Thang đo giá trị học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 61)

STT Thang đo

1 Văn bằng tôi sẽ nhận khi học tại trường này giúp tơi có mức lương tốt hơn. 2 Văn bằng tôi sẽ nhận khi học tại trường này giúp tôi đạt được mục tiêu nghề

nghiệp.

3 Văn bằng tôi sẽ nhận khi học tại trường này sẽ giúp tôi thăng tiến trong tương lai.

4 Học tại trường này là một sự đầu tư tốt cho tương lai của tôi.

Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm

Động cơ học tập – Chất lượng sống của học viên cao học

Động cơ học tập làm tăng kiến thức và kỹ năng thu nhận được của sinh viên trong quá trình học tập, vì mức độ cam kết vào việc tích lũy tri thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Blumenfeld và cộng sự, 2006; Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự, 2008). Do đó, mức độ thỏa mãn đối với trường Đại học của họ cũng tăng theo (Nguyen và cộng sự, 2012). Như vậy, động cơ học tập có liên quan đến kết quả học tập, cụ thể liên quan đến sự thỏa mãn của sinh viên, sự phản hồi về khóa học và mối lo âu (Colquitt và cộng sự, 2000).

Chang và cộng sự (2012), Chen và cộng sự (2012) chứng minh có mối quan hệ tích cực giữa động cơ học tập với sự thỏa mãn của sinh viên ở các khía cạnh giảng viên, nội dung học tập, trang thiết bị học tập và dịch vụ hành chính tại trường Đại học. Tức là thỏa mãn với các khía cạnh dùng để đánh giá sự thỏa mãn tồn diện của sinh viên đối với q trình học tập tại trường Đại học.

Nguyen và cộng sự (2012) khẳng định mối quan hệ tích cực giữa động cơ học tập và chất lượng sống của sinh viên kinh tế tại Việt Nam. Tức là cho rằng động cơ học tập tác động tích cực đến sự thỏa mãn tồn diện của sinh viên trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường Đại học.

Tính kiên định học tập – Chất lượng sống của học viên cao học

Trạng thái căng thẳng có ảnh hường nghiêm trọng đến sự thỏa mãn của học viên cao học (Cole và cộng sự, 2004) và dẫn đến sự chán nản, sự mệt mỏi (Cordes và cộng sự, 1993). Theo Cole và cộng sự (2004), những học viên cao học thường xuyên bị trạng trái căng thẳng tâm lý sẽ bị suy sụp trong hoạt động nhận thức và nó có ảnh hưởng tiêu cực đến việc học cũng như quan điểm của học viên cao học về cuộc sống tại Đại học. Những học viên cao học có thành tích cao thường là những người chịu đựng căng thẳng tâm lý nhiều hơn những người khác và họ cũng cảm thấy bất mãn hơn với cuộc sống tại Đại học (Zirkel và Cantor,1990).

Trạng thái căng thẳng xảy ra với học viên cao học mỗi ngày và nó ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Theo Kobasa (1979) được trích trong Cole và cộng sự (2004), nhiều người có cuộc sống rất căng thẳng nhưng họ khơng thể hiện triệu chứng bệnh sinh lý hay bệnh tâm lý. Trong khi đó, một số khác lại mang những bệnh về thể chất và tâm lý do cuộc sống quá căng thẳng. Nguyên nhân là do có những nhân tố tạo nên sức chịu đựng của con người trước tình trạng căng thẳng và khả năng đương đầu với căng thẳng của mỗi người là không giống nhau. Các nhân tố đó bao gồm: Thói quen rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất, hỗ trợ xã hội và tính kiên định. Trong những nhân tố trên, tính kiên định có hiệu quả hơn hẳn trong việc đương đầu với căng thẳng (Maddi, 1999).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tính kiên định giúp cho con người nâng cao được hiệu quả công việc và sức khỏe khi đương đầu với những căng thẳng trong cơng việc. Tính kiên định cũng giúp cho con người biến đổi những căng thẳng trong cuộc sống, giúp chuyển đổi những vấn đề tạo nên căng thẳng thành những vấn đề thông thường cần phải giải quyết (Maddi, 1999 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012) hoặc biến chúng thành cơ hội cho sự phát triển (Kobasa và Puccetti, 1983). Tóm lại, tính kiên định giúp con người chuyển đổi những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề bình thường hay những cơ hội, giúp làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống (Wiebe và McCallum, 1986; Bartone và cộng sự, 2009 được trích trong Nguyen và cộng sự, 2012). Ngoài ra, chất lượng sống của thành viên trong một tổ chức sẽ cao nếu tổ chức giúp họ tăng mức độ kiên định và hỗ trợ họ đương đầu với căng thẳng (Lambert, 1999 được trích trong Sezgin, 2009).

Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, tính kiên định giúp sinh viên vượt qua được những áp lực trong học tập thông qua việc giải quyết những bài học, bài tập, dự án và bài thi trên lớp, họ sẽ cảm nhận được vai trò hướng dẫn của giảng viên cũng như việc học hỏi giữa bạn bè với nhau. Do đó, tính kiên định trong học tập làm tăng chất lượng sống của sinh viên tại trường Đại học (Nguyen và cộng sự, 2012).

