CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 Tổng quan về logistics, dịch vụ logistics, dịch vụ giao nhận vận tải biển
2.2.1 Khái niệm logistics, dịch vụ logistics
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics mà vẫn chưa có khái niệm thống nhất. Dựa trên nhiều khía cạnh và mục đích nghiên cứu khác nhau có những định nghĩa khác nhau. Dịch vụ logistics theo quan niệm của Tổ chức thương mại thế giới WTO gồm 3 loại:
- Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service) là dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Dịch vụ liên quan đến vận tải gồm có vận tải hàng hố (đường biển, đường thủy, nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan đến dịch vụ logistics như dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
- Dịch vụ logistics thứ yếu (non-core logistics service) gồm dịch vụ máy tính và liên quan đến máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.
Trong một nghiên cứu năm 2013, Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Mỹ Lệ cũng đã cho rằng: “Logistics là quá trình tối ưu hố về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí hợp lý, thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Theo luật Thương Mại Việt Nam (2005), tại điều 223, bộ luật này lần đầu tiên có đề cập về dịch vụ logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lơ-gi-stíc”.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta thấy dịch vụ logistics là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải. Đó là sự tối ưu hóa dịch vụ giao nhận vận tải nhằm đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất.
2.2.2 Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa và mối quan hệ với dịch vụ logistics
Giao nhận vận tải là hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản
Forwarder) hay dịch vụ giao nhận vận tải (Freight forwarding) đã trở nên rất phổ biến bởi loại hình dịch vụ này giữ một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế.
Theo truyền thống, dịch vụ của công ty giao nhận vận tải chủ yếu tham gia vào việc kết nối với nhà cung cấp vận tải để chuẩn bị và đặt chỗ cho hàng hóa của các chủ hàng. Khi đó, họ sẽ thực hiện một số dịch vụ phụ trợ cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa cũng bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục thông quan các mặt hàng xuất khẩu trong nước, cũng như thủ tục nhập khẩu vào các nước đến. Ngồi ra, các cơng ty giao nhận sẽ có các đối tác/ đại lý ở các quốc gia trên thế giới để yêu cầu họ về việc giao nhận hàng và thủ tục hải quan tại đó. Vì vậy, các cơng ty giao nhận vận tải lớn thường sẽ có các cơng ty con của mình trong trung tâm thương mại/ khu vực quan trọng trên thế giới (Jan Ramberg, 1998).
Trong các phương thức thì giao nhận vận tải biển ra đời từ rất sớm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, với năng lực chuyên chở lớn và giá cước vận tải thấp hơn so với các phương thức vận tải khác, bằng 1/6 so với vận tải hàng không, 1/3 so với vận tải đường sắt (Triệu Hồng Cẩm, 2006) nhưng thời gian vận chuyển dài ngày hơn. Có nhiều hình thức vận chuyển trong giao nhận vận tải bằng đường biển như sau: - Hình thức vận chuyển hàng lẻ (LCL – less than full container load): các công ty
giao nhận vận tải sẽ kết hợp các hợp đồng khác nhau có thể tích nhỏ rồi đóng vào một container. Sau đó, hàng hóa sẽ được phân chia từ các chủ hàng khác nhau đến những người nhận hàng khác nhau và vận chuyển bằng các phương tiện vận tải mà họ đã đàm phán với các công ty vận chuyển. Chức năng quan trọng này thường được gọi là gom hàng (consolidation). Hàng hóa sau khi đến nước nhập khẩu sẽ được thông quan và đưa vào kho ngoại quan, người nhận sẽ đến đó để nhận hàng. - Hình thức vận chuyển hàng nguyên container (FCL – full container load): đây là
hình thức vận chuyển hàng hóa của một người gửi đến một người nhận hàng duy nhất. Hàng hóa sẽ được giao cho người nhận sau khi container được dỡ xuống tàu, tại bãi riêng.
- Hình thức vận chuyển gom hàng theo người mua (Buyer consolidation): Đối với những khách hàng thường xuyên mua hàng hoá từ một nước cụ thể hoặc từ cùng một vùng, có một giải pháp thú vị và hiệu quả chi phí được gọi là “buyer consolidation”. Cơng ty giao nhận hàng hóa sẽ thu thập hàng hóa của nhiều người bán/ gửi hàng rồi đóng hàng vào một hoặc nhiều container, thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại nước xuất khẩu theo hình thức LCL. Tại nước đến, hàng hóa sẽ được giao cho người mua/ người nhận hàng theo hình thức FCL.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Tháng 10/2004, FIATA – Liên đoàn quốc tế về giao nhận vận tải và CLECAT – Hiệp hội châu Âu về giao nhận, vận tải, logistics và dịch vụ hải quan, đã áp dụng một mô tả chính thức về "dịch vụ giao nhận vận tải và logistics" (Freight Forwarding and Logistics service) rằng đây là dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển (thực hiện theo phương thức duy nhất hoặc phương tiện vận tải đa phương thức) như gom hàng, lưu trữ, xử lý, đóng gói hay phân phối hàng hố cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan, bao gồm nhưng khơng giới hạn thủ tục hải quan và các vấn đề tài chính, kê khai hàng hóa cho mục đích chính thức, mua bảo hiểm của hàng hoá và thu hộ hoặc chi hộ những thanh tốn hoặc chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa cũng bao gồm dịch vụ logistics với thông tin hiện đại và công nghệ truyền thông trong kết nối với việc vận chuyển, xử lý, dự trữ hàng hóa, và trên tổng quản trị chuỗi cung ứng. Những dịch vụ này có thể được thay đổi để đáp ứng các ứng dụng linh hoạt của các dịch vụ được cung cấp. (Peter, 2004)
logistics người ta phải thiết kế lựa chọn tuyến vận tải, lựa chọn phương thức vận tải, chọn đơn vị vận tải sao cho đáp ứng được các yêu cầu với giá cả hợp lý. Ngoài ra, “logistics có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ sản xuất, kinh doanh cho đến y tế, giáo dục, ở đâu cần có tối ưu hóa, ở đó có logistics, chứ khơng đơn giản chỉ là kho và vận. Nhưng lĩnh vực logistics hoạt động tập trung nhất, dễ thấy nhất, chính là giao nhận vận tải, kho bãi” (Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Thị Mỹ Lệ, 2013). Chính vì vậy có thể nói, dịch vụ giao nhận vận tải là một phần hay là đối tác quan trọng của dịch vụ logistics.