Thang đo tính kiên định học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

STT Thang đo

1 Dù có khó khăn gì đi nữa, tơi ln cam kết hồn thành việc học của tôi tại trường.

2 Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu học tập. 3 Khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập, tơi ln có khả năng giải quyết nó. 4 Tơi ln kiểm sốt được những khó khăn xảy ra với tơi trong học tập. 5 Tơi ln thích thú với những thách thức trong học tập.

6 Tơi ln có khả năng đối phó với những khó khăn khơng lường hết trong học tập.

7 Nhìn chung, khả năng chịu đựng những áp lực trong học tập của tôi rất cao.

Nguồn: Nguyen và cộng sự (2012)

Giá Trị Học Tập

Giá trị học tập

Giá trị của một sản phẩm, dịch vụ phải dựa trên sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó (Zeithaml, 1988). Để định nghĩa chính xác khái niệm giá trị là một việc vơ cùng khó khăn đối với các nhà nghiên cứu (LeBlanc và Nguyen, 1999). Tùy theo bối cảnh nghiên cứu mà khái niệm giá trị sẽ được định nghĩa khác nhau. Trong bối cảnh nghiên cứu giá trị dịch vụ trong đào tạo kinh doanh. Giá trị có thể được định nghĩa là sự đánh giá tổng thể về trải nghiệm sử dụng dịch vụ, chẳng hạn như đánh giá về chất lượng, sự thỏa mãn (Holbrook, 1994 được trích trong LeBlanc và Nguyen, 1999). Hay là sự đánh giá tổng quát của khách hàng về lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho họ, nó dựa trên cảm nhận của họ về lợi ích nhận được so với cái giá bỏ ra (Zeithaml, 1988).

Con người ln có xu hướng hy sinh những gì với mục tiêu nhận lại được những gì có giá trị cao hơn đối với họ. Sinh viên tham gia học tập trong các trường Đại học phải hy sinh nhiều thứ (tiền bạc, thời gian, giải trí) với kỳ vọng thu được những gì có giá trị hơn cho cuộc sống trong tương lai (Nguyen và cộng sự, 2012). Giá trị thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và theo Sheth và cộng sự (1991a) giá trị thể hiện ở 5 dạng chính là giá trị chức năng (functional value), giá trị xã hội (social value), giá trị cảm xúc (emotional value), giá trị tri thức (epistemic value) và giá trị có điều kiện (conditional value). Trong đó:

 Giá trị chức năng liên quan tới lợi ích kinh tế nhận được khi tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, giá trị chức năng liên quan đến kỳ vọng của sinh viên về sự đảm bảo nghề nghiệp tương lai, mức lương tốt, cơ hội thăng tiến khi tham gia học tập tại trường Đại học.

 Giá trị xã hội liên quan tới lợi ích xã hội, đó là việc khách hàng được ghi nhận, được đề cao, hoặc được tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Ví dụ như tại mơi trường Đại học, học viên cao học có các mối quan hệ bạn bè, được tham gia vào các hoạt động xã hội.

 Giá trị cảm xúc đề cập đến việc một dịch vụ mang lại cảm tình cho khách hàng. Ví dụ như học viên cao học có cảm thấy thích thú với khóa học hay khơng.

 Giá trị tri thức là khả năng mà một sản phẩm, dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng một điều gì mới lạ làm thỏa mãn mong muốn về kiến thức của họ. Nó được xem là một chức năng quan trọng của giá trị, có ảnh hưởng đến ý định hành vi và sự thay đổi hành vi của khách hàng. Ví dụ như sự đánh giá của học viên cao học về chất lượng giáo dục và nội dung chương trình đào tạo mà họ đang theo đuổi.

 Giá trị có điều kiện liên quan tới lợi ích nhận được trong một tình huống cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, giá trị có điều kiện liên quan đến giá trị mà sinh viên nhận thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy của trường như sách giáo khoa (LeBlanc và Nguyen, 1999).

Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung vào giá trị chức năng cảm nhận của việc học tập tại trường Đại học, gọi tắt là giá trị học tập. Giá trị này được thể hiện qua kỳ vọng về thành đạt trong tương lai (lương, mục tiêu nghề nghiệp, thăng tiến) mà sinh viên nhận được khi học tại một trường Đại học cụ thể nào đó (LeBlanc và Nguyen, 1999; Ledden và cộng sự, 2007).

Đo lường giá trị học tập

Giá trị học tập có thể được đo lường dựa trên đánh giá từ phía trường Đại học và cũng có thể đo lường theo đánh giá cảm nhận từ phía những học viên cao học, tức là khách hàng sử dụng dịch vụ giáo dục của trường Đại học. Trong nghiên cứu này, giá trị học tập được đo lường dựa trên cơ sở đánh giá, nhận xét từ học viên cao học vì giá trị là cái gì đó mà khách hàng nhận thức được hơn là cái gì đó được đánh giá khách quan từ phía nhà cung cấp (Zeithaml, 1998). Cách đo lường này đã được áp dụng trong nghiên cứu của LeBlanc và Nguyen (1999) đối với 402 sinh viên kinh tế tại Canada, nghiên cứu của Ledden và cộng sự (2007) đối với 122 học viên cao học Quản trị kinh doanh tại một trường Đại học kinh doanh tại Anh, nghiên cứu của Lai và cộng sự (2012) đối với 316 sinh viên tại Trung Quốc, nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2012) đối với 1024 sinh viên kinh tế bậc Đại học tại Việt Nam. Tác giả kế thừa thang đo của Nguyen và cộng sự (2012) nhưng có điều chỉnh lại cho phù hợp với đối tượng khảo sát là học viên cao học kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của động cơ học tập và tính kiên định học tập đến chất lượng sống của học viên cao học khối ngành kinh tế tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)