Tính kiên định học tập – Động cơ học tập

Nhìn chung, lý thuyết đào tạo đã thừa nhận động cơ học tập bị ảnh hưởng bởi cá nhân và môi trường (Cole và cộng sự, 2004b). Chẳng hạn, Colquitt và cộng sự (2000) chứng minh tính cách cá nhân, năng lực nhận thức và môi trường học tập có ảnh hưởng đến động cơ học tập và khả năng vận dụng kiến thức vào công việc của học viên cao học. Mà tính kiên định là một tính cách quan trọng của mỗi cá nhân, nó mang tính bẩm sinh (Kobasa, 1979).

Động cơ học tập có thể thay đổi theo thời gian (Noe, 1986). Động cơ học tập có thể tăng, giảm hoặc giữ nguyên. Việc học thường phải đương đầu với tình trạng căng thẳng và trạng thái căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ học tập của học viên cao học (Cordes và cộng sự, 1993; Cole và cộng sự, 2004). Khi động cơ học tập thấp thì kiến thức tích lũy khơng nhiều (Cole và cộng sự, 2004). Những người có tính kiên định cao sẽ có thể thành cơng trong việc đối phó với các tác nhân gây căng thẳng trong công việc và giúp cho cuộc sống của họ thoát khỏi trạng thái căng thẳng (Sergin, 2009). Qua đó có thể giữ nguyên hoặc làm tăng động cơ học tập, tăng cường tích lũy kiến thức.

Ngồi ra, nếu những yêu cầu trong học tập quá nặng nề so với học viên cao học, họ sẽ có thái độ học tập đối phó và dẫn đến giảm động cơ học tập (Brackney và Karabenick, 1995 được trích trong Cole và cộng sự, 2004). Trừ khi học viên có tính kiên định trong học tập thì sẽ xem những yêu cầu khắt khe đó như là thử thách cần vượt qua và sẽ khơng có ảnh hưởng bất lợi tới động cơ học tập của họ (Kobasa và Puccetti, 1983). Tính kiên định của học viên cao học có liên quan đến việc quản lý hiệu quả các tác nhân gây căng thẳng để biến cái thách thức trong học tập thành cơ hội để phát triển.

Theo Nguyen và cộng sự (2012), trong thời gian học Đại học, sinh viên thường gặp nhiều căng thẳng trong q trình học tập. Những sinh viên có tính kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm sốt căng thẳng trong q trình học tập. Khả năng này giúp họ biến đổi những căng thẳng trong học tập thành những thú vị của cuộc

sống trong quá trình học tập, duy trì và phát triển được động cơ làm những gì cần làm.

Mặt khác, Naquin và Holton (2002) được trích trong Rowold (2007) cho rằng tính khơng kiên định có ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ học tập.

Giá trị học tập điều tiết mối quan hệ động cơ học tập – chất lượng sống của học viên cao học và tính kiên định học tập – chất lượng sống của học viên cao học

Giá trị có thể cung cấp phương tiện để đánh giá và điều chỉnh các dịch vụ giáo dục bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm học tập và tạo ra sự thỏa mãn cho sinh viên (LeBlanc và Nguyen, 1999). Giá trị còn củng cố niềm tin con người, dẫn hướng cho thái độ và hành động trong cuộc sống hàng ngày (Kahle và Kennedy, 2013). Vì vậy, những sinh viên nhận thức được việc học tập trong các trường Đại học sẽ đem lại cho họ một giá trị cao trong cơng việc và cuộc sống trong tương lai thì thái độ và hành động của họ trong học tập cũng thay đổi theo kỳ vọng về giá trị này. Với kỳ vọng thu được giá trị cao hơn khi hồn thành chương trình học tại trường, sinh viên có xu hướng dồn tâm trí, sức lực và hành động tích cực khi gặp khó khăn trong học tập. Họ xem những áp lực trong học tập là những trải nghiệm hữu ích cho cuộc sống. Cho nên, đối với họ, học tập là một q trình hứng thú và có ý nghĩa cho cuộc sống (Nguyen và cộng sự, 2012).

Theo Nguyen và cộng sự (2012), với những sinh viên có giá trị học tập cao thì mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống mạnh hơn những sinh viên có giá trị học tập thấp. Mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống của những sinh viên có giá trị học tập cao cũng mạnh hơn mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống của những sinh viên có giá trị học tập thấp.

Tổng Quan Nghiên Cứu Trước

Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012)

Nguyen và cộng sự (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng

đến chất lượng sống của sinh viên kinh tế bậc Đại học tại Việt Nam.

Mục tiêu của nghiên cứu: Khám phá mối quan hệ giữa động cơ học tập, tính kiên

định trong học tập và chất lượng sống trong học tập của sinh viên bậc Đại học khối ngành kinh tế. Ngồi ra, nghiên cứu cịn xem xét vai trò điều tiết của biến giá trị học tập tới mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống của sinh viên, mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên.

