và quan điểm mở rộng kiến thức.

Theo Duta (2015), động cơ học tập có bốn thành phần chính: (1) Năng lực, (2) kiểm sốt, (3) giá trị, (4) mối quan hệ. Năng lực thể hiện niềm tin của học viên cao học rằng họ có thể làm mọi việc. Kiểm sốt thể hiện thiết lập mục tiêu phù hợp và nhìn ra được mối tương quan giữa sự nỗ lực và thành quả. Giá trị thể hiện lợi ích nhận được của việc học và cảm giác thành quả đạt được là xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Mối quan hệ thể hiện cảm giác là một phần tử của nhóm hoặc xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)