Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)

Các giả thuyết của mơ hình:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa động cơ học tập và chất lượng sống

của học viên cao học.

Giả thuyết H2a: Có mối quan hệ dương giữa cam kết và chất lượng sống của học

viên cao học.

Giả thuyết H2b: Có mối quan hệ dương giữa thử thách và chất lượng sống của

học viên cao học.

Giả thuyết H3a: Có mối quan hệ dương giữa cam kết và động cơ học tập của học

viên cao học. H2a H3b H4 Tính Kiên Định Học Tập Động Cơ Học Tập Giá Trị Học Tập Chất Lượng Sống Của Học Viên Cao Học H1 Thử Thách Cam Kết H5a H5b H2b H3a

Giả thuyết H3b: Có mối quan hệ dương giữa thử thách và động cơ học tập của

học viên cao học.

Giả thuyết H4: Mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống của học

viên cao học có giá trị học tập cao thì mạnh hơn mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống của học viên cao học có giá trị học tập thấp.

Giả thuyết H5a: Mối quan hệ giữa cam kết và chất lượng sống của học viên cao

học có giá trị học tập cao thì mạnh hơn mối quan hệ giữa cam kết và chất lượng sống của học viên cao học có giá trị học tập thấp.

Giả thuyết H5b: Mối quan hệ giữa thử thách và chất lượng sống của học viên cao

học có giá trị học tập cao thì mạnh hơn mối quan hệ giữa thử thách và chất lượng sống của học viên cao học có giá trị học tập thấp.

Kiểm Định Mơ Hình Bằng Phân Tích Hồi Quy

Giá trị các biến mới được tính như sau:

 Chất lượng sống của học viên cao học (CLSTB) = (CLS1+CLS3+CLS4+CLS5 +CLS6 +CLS7+CLS8+CLS10+CLS11)/9

 Động cơ học tập (DCTB) = (DC1+DC2+DC3+DC4+DC5)/5  Tính kiên định học tập bao gồm hai thành phần:

o Cam kết (KD12) = (KD1+KD2)/2

o Thử thách (KD567) = (KD5+KD6+KD7)/3

 Giá trị học tập (GTTB) = (GT1+GT2+GT3+GT4+GT5)/5

Trong mơ hình hồi quy bội, chúng ta có thêm giả thuyết là các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mơ hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra giả thuyết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến độc lập thì VIF phải nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (tolerance) ≥ 0,5 (Lê Quang Hùng, 2016).

Giá trị kiểm định Durbin Wastson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì khơng có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trong mơ hình tuyến tính bội, R2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình vì hệ số R2 hiệu chỉnh không thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình, làm cho việc đánh giá an tồn hơn (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lượng. Trong phân tích tương quan Pearson, khơng có sự phân biệt gữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xem xét như nhau. Tuy nhiên, nếu các biến độc lập có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan

Chất lượng sống của học viên cao học Động cơ học tập Cam kết Thử thách Chất lượng sống của học viên cao học Pearson Correlation 1 ,551** ,487** ,463** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 Động cơ học tập Pearson Correlation 1 ,483** ,434** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000

Cam kết Pearson Correlation 1 ,385

**

Sig. (2-tailed) 0,000

Thử thách Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)

Hệ số tương quan Peason giữa động cơ học tập, cam kết, thử thách với chất lượng sống của học viên cao học lần lượt là 0,551; 0,487; 0,463 và giá trị sig. đều bằng 0,000 (< 0,05) nên có sự tồn tại mối tương quan giữa bốn biến trên. Trong đó, tương quan giữa chất lượng sống của học viên cao học và động cơ học tập là cao nhất (0,551). Tương quan giữa thử thách và chất lượng sống của học viên cao học là thấp nhất (0,463).

Hệ số tương quan Peason giữa cam kết, thử thách với động cơ học tập lần lượt là 0,483; 0,434 và giá trị sig. đều bằng 0,000 (< 0,05) nên tồn tại mối tương quan giữa ba biến trên. Trong đó, tương quan giữa cam kết và động cơ học tập thì cao hơn.

Kiểm định giả thuyết H1, H2a, H2b

Bảng tổng hợp hồi quy với CLSTB (chất lượng sống của học viên cao học) là biến phụ thuộc và các biến độc lập là DCTB (động cơ học tập), KD12 (cam kết), KD567 (thử thách). Các biến được đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter.