Trong nghiên cứu này có bốn khái niệm được sử dụng, cả bốn khái niệm đều ở dạng tiềm ẩn, đó là (1) chất lượng sống sinh viên, (2) động cơ học tập, (3) tính kiên định học tập, (4) giá trị học tập. Tất cả các khái niệm tiềm ẩn sử dụng trong nghiên cứu này là các khái niệm đơn hướng.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012)

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính, (1) nghiên

cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu sáu sinh viên để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ cho thích hợp. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 126 sinh viên để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm. Thang

Tính Kiên Định Học Tập Động Cơ Học Tập Giá Trị Học Tập Chất Lượng Sống Sinh Viên H3 H5 H2 H4 H1

đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 1024 sinh viên. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy tổng hợp và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Đối tượng khảo sát là sinh viên bậc Đại học khối ngành kinh tế tại một số trường Đại học công lập và ngồi cơng lập tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Kết quả nghiên cứu: Cho thấy động cơ học tập, tính kiên định trong học tập có mối

quan hệ dương với chất lượng sống của sinh viên kinh tế bậc Đại học tại Việt Nam. Ngoài ra, những sinh viên có giá trị học tập cao hơn thì mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống sẽ mạnh hơn, mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống cũng mạnh hơn.

Hạn chế của nghiên cứu: Thứ nhất, mơ hình chỉ mới kiểm định với sinh viên bậc

Đại học tại một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Sẽ có khác biệt giữa sinh viên bậc Đại học và học viên cao học, khác biệt giữa sinh viên các vùng miền khác nhau. Thứ hai, nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố chính tác động vào chất lượng sống sinh viên, đó là động cơ học tập, kiên định trong học tập và giá trị học tập. Ngồi ra, cịn nhiều yếu tố khác có thể làm tăng chất lượng sống của sinh viên nhưng không được đề cập trong nghiên cứu, đặc biệt là các yếu tố về năng lực tâm lý như tính lạc quan, tự tin về hiệu quả, hy vọng. Thứ ba, thang đo tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên là thang đo tổng thể nên kết quả đo lường có thể khơng chính xác bằng thang đo với từng khía cạnh (Nguyen và cộng sự, 2012).

Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2012)

Mục tiêu nghiên cứu: Xem xét tác động của động cơ học tập tới các thành phần

của chất lượng sống sinh viên. Các thành phần đó là: Thỏa mãn với mơi trường học tập, thỏa mãn với giảng viên, thỏa mãn với nội dung môn học và trang thiết bị giảng dạy, thỏa mãn với dịch vụ điều hành.

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Chang và cộng sự (2012)

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trải qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và

nghiên cứu chính thức, cả hai bước đều sử dụng phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 300 sinh viên Đại học Đài Loan. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy tổng hợp và phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Kết quả nghiên cứu: Cho thấy động cơ học tập có ảnh hưởng một phần tới sự thỏa

mãn của sinh viên về mơi trường học tập và giảng viên. Trong khi đó, động cơ học tập lại có ảnh hưởng đáng kể đến sự thỏa mãn với nội dung môn học, trang thiết bị giảng dạy và dịch vụ điều hành của trường. Nhìn chung, động cơ học tập đều có ảnh hưởng đến các thành phần của chất lượng sống sinh viên tại trường Đại học Đài Loan.

Động Cơ Học Tập

Môi trường học tập

Giảng viên Nội dung môn học và trang thiết bị giảng dạy

Dịch vụ điều hành

Tóm Tắt Mối Quan Hệ Giữa Các Khái Niệm

Động cơ học tập, tính kiên định học tập và chất lượng sống là ba khái niệm quan trọng trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý trong học tập của sinh viên bởi vì ba khái niệm này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và kết quả thu nhận của sinh viên trong quá trình học tập tại trường Đại học (Cole và cộng sự, 2004; Rowold, 2007). Động cơ học tập làm tăng kiến thức và kỹ năng thu nhận được của sinh viên trong quá trình học tập, vì mức độ cam kết vào việc tích lũy tri thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả. Do đó, làm tăng sự thỏa mãn với trường Đại học, tức làm tăng chất lượng sống của sinh viên (Nguyen và cộng sự, 2012; Chen và cộng sự, 2012; Chang và cộng sự, 2012). Trong khi đó, tính kiên định giúp sinh viên vượt qua những áp lực trong học tập và tăng động cơ học tập (Kobasa và Puccetti, 1983; Naquin và Holton, 2002; Nguyen và cộng sự, 2012), cũng như chất lượng sống của sinh viên (Wiebe và McCallum, 1986; Lambert, 1999; Bartone và cộng sự, 2009; Nguyen và cộng sự, 2012). Ngoài ra, mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống sinh viên, mối quan hệ giữa tính kiên định học tập và chất lượng sống sinh viên sẽ được tăng cường đáng kể nếu sinh viên nhận thức giá trị học tập cao (Nguyen và cộng sự, 2012).

Bảng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của sinh viên Tác giả Năm Kết quả Tính kiên định học tập + Động cơ học tập Tính kiên định học tập + Chất lượng sống của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)