Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 47 - 50)

3.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm ra sự chặt chẽ và liên quan của các biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì tính đồng nhất giữa các biến quan sát càng cao. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến trong mơ hình nghiên cứu, từ đó có thể biết được sự biến thiên chính xác cũng như các lỗi của các biến trong mơ hình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0.6 và nhỏ hơn 0.95, đồng thời hệ số tương quan giữa biến quan sát và biến tổng lớn hơn 0.3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định độ tin cậy biến quan sát bằng thang đo Cronbach’s Alpha, tác giả tiếp tục phân tích nhân tố để kiểm định độ hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo các khái niệm. Từ đó tiếp tục trích ra yếu tố để phân tích hồi quy.

Các tiêu chí để đánh giá kết quả trong phân tích EFA: hệ số KMO lớn hơn 0.5, mức kiểm định ý nghĩa Berlet nhỏ hơn 0.05, tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích được lớn hơn 50%, hệ số tải trên mỗi nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5, chênh lệch trọng số (nếu có) lớn hơn 0.3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.3 Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy bội dùng để phân tích mối liên hệ và cường độ quan hệ giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc.

Trước khi phân tích hồi quy cần kiểm tra sự tương quan của các biến trong mơ hình hồi quy. Để đánh giá mức độ tương quan thì 2 yếu tố được quan tâm trong kiểm định ma trận tương quan giữa các biến là: hệ số tương quan giữa các biến và mức ý nghĩa (Sig < 0.05). Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số R2 (R square). Hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R2 điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mơ hình. Bên cạnh đó cần kiểm tra hệ số tương quan bằng hệ số (1 < Durbin – Watson <3) và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách kiểm tra hệ số VIF <10. Hệ số Beta chuẩn hóa để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố. Hệ số Beta chuẩn hóa của biến độc lập nào càng cao thì mức độ tác động của nó lên biến phụ thuộc càng mạnh (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã giới thiệu quy trình nghiên cứu gồm nhiều bước với bước đầu tiên là cơ sở lý thuyết đến bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đề xuất giải pháp. Trong thiết kế nghiên cứu, tác giả đã xây dựng thang đo cho mỗi nhân tố, các thang đo này được mượn từ các thang đo đã được sử dụng trong những nghiên cứu trước đây, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định tính giúp xây dựng bảng câu hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Ở nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ dữ liệu thu thập

được, tác giả tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 với các công cụ: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)