Biến độc lập →Biến phụ thuộc
Nhóm học viên cao học
Giá trị học tập thấp Giá trị học tập cao
β(se) t p β(se) t p Động cơ học tập → chất lượng sống của học viên cao học 0,195(0,053) 3,672 0,000 0,214(0,073) 2,944 0,004 Cam kết → chất lượng sống của học viên cao học 0,142(0,044) 3,182 0,002 0,179(0,052) 3,466 0,001 Thử thách → chất lượng sống của học viên cao học 0,193(0,061) 3,152 0,002 0,284(0,068) 4,173 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)
Theo bảng trên cho thấy ở cả hai nhóm học viên cao học, giá trị p đều nhỏ hơn 0,05, tức các trọng số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số beta của động cơ học tập ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao (0,214) lớn hơn hệ số beta của động cơ học tập ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập thấp (0,195). Điều này cho thấy động cơ học tập tác động tới chất lượng sống của học viên cao học sẽ mạnh hơn ở nhóm học viên có giá trị học tập cao. Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận. Hệ số beta của cam kết ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao là 0,179 lớn hơn hệ số beta của cam kết ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập thấp (0,142).
Điều này cho thấy cam kết tác động tới chất lượng sống của học viên cao học mạnh hơn ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao. Giả thuyết H5a cũng được chấp nhận. Hệ số beta của thử thách ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao là 0,284 lớn gấp 1,5 lần hệ số beta của thử thách ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập thấp (0,193). Tức là, thử thách tác động đến chất lượng sống của học viên cao học mạnh hơn ở nhóm học viên cao học có giá trị học tập cao. Như vậy, giả thuyết H5b cũng được chấp nhận.