Biến độc lập
Biến phụ thuộc Động cơ học tập Cam kết Thử thách Chất lượng sống của học viên cao học 0,339 0,237 0,225
Động cơ học tập 0,372 0,291
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát (xem phụ lục 6)
Khi biến phụ thuộc là chất lượng sống của học viên cao học thì có ba biến độc lập tác động vào nó (động cơ học tập, cam kết và thử thách).
Khi động cơ học tập là biến phụ thuộc thì có hai biến độc lập tác động vào nó (cam kết và thử thách).
Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết được minh họa qua hình sau:
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết
Cam kết Thử thách Động Cơ Học Tập Chất Lượng Sống Của Học Viên Cao Học H1(0,339) H2b (0,225) H2a (0,237) H3a(0,372) H3b(0,291)
Có ba nhân tố tác động cùng chiều với chất lượng sống của học viên cao học là động cơ học tập, cam kết và thử thách. Trong đó, động cơ học tập có tác động mạnh nhất tới chất lượng sống của học viên cao học.
Có hai nhân tố tác động cùng chiều với động cơ học tập là cam kết và thử thách. Trong đó, cam kết tác động đến động cơ học tập mạnh hơn.
Hệ số phù hợp của mơ hình
Ta có hai mơ hình hồi quy như sau:
CLSTB = 0,339*DCTB + 0,237*KD12 + 0,225*KD567 (1) DCTB = 0,372*KD12 + 0,291*KD567 (2)
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), mơ hình nghiên cứu có nhiều biến độc lập định tính hay định lượng, có nhiều biến trung gian định lượng và có nhiều biến phụ thuộc định lượng là mơ hình PATH. Để đánh giá mức đọ phù hợp của mơ hình PATH là dùng hệ số phù hợp tổng hợp R2M (generalized square multiple correlation, Pedhazur 1982) như sau:
R2M = 1 – (1 - R12)*(1 - R22)
Trong đó 𝑅12, 𝑅22 là hệ số xác định của mơ hình hồi quy thành phần. R2M = 1- (1 – 0,4)*(1 – 0,302) = 0,5812
Như vậy, hệ số phù hợp tổng hợp của mơ hình nghiên cứu là 0,5812, có nghĩa là khả năng giải thích của mơ hình phù hợp 58,12% với bộ dữ liệu nghiên cứu.
Biến cam kết tác động trực tiếp và gián tiếp lên biến chất lượng sống của học viên cao học. Hệ số beta tổng của biến cam kết được tính như sau:
βtổng = 0,237 + 0,372*0,339 = 0,363
Biến thử thách tác động trực tiếp và gián tiếp lên biến chất lượng sống của học viên cao học. Hệ số beta tổng của biến thử thách được tính như sau:
Kiểm định giả thuyết H4, H5a, H5b
Giá trị trung vị của biến điều tiết (giá trị học tập) là 3,8571 (xem bảng kết quả tính ở phụ lục 6). Dựa vào giá trị trung vị, học viên cao học được chia làm hai nhóm: Nhóm có giá trị học tập thấp (giá trị học tập ≤ 3,8571), nhóm có giá trị học tập cao (giá trị học tập> 3,8571).
Một điểm cần chú ý khi so sánh các trọng số hồi quy, chúng ta phải dùng hệ số chưa chuẩn hóa thay vì hệ số chuẩn hóa. Lý do là khi đã chuẩn hóa, phương sai của các biến đều bằng một nên không thể so sánh biến thiên giữa các nhóm với nhau (Sign, 1995 được trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Kết quả phân tích hồi quy cho từng nhóm được trình bày trong bảng sau: