6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
2.2 Các bằng chứng thực nghiệm 1 3-
2.2.5 FDI và phân cấp tài khóa 2 0-
Mối quan hệ giữa mở rộng ngoại thương với sự phân cấp tài khóa được kiểm tra rộng rãi với dữ liệu xuyên quốc gia. Giả sử FDI đại diện cho sự mở cửa của một nền kinh tế. Vậy điều gì sẽ là sự tác động của cả mở rộng kinh tế và ngoại thương đến phân cấp tài khóa trong một quốc gia? Một học thuyết xác nhận rằng cả mở rộng ngoại thương và FDI có thể được dùng để cải thiện việc quản lý tốt hơn (Malesky, 2004; Wu và Lin, 2012). Người nước ngoài, đặc biệt là người ở các nước phát triển mua hàng hóa và đầu tư vào các nước đang phát triển, sẽ thúc đẩy các chính phủ tiếp nhận đầu tư cải thiện dịch vụ cơng của họ hoặc làm “rị rỉ” những gợi ý của chính sách cơng dự định cho thương mại và đầu tư. Khi quản lý tài khóa được sử dụng như là một cơng cụ hiệu quả để cải hiện quản lý công ở nhiều nước công nghiệp, giả định kỳ vọng của tác giả là sự gia tăng FDI có thể làm tăng phân cấp tài khóa ở các nước đang phát thơng qua mơ phỏng và khuếch tán chính sách.
Qichun He, Meng Sun (2004) đã tìm thấy mối tương quan dương như kỳ vọng khi nghiên cứu Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2002. Ngược lại Alfred M. Wu và Wen Wang (2013) tìm thấy một mối tương quan âm trong nghiên cứu của mình. Kết luận này tương tự như Yong Wang (2007), quá nhiều phân cấp tài khóa có thể làm tổn thương các chính sách khuyến khích của chính phủ dẫn tới việc phong tỏa FDI và ngược lại.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu bảng với 693 mẫu quan sát từ 63 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2012. Dữ liệu được sử dụng trong phân tích này được lấy từ Bảng trích yếu thống kê tài khóa cho tất cả các tỉnh, thành phố và quận huyện, Niên giám tổng mục thống kê.