Định nghĩa các biến 21-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến phân cấp chi ở việt nam (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

3.1 Định nghĩa các biến 21-

Dựa vào tổng quan tài liệu ở phần trước, tác giả thiết lập mơ hình nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong phân tích này.

3.1.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc- biến phân cấp tài khóa được đo lường bởi tỷ lệ chi tiêu công dưới tỉnh trong tổng số chi tiêu cơng ở tồn bộ tỉnh và dưới tỉnh. Điều này nghĩa là các chi tiêu của thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, xã trong một tỉnh được tổng hợp lại và sau đó con số này được chia cho tổng số chi tiêu chính phủ trên tồn bộ tỉnh và dưới tỉnh. Đo lường phân cấp tài khóa là một thách thức lớn, thu hút phần lớn các cuộc tranh luận học thuật (Yeung, 2009). Bởi vì việc phân cấp tài khóa là đa chiều, nên một biến duy nhất khó có thể nắm bắt hết các động thái phân cơng quyền lực từ chính phủ. Nhận thức được sự khơng hồn hảo khi đo lường phân cấp tài khóa bằng tỷ lệ chi tiêu, tuy nhiên tác giả có một số lý do mạnh mẽ để sử dụng phân cấp tài khóa dưới tỉnh là biến phụ thuộc. Đầu tiên, các phép đo phân cấp tài khóa có xu hướng khó giải quyết hơn trong các nghiên cứu xuyên quốc gia bởi vì bối cảnh lịch sử và pháp lý của tài chính cơng là rất khác nhau giữa các nước khác nhau (Stegarescu, 2005). Việc so sánh trong phạm vi quốc gia dù sao cũng có thể tránh được vấn đề này. Mặc dù mức độ phân cấp chi tiêu khác nhau giữa các tỉnh, và các giai đoạn nhưng việc phân cấp thường được điều chỉnh bởi cùng một bộ khung pháp lý. Thứ hai, các lỗi đo lường phân cấp tài khóa khá rắc rối trong các mơ hình mà biến phân cấp được sử dụng như là một biến độc lập. Phân cấp tài khóa được sử dụng như là một biến phụ thuộc gây ra ít lo ngại hơn (Stegarescu, 2005). Tác giả hướng đến sự thay đổi về mặt

chi tiêu và cho rằng phần chi tiêu ở cấp dưới tỉnh có thể đại diện hiệu quả cho phân cấp tài khóa ở địa phương. Bởi vì chi tiêu cơng đại diện cho sự tham gia của chính phủ trong xã hội, dữ liệu chi tiêu này cho thấy những giải thích về sự thay đổi trong chính quyền địa phương. Do đó các gợi ý chính sách được rút ra từ điều này sẽ trở nên hấp dẫn.

3.1.2 Biến độc lập

Sự lệ thuộc chuyển giao đề cập đến mức độ chi tiêu của tỉnh được tài trợ bởi sự chuyển giao từ trung ương. Tử số của biến là chuyển giao trung ương đến tỉnh, bao gồm cả các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, xã, trong khi mẫu đề cập đến tổng chi tiêu của bốn cấp chính quyền trong một tỉnh ở Việt Nam. Đây là số tiền chuyển giao của trung ương cho tất cả các cấp trong phạm vi tỉnh chia cho tổng chi tiêu của các cấp trong tỉnh. Phát triển kinh tế được đo lường bởi GDP thực tế bình quân đầu người ở cấp tỉnh. Mật độ dân số được đo bằng số lượng dân cư trên mỗi km vng diện tích đất ở một tỉnh nhất định (tính theo logarit tự nhiên). Mở cửa thương mại được đo như tỷ lệ nhập khẩu cộng với xuất khẩu trên tổng GDP của tỉnh. FDI biểu thị khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một tỷ lệ trong GDP của tỉnh. Ngồi ra, cơ cấu ngành cơng nghiệp và kinh tế ở một tỉnh có thể có ảnh hưởng tiềm năng đến các mơ hình chi tiêu của địa phương. Trong một số mơ hình, chúng ta thêm việc làm ở các doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu kinh tế như là biến điều khiển để cải thiện sự vững mạnh của các mơ hình thực nghiệm. Việc làm ở doanh nghiệp nhà nước đề cập đến số lượng nhân viên doanh nghiệp nhà nước như là một tỷ lệ của tổng dân số. Cơ cấu kinh tế được đo lường như khối lượng của khu vực thứ cấp trong GDP của địa phương. Bảng 3.1 trình bày số liệu thống kê mơ tả của tất cả các biến được sử dụng trong phân tích thực nghiệm này.

Bảng 3. 1 Thống kê mơ tả các biến định lượng trong mơ hình hồi quy

Biến Mô tả Biến cụ

thể Đo lường Nguồn Y Y là biến phụ

thuộc, phân cấp tài khóa bằng tỷ trọng của chi tiêu dưới tỉnh trong tổng chi tiêu địa phương cho tỉnh i trong năm t.

Tỷ lệ chi tiêu dưới tỉnh trên tổng chi tiêu tỉnh và dưới tỉnh Niên giám tổng cục thống kê X X là một ma trận của các biến độc lập chính của chúng ta, bao gồm cả sự lệ thuộc chuyển giao, phát triển kinh tế, mật độ dân số, sự cởi mở thương mại và FDI Sự lệ thuộc chuyển giao Tỷ lệ chuyển giao tài khóa Trung ương trên tổng chi tiêu tỉnh và dưới tỉnh Niên giám tổng cục thống kê Phát triển kinh tế GDP thực bình quân đầu người (theo Logarit tự nhiên) Niên giám tổng cục thống kê Mật độ dân số

Cư dân trên 1 Km vuông (theo Logarit tự nhiên)

Niên giám tổng cục thống kê

Nguồn: Tác giả tự thống kê

3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến phân cấp chi ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)