Bảng 4.5:Kết quả hồi quy, biến phụ thuộc là chất lượng sống của học viên cao học

Mơ hình Hệ số beta chưa chuẩn hóa Hệ số beta đã chuẩn hóa T Sig. Độ chấp nhận của biến VIF B Độ lệch chuẩn Hệ số beta Hằng số 1,257 0,162 7,757 0,000 Động cơ học tập 0,281 0,042 0,339 6,768 0,000 0,694 1,440 Cam kết 0,168 0,035 0,237 4,843 0,000 0,729 1,373 Thử thách 0,224 0,047 0,225 4,740 0,000 0,772 1,296 R1 = 0,637 R12 = 0,406 R12 hiệu chỉnh = 0,4 F = 77,806 Sig. = 0,000 Durbin Waston = 1,685

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mơ hình có R12 hiệu chỉnh = 0,4. Điều này nói lên độ thích hợp của mơ hình là 40% hay nói cách khác các biến độc lập (động cơ học tập, cam kết, thử thách) giải thích được 40% phương sai của biến phụ thuộc, tức là biến chất lượng sống của học viên cao học. Kiểm định Durbin Waston = 1,685 nằm trong khoảng [1< D <3] nên khơng có hiện tượng tương quan của các phần dư. Kiểm định F trong ANOVA cho thấy mức ý nghĩa p (trong SPSS ký hiệu là sig.) = 0,000 (<0,05), chứng tỏ rằng mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có giá trị sig.<0,05 nên các biến độc lập (động cơ học tập, cam kết, thử thách) có ý nghĩa giải

thích tác động đến chất lượng sống của học viên cao học. Các biến độc lập có hệ số phóng đại phương sai VIF đều < 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) đều > 0,5 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hệ số beta chưa chuẩn hóa của các biến động cơ học tập, cam kết, thử thách lần lượt là 0,281; 0,168; 0,224 và đều dương nên cả ba biến này đều có mối quan hệ dương với biến phụ thuộc là chất lượng sống của học viên cao học. Hay các giả thuyết H1, H2a, H2b đều được chấp nhận. Thêm vào đó, ta có hệ số beta chuẩn hóa của động cơ học tập cao nhất (0,339) hay động cơ học tập có tác động mạnh nhất đến chất lượng sống của học viên cao học.

Kiểm định giả thuyết H3a, H3b

Bảng tổng hợp hồi quy với DCTB (động cơ học tập) là biến phụ thuộc và các biến độc lập là KD12 (cam kết), KD567 (thử thách).

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là động cơ học tập

Mơ hình Hệ số beta chưa chuẩn hóa Hệ số beta đã chuẩn hóa T Sig. Độ chấp nhận của biến VIF B Độ lệch chuẩn Hệ số beta Hằng số 1,236 0,200 6,189 0,000 Cam kết 0,317 0,042 0,372 7,624 0,000 0,852 1,174 Thử thách 0,349 0,058 0,291 5,965 0,000 0,852 1,174 R2 = 0,553 R22 = 0,306 R22 hiệu chỉnh = 0,302 F = 75,535 Sig. = 0,000 Durbin Waston = 1,712

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mơ hình có R22 hiệu chỉnh = 0,302. Điều này nói lên độ thích hợp của mơ hình là 30,2% hay nói cách khác các biến độc lập (cam kết, thử thách) giải thích được 30,2% phương sai của biến phụ thuộc, tức là biến động cơ học tập. Kiểm định Durbin Waston = 1,712 nằm trong khoảng [1< D<3] nên khơng có hiện tượng tương quan của các phần dư. Kiểm định F trong ANOVA cho thấy mức ý nghĩa p (trong SPSS ký hiệu là sig.) = 0,000 (< 0,05), chứng tỏ rằng mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có giá trị sig.<0,05 nên các biến độc lập (cam kết, thử thách) có ý nghĩa giải thích tác động đến chất lượng sống của học viên cao học. Các biến độc lập có hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) đều lớn hơn 0,5 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hệ số beta chưa chuẩn hóa của các biến cam kết, thử thách lần lượt là 0,317; 0,349 và đều dương nên cả hai biến này đều có mối quan hệ dương với biến phụ thuộc là động cơ học tập. Hay các giả thuyết H3a, H3b đều được chấp nhận. Thêm vào đó, ta có hệ số beta chuẩn hóa của cam kết cao nhất (0,372) hay cam kết có tác động mạnh nhất đến động cơ học tập.

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các mơ hình hồi quy

Biến độc lập

Biến phụ thuộc Động cơ học tập Cam kết Thử thách Chất lượng sống của học viên cao học 0,339 0,237 0,225

Động cơ học tập 0,372 0,291

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)

Khi biến phụ thuộc là chất lượng sống của học viên cao học thì có ba biến độc lập tác động vào nó (động cơ học tập, cam kết và thử thách).

Khi động cơ học tập là biến phụ thuộc thì có hai biến độc lập tác động vào nó (cam kết và thử thách).

Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết được minh họa qua hình